b) Đánh giá việc tuân thủ Đề án BVMT chi tiết (1) Quản lý nước thả
ST T Chỉ tiêu Đơn vị
T Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử nghiệm Kết quả QCVN 40:2011/BTNM T, cột B 1 pH - TCVN 6492:2011 7,2 5,5 - 9 2 Chất rắn lơ lửng mg/l TCVN 6625:2000 47,8 100 3 BOD5 mg/l TVN 6001-1:2008 29,1 50 4 COD mg/l SMEWW 5220C:2012 74,1 150 5 Tổng nitơ mg/l SMEWW 4500-N C 16,2 40 6 Tổng photpho mg/l TCVN 6202:2008 3,3 6
7 Amoni mg/l EPA Method 350.2 3,1 10
STT Chỉ tiêu Đơn vị T Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử nghiệm Kết quả QCVN 40:2011/BTNM T, cột B 3500Mn.B:2012 9 Sắt mg/l SMEWW 3500Fe.B:2012 3,3 5 10 Asen mg/l TCVN 6626:2000 < 0,001 0,1 11 Thủy ngân mg/l TCVN 7877:2008 Kpt 0,01 12 Chì mg/l EPA Method 7421 Kpt 0,5 13 Cadimi mg/l TCVN 6197B:2008 0,001 0,1 14 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l TCVN 5070:1995 3,5 10
(Nguồn: Báo cáo Giám sát môi trường lần 1 năm 2017 của nhà máy Dabaco Hoàn Sơn)
Ghi chú: “Kph” không phát hiện
QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Theo khảo sát thực tế trước đây nước mưa và nước thải sinh hoạt của nhà máy chảy chung vào hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp. Vì vậy, khu công nghiệp kiến nghị nhà máy phải tách riêng hệ thống thoát nước, tháng 3 năm 2017 nhà máy đã hoàn thành việc tách đường nước mưa và nước thải sinh hoạt, nhưng nhà máy vẫn chưa đăng ký giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và đang trog quá trình lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải để đóng phí bảo vệ môi trường.
Nhận xét: Nước thải sau khi qua bể xử lý thì các chỉ tiêu đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Hình 3.3. Đầu ra của nước thải - Nước mưa chảy tràn
Nước mưa cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất. Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn theo WHO như sau:
Bảng 3.4. Nồng độ các chất trong nước mưa chảy tràn
TT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) 40:2011/BTNMT, cột BQCVN
1 T – N 0,5 – 1,5 40
2 Photpho 0,004 – 0,03 6
3 COD 10 – 20 150
4 TSS 10 -20 100
(Nguồn: Đề án BVMT chi tiết nhà máy Dabaco Hoàn Sơn 2013)
Theo kết quả thu được, nước mưa chảy tràn khá sạch, nồng độ các chất ô nhiễm rất thấp nên có thể tách đường nước mưa ra khỏi nước thải.
Các biện pháp nhà máy đã và đang áp dụng:
+ Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với nước thải.
+ Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng xung quanh khu nhà xưởng và khu vực nhà máy.
+ Trên hệ thống thoát nước mưa có lắp đặt các hố ga thu gom nước mưa và song chắn rác.
+ Thường xuyên quét dọn khu vực xung quanh và vệ sinh đường ống.
Nhận xét: Nhà máy đã lắp đặt hệ thống thoát nước mưa, áp dụng các biện pháp để loại bỏ các tạp chất, rác trước khi nước mưa chảy vào hệ thống chung của khu công nghiệp.
(2) Quản lý khí thải và bụi
- Khí thải lò hơi
Trong quá trình sản xuất, nhà máy sử dụng nồi hơi, để cung cấp nhiệt vận hành nồi hơi. Nhà máy sử dụng lò hơi đốt than nên thải ra các chất ô nhiễm như bụi, CO, CO2, SO2, NO2. Lượng than sử dụng cho lò hơi là 240kg/giờ.
