523.166 triệu đồng, tăng 7,8% so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng đã tăng phù hợp với tốc độ tăng trường nguồn vốn trong điều kiện đúng định hướng hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh. Trong đó, kinh tế hộ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng tại ngân hàng chiếm tới 75,5% dư nợ toàn ngân hàng. Do An Lão là khu vực nông thôn với mục tiêu phát triển các ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nên kinh tế hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao khoảng trên 80%; mặt khác nữa chi nhánh Agribank An Lão có khách hàng mục tiêu là các hộ sản xuất, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Và ở đây không có doanh nghiệp Nhà Nước nên cho vay đối với DNNN là luôn bằng không qua các năm. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm một tỷ lệ tương đối cao và tỷ trọng tăng qua các năm do chi nhánh có sự thay đổi cơ cấu dư nợ để phù hợp với sự phát triển của kinh tế của vùng, của đất nước. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã nắm bắt được thời cơ, hoà nhập vào nền kinh tế và hoạt động có hiệu quả. Việc chi nhánh đầu tư vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả giúp cho chi nhánh có được những khách hàng trung thành, đó là rất quan trọng. Theo xu hướng hiện nay thì kinh tế ở đây sẽ phát triển theo quy mô lớn hơn với việc hình thành nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh hơn và giảm kinh tế hộ gia đình. Điều này được thể hiện qua dư nợ cho vay của hộ sản xuất giảm rất nhanh giai đoạn 2009-2013 từ mức 92% xuống còn 75,5%, cùng với đó là sự tăng đối với cho vay doanh nghiệp từ 8,0% đến 24,5%. Việc thay đổi này rất phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước.
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại chi nhánh Agribank An Lão theo thời gian giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 429.481 100,0 432.248 100,0 451.298 100,0 485.313 100,0 523.167 100,0 Dư nợ ngắn hạn 337.268 78,5 330.245 76,4 335.992 74,5 362.228 74,6 382.881 73,2 Dư nợ trung hạn 92.213 21,5 102.003 23,6 115.306 25,5 123.085 25,4 140.286 26,8
(Nguồn: Báo cáo dợ tín dụng hàng năm tại chi nhánh Agribank An Lão)
Biểu đồ 2.2: Kết cấu dư nợ tại chi nhánh Agribank An Lão
Từ năm 2011 đến năm 2013 cơ cấu tín dụng theo thời hạn thay đổi theo hướng tăng cho vay ngắn hạn và giảm cho vay dài hạn, nhưng sự thay đổi này là nhỏ. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao luôn trên 70% và ngày càng tăng cả tuyệt đối lẫn tương đối, còn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng luôn tăng về mặt giá trị qua các năm.
Mặt khác, do tình hình kinh tế xã hội địa phương chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản và một số ngành truyền thống như ngành mỹ nghệ, may mặc, …đây là những ngành nghề có thời gian hoàn vốn nhanh nhưng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu,…Các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu là phục vụ nhu cầu vốn lưu động, và một phần lớn trong số này là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp, hỗ trợ nông nghiệp, … nên chỉ cần nhu cầu vốn trung và dài hạn khi mở rộng sản xuất kinh doanh.
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2009 2010 2011 2012 2013 Thời gian D ư n ợ Sư nợ trung hạn Dư nợ ngắn hạn
Thông thường, các khoản vay ngắn hạn tuy mang lại các khoản lãi vay thấp nhưng bù lại, chúng lạ có rủi ro thấp hơn so với các khoản vay trung và dài hạn. Việc duy trì một cơ cấu dư nợ theo thời gian một cách hợp lý là một vấn đề khó khăn và phức tạp của người quản lý, họ phải tìm ra những biện pháp để đạt được lợi nhuận cao nhất mà rủi ro trong cho vay là thấp nhất. Trong những năm qua, biến động về lãi suất luôn có chiều hướng gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà Nước thường đưa ra những quy định về lãi suất từng thời kỳ với chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay thấp hơn giai đoạn những năm trước đó, đẩy các ngân hàng thương mại đứng trước khó khăn về lợi nhuận. Agribank An Lão cũng không nằm ngoài tình trạng đó, để đạt được lợi nhuận đủ để hoạt động tốt, chi nhánh đã chọn biện pháp đẩy mạnh cho vay trung hạn lên hơn một chút hàng năm nhằm mang lại nguồn thu từ lãi vay cao hơn. Tuy nhiên, như là một quy luật, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của chi nhánh do rủi ro của các khoản vay trung hạn là cao hơn so với ngắn hạn. Điều này sẽ được thể hiện rõ hơn ở thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh tại phần tiếp theo.