Bảng 3.5. Nồng độ các chất ô nhiễm do đốt than tại lò hơi của nhà máy
Thành phần ô
nhiễm Tải lượng ô nhiễm(g/s) Nồng độ (mg/m3) QCVN 19:2009,cột B
Bụi 0,33 2.376 200
SO2 0,1 720 500
NO2 0,047 338 850
CO 0,176 1.267 1.000
(Nguồn: Đề án BVMT chi tiết nhà máy Dabaco Hoàn Sơn 2013)
Như vậy khí thải do đốt than từ lò hơi có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao, vượt quá nồng độ cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, đặc biệt là nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.
Qua cuộc điều tra khảo sát cán bộ môi trường của nhà máy cho thấy nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý khí thải từ lò hơi.
Hệ thống xử lý khí thải lò hơi gồm tổ hợp cyclon và bể nước. Khói thải sau khi qua tổ hợp này sẽ loại bỏ được tới 95% lượng bụi. Nước sử dụng cho lò hơi được lưu chuyển tuần hoàn và có bể chứa riêng. Nước thải sinh ra từ khâu xử lý khí cũng như nước thải khi tiến hành vệ sinh lò hơi(3- 6 tháng/lần) chứa chủ yếu là các muối vô cơ như Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4. Đây không phải là các chất độc hại, do đó nước thải từ hệ thống xử lý khí sẽ được dẫn vào hệ thống thoát nước thải chung của khu công nghiệp.
Khí thải từ lò hơi
CCyclonCCC
Lọc bụi ướt (sục qua nước)
Khí thải đã được xử lý
Nước nhiệt độ cao (200-3000C) Nước sạch nhiệt độ thấp
Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi
Bụi được thu gom tại vị trí phát sinh thông qua ống dẫn vào tổ hợp cyclon - lọc bụi ướt, dưới tác dụng của lực hút ly tâm, các hạt bụi có kích thước lớn sẽ tách khỏi dòng khí sẽ lắng xuống phễu, còn bụi tinh sẽ theo dòng khí vào bể nước (có nhiều ngăn dích dắc). Tại bể nước bụi tinh được giữ lại, do vậy dòng khí sẽ theo quạt hút ra ống khói và thải thẳng ra ngoài môi trường.
Dòng khí chứa bụi qua cyclon có thể giảm 60- 65% hàm lượng bụi. Dòng khí thải đi ra từ cyclon có nhiệt độ cao (khoảng 2000C) sẽ được đẩy vào một bể chứa nước có nhiều ngăn (theo kiểu dích dắc). Bụi được lắng tại bể nước và các khí SO2, CO cũng được hấp thụ một phần. Không khí sạch sẽ thoát ra khỏi mặt nước và thoát ra ngoài theo ống khói cao 15 m. Khi qua bể nước, dòng khí thải được làm lạnh xuống nhiệt độ 600C. Trong quá trình xử lý, bụi được tách ra cuốn theo dòng nước, tích lũy trên mặt nước trong các bể chứa và được tách ra hàng ngày.
Sau khi đi qua hệ thống xử lý khí thải lò hơi, nồng độ các chất ô nhiễm như sau:
Bảng 3.6. Kết quả đo đạc không khí tại khu vực ống khói
STT tiêuChỉ Đơn vị Phương pháp thửnghiệm Kết quả 19:2009/BTNMT,QCVN cột B
1 Bụi mg/Nm3 TCVN 5067:1995 152 200
2 CO mg/Nm3 TCNBn02, 03 301 1000
3 NO2 mg/Nm3 TCVN 5971:1995 131 850
4 SO2 mg/Nm3 TCVN 6137:2009 147 500
(Nguồn: Báo cáo Giám sát môi trường lần 1 năm 2017 của nhà máy Dabaco Hoàn Sơn)
Nhận xét: Nhà máy đã có hệ thống xử lý khí thải lò hơi, đảm bảo khí thải đầu ra các chỉ tiêu ô nhiễm đều đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B.
- Bụi phát sinh từ quá trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất, các công đoạn phát sinh bụi gồm: công đoạn nghiền, công đoạn phối trộn, công đoạn ép viên và công đoạn đóng bao sản phẩm.
Công đoạn nghiền: tại những chỗ hở của thiết bị, tại phần cấp liệu hoặc phần thu sản phẩm sau nghiền sẽ phát sinh một lượng bụi nhỏ.
Công đoạn phối trộn: phát sinh bụi tại nơi cấp nguyên liệu phối trộn, tại những nơi thiết bị hở hoặc nơi chứa sản phẩm sau khi phối trộn.
Công đoạn ép viên: chủ yếu sinh ra mùi từ nguyên liệu đem ép viên và một lượng bụi nhỏ tại nơi đưa nguyên liệu vào khuôn.
Công đoạn đóng bao sản phẩm: sản phẩm sẽ theo dây chuyền tự động chảy vào bao, do vậy công đoạn này phát sinh bụi chủ yếu từ quá trình vận chuyển bao, lượng bụi phát sinh không lớn.
Tổng lượng bụi phát sinh vào khoảng 0,15% lượng nguyên liệu đầu vào. Theo tài liệu thu thập được, lượng nguyên liệu trung bình 1 tháng nhà máy sử dụng là 1780 tấn. Vậy lượng bụi phát sinh là 89 kg/ ngày.
Như vậy lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất là rất lớn. Vì vậy nhà máy đã có các biện pháp xử lý như sau:
+ Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và khép kín.
+ Áp dụng các giải pháp quản lý nội vi: quét dọn, thu hồi lượng bụi rơi vãi quanh khu vực phát sinh thường xuyên.
Đối với công đoạn nghiền: lắp đặt một hệ thống lọc bụi kiểu filter để xử lý hết các bụi phát tán ra bên ngoài, bên trong có 1 filter với 48 túi lọc bằng vải dùng để lắng bụi được thiết kế theo hình elip có đường kính lớn bằng 450mm, đường kính nhỏ bằng 300mm.
Đối với công đoạn trộn và ép viên: lắp đặt hệ thống lọc bụi và làm mát bằng hệ thống cyclon với đường kính hệ thống ống dẫn hơi 450 – 500mm, bên trong hệ thống đường ống là hệ thống bướm gió có tác dụng điều chỉnh lưu lượng gió.
Đối với quá trình nạp nguyên liệu: lắp đặt một hệ thống lọc bụi kiểu filter để xử lý hết các bụi phát tán ra bên ngoài, bên trong có 1 filter với 21 túi lọc bằng vải dùng để lắng bụi được thiết kế theo hình elip có đường kính lớn bằng 450mm, đường kính nhỏ bằng 300mm.
Ngoài ra, Nhà máy còn lắp đặt 1 hệ thống quạt hút bụi trung tâm nhằm thu gom toàn bộ lượng bụi tại các công đoạn sản xuất, bên trong gồm 1 filter với khoảng 40 túi lọc bằng vải dùng để lắng bụi, mỗi túi có đường kính khoảng 130mm. Filter được lắp đặt tại trung tâm của các cửa nạp nguyên liệu, khi hoạt động bụi sẽ được hút toàn bộ vào hệ thống túi vải, bụi được giữ tại đây còn khí thoát ra ngoài. Khi không khí thoát ra ngoài sẽ có hàm lượng bụi nhỏ hơn hoặc bằng 50 µm. Cứ sau 5 phút thì hệ thống lại được xung khí một lần, lúc đó toàn bộ lượng bụi bám trên túi sẽ rung xuống và cuốn lên gầu vải.
Bảng 3.7. Kết quả giám sát không khí khu vực xưởng sản xuất
STT tiêuChỉ Đơn vị Phương pháp thửnghiệm Kết quả 3733-02-QĐ