2.2.2.3. Thực trạng tín dụng theo tài sản đảm bảo
Bảng 2.7: Tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh Agribank An Lão phân theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 429.481 100,0 432.248 100,0 451.298 100,0 485.313 100,0 523.167 100,0 Dư nợ không TSBĐ 227.024 52,9 229.560 53,1 250.386 55,5 288.567 59,5 409.849 78,3 Dư nợ có TSBĐ 202.457 47,1 202.688 46,9 200.912 44,5 196.746 40,5 113.318 21,7
(Nguồn: Báo cáo dợ tín dụng hàng năm tại chi nhánh Agribank An Lão)
Trong những năm gần đây ngân hàng cũng chú trọng cho vay theo hình thức bảo đảm (chủ yếu là các khoản vay trên 200 triệu đồng), mục đích cho vay là để các hộ sử dụng vốn làm giàu. Trong tình trạng kinh tế đang gặp khó khăn, cùng với đó là vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong năm 2013 vào tình trạng trầm trọng hơn nên yêu cầu về cho vay trở nên khắt khe hơn, các ngân hàng đều yêu cầu cho vay có tài sản đảm bảo. Do vậy mà tỷ lệ cho vay tài sản đảm bảo tăng nhanh qua các năm, năm 2009 tỷ lệ này 52,9% thì đến năm 2013 đã tăng lên tới mức 78,3%. Nhưng so với các chi nhánh của ngân hàng khác thì tỷ lệ này được coi là thấp. Do chi nhánh này thuộc hệ thống Agribank Việt Nam cho vay theo hình thức thông qua các tổ chức hội phụ nữ, hội nông dân,… và có sự đảm bảo của các hội này nên không cần hoặc cần ít tài sản đảm bảo.
Như đã nói ở mục trên, năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, Nghị định nêu rõ các tổ chức tín dụng được cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn. Cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng; các hộ kinh
doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ được vay đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại được vay tối đa 500 triệu đồng.
Chi nhánh Agribank An Lão hoạt động trong một huyện thuần nông, chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý chặt chẽ của nghị định trên. Trên thực tế, bất kỳ Ngân hàng thương mại nào cũng đều muốn có một tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm càng cao càng tốt, vì mức độ rủi ro thất thoát vốn sẽ được giảm thiểu và được bù đắp đầy đủ khi có rủi ro không trả được nợ của khách hàng xảy ra. Tuy nhiên, đối với những khu vực nông thôn, số lượng món vay lớn nhưng có giá trị nhỏ, việc ký kết các thủ tục bảo đảm tài sản nhiều lúc dẫn đến sự rườm ra trong thủ tục, gây khó khách hàng trong việc tiếp cận vốn vay Ngân hàng, cũng như khó khăn trong việc thực hiện chủ trương tăng dư nợ của chi nhánh. Nếu như trước đây các hộ sản xuất cho vay phải được xếp loại khách hàng tín nhiệm cao mới được phép cho vay tín chấp, thì hiện nay đã có quy định cụ thể và rõ ràng về mức cho vay tín chấp như đã nêu trên. Để đảm bảo thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm đương nhiên đã tăng lên theo thời gian tại chi nhánh Agribank An Lão. Trước thực tế khách quan này, chi nhánh cần phải có những biện pháp cụ thể, sát sao hơn rất nhiều để kiểm soát rủi ro khi cho vay không có tài sản bảo đảm - hình thức cho vay dựa trên tín nhiệm của khách hàng mang tính nhạy cảm cao.
2.2.2.4. Thực trạng tín dụng theo ngành nghề
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại chi nhánh Agribank An Lão theo ngành nghề giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 429.481 100,0 432.248 100,0 451.298 100,0 485.313 100,0 523.167 100,0 Nông nghiệp 199.708 46,5 209.560 48,5 215.365 47,7 206.015 42,4 219.730 42,0 Tiểu thủ công nghiệp 56.863 13,2 78.139 18,1 86.528 19,2 98.324 20,3 103.116 19,7 Thương mại, dịch vụ 68.717 16,0 82.659 19,1 98.102 21,7 122.978 25,3 159.670 30,5 Thủy sản 79.239 18,4 38.342 8,9 25.361 5,6 19.656 4,1 13.288 2,5 Ngành nghề khác 24.954 5,8 23.548 5,4 25.942 5,7 38.340 7,9 27.363 5,2
Ở huyện An Lão, các ngành nông, ngư nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp luôn là đối tượng được quan tâm hàng đầu, dư nợ cho vay qua các năm tăng trưởng nhanh. Hàng năm, chi nhánh Agribank An Lão luôn bám sát các chương trình kinh tế, các dự án…nhằm mục tiêu phát triển kinh tế địa phương như các dự án đóng tàu, dự án trồng cây lúa tám, cho vay phát triển các trang trại chăn nuôi… Do vậy mà cho vay ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh, với tỷ lệ hằng năm luôn trên 40%.
Thêm vào đó là ở đây rất phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như làm đá mỹ nghệ, may mặc,…nên các khoản vay của ngành tiểu thủ công nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao, như năm 2013 thì tỷ lệ này là 19,7%. Và ta còn thấy xu hướng tín dụng của chi nhánh đang thay đổi dần theo hướng: giảm tỷ trọng cho vay nông nghiệp (trên thực tế là tăng về số lượng, song tốc độ tăng không bằng các ngành nghề khác), tăng cường cho vay các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, cụ thể là nông nghiệp giảm từ 46,5%(năm 2009) xuống còn 42%(năm 2013), còn công nghiệp dịch vụ tăng tư 16%(năm 2009) lên tới 30,5%(2013), điều này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của của vùng.
2.2.3. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank An Lão
Hoạt động của Agribank Việt Nam chủ yếu trên thị trường nông nghiệp, nông thôn, và nông dân, đối tượng đầu tư chủ yếu là các cơ thể sống, thường xuyên chịu tác động của môi trường tự nhiên như: thời tiết, khí hậu, một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro bất thường không báo trước với tỷ lệ rủi ro cao. Bên cạnh đó các yếu tố khách quan về cơ chế chính sách bất cập ở từng thời kỳ cũng ảnh hưởng bất lợi tới sản xuất, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh Agribank huyện An Lão. Cũng như bất kỳ chi nhánh nào, chi nhánh Agribank An Lão cũng đề ra các các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng. Để đưa được những biện pháp cần thiết thì phải hiểu rõ về thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh, chúng ta sẽ xem xét các chỉ tiêu sau:
2.2.3.1. Cơ cấu nợ quá hạn theo nhóm nợ
Nợ quá hạn nói chung được xem như một dấu hiệu của rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Tuy nhiên, thực tế một khoản vay, quá hạn cho biết rất ít rủi ro tín dụng. Để xác định bản chất cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra nợ quán hạn.
Nếu nợ quá hạn hình thành do việc tiêu thụ hàng hóa hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn dự tính, hay do việc chậm trễ không lường trước được trong việc chuyển từ sản xuất sang tiêu thụ thì vấn đề đó có thể chưa đến mức trầm trọng, doanh nghiệp có khả năng thanh toán trong tương lai. Nếu nợ quá hạn là một bảng hiện của doanh nghiệp hay cá nhân mà họ không muốn hoặc không có khả năng trả nợ thì khoản vay đó có rủi ro rất cao và có thể không cứu vãn được. Chính vì vậy các ngân hàng thương mại cần phải luôn theo dõi nợ quán hạn, tìm hiểu nguyên nhân và tìm mọi giải pháp để hạn chế nó mức tối đa có thể.
Để hoạt động ngân hàng có hiệu quả, vừa đảm bảo phương châm tăng trưởng tín dụng về dư nợ, gắn liền với sự an toàn đồng thời củng cố và nâng cao chất lượng phục vụ, trong thời gian qua chi nhánh Agribank huyện An Lão không ngừng thực hiện việc chấn chỉnh công tác ngân hàng theo văn bản chỉ đạo của Agribank Việt Nam, từ mấy năm trở lại đây dư nợ tín dụng luôn được tăng trưởng và mở rộng với nhịp độ cao, chất lượng tín dụng đã được cải thiện, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, nợ quá hạn trong thời gian qua vẫn có những thay đổi mà lãnh đạo ngân hàng phải lưu tâm.
Để hiểu thêm về nợ quá hạn của chi nhánh Agribank huyện An Lão ta xem xét các bảng sau:
Bảng 2.9: Phân loại nợ quá hạn tại chi nhánh Agribank An Lão giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 398.043 92,68 403.676 93,39 432.705 95,88 459.786 94,74 503.339 96,21 Nhóm 2: Nợ cần chú ý 25.425 5,92 22.347 5,17 11.553 2,56 17.665 3,64 9.312 1,78 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 1.976 0,46 2.723 0,63 3.024 0,67 2.038 0,42 2.668 0,51 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 1.890 0,44 2.248 0,52 2.527 0,56 2.232 0,46 3.087 0,59 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 2.147 0,50 1.254 0,29 1.489 0,33 3.591 0,74 4.761 0,91 Nợ xấu = Nhóm 3 + Nhóm 4 + Nhóm 5 6.013 1,40 6.224 1,44 7.040 1,56 7.862 1,62 10.516 2,01 Tổng dư nợ 429.481 100 432.248 100 451.298 100 485.313 100 523.167 100
Nhìn trên bảng tổng hợp trên ta thấy, tình hình nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng theo các năm cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ. Cụ thể năm 2009 tỷ lệ này là 1,40% trong tổng dư nợ trong đó nợ nhóm 2 chiếm 5.92%; nợ nhóm 3 chiếm 0.46%; nợ nhóm 4 chiếm 0,44%, nợ nhóm 5 chiếm 0,50%. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên mức 1,62%, và cần chú ý hơn vào năm 2013 khi tỷ lệ này đã tăng tới 2% .Tuy nhiên sự gia tăng này vẫn ở khả năng kiểm soát được nhưng cũng cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng xấu đi. Do vậy cần phải đề ra những biện pháp kịp thời để xử lý.
Nhưng tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào nhóm 2 - nợ cần chú ý giảm dần qua các năm. Năm 2009, dư nợ nhóm 2 là 25.425 triệu đồng, tỷ lệ là 5,92%; đến năm 2013, dư nợ nhóm 2 đã xuống rất mạnh chỉ còn 9.312 triệu đồng, tỷ lệ nợ là 1,78%. Điều này thể hiện phần nào sự