(Nguồn: Báo cáo dợ tín dụng hàng năm tại chi nhánh Agribank An Lão) Biểu đồ 2.2: Kết cấu dư nợ tại chi nhánh Agribank An Lão dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng luôn tăng về mặt giá trị qua các năm sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an lão, thành phố hải phòng (Trang 48 - 53)

tương đối tốt, năm sau lợi nhuận tăng so với năm trước tuy tốc độ là không cao. Năm 2013, lợi nhuận đạt 3.214 triệu đồng, tăng 2,9% so với năm 2012, và tăng 963 triệu đồng so với năm 2009. Nhưng trong điều kiện giai đoạn 2009-2013, kinh tế nước ta gặp khó khăn, đặc biệt là năm 2013 khi vấn đề nợ xấu, thanh khoản là nỗi lo chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng thì những kết quả đó

được coi là thành tựu đáng kể mà chi nhánh đã đạt được. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, nguồn thu đem lại lợi nhuận chính cho chi nhánh là thu từ lãi cho vay thường chiếm trên 70% tổng doanh thu của chi nhánh. Các khoản thu từ dịch vụ thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể trong tổng doanh thu. Còn về chi phí, thì chi trả lãi chiếm tỷ trọng rất cao, thường trên 80%. Và đặc biệt là năm 2013 tỷ lệ này là cao nhất, khoản gần 85%, là do trong năm 2013 có cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, đẩy lãi suất tiền gửi tăng lên, khiến cho chi phí này tăng lên, và là tình trạng chung của mọi chi nhánh. Các khoản chi phí về dịch vụ tăng lên do ngân hàng đang mở rộng lĩnh vực này phát triển hơn nữa. Hai khoản thu, chi trả lãi thường chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng cơ cấu thu chi của chi nhánh là do hoạt động chính và quan trọng nhất của chi nhánh là huy động vốn và cho vay, các hoạt động thanh toán hay dịch vụ chưa phát triển.

Thông thường, chi phí của các ngân hàng chủ yếu là chi trả lãi cho các khoản tiền gửi, riêng kể từ năm 2012, do tình hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên toàn quốc gặp nhiều khó khăn, trong đó bao gồm cả Agribank, chi nhánh Agribank An Lão đã triển khai rất nhiều biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Ngoài việc tăng trưởng dư nợ để tìm kiếm nguồn lãi vay thu được, chi nhánh còn mở rộng phát triển nhiều dịch vụ, thu về kết quả đáng chú ý. Bắt đầu từ năm 2009, chi nhánh phát triển một số dịch vụ mới như hệ thống ngân hàng điện tử có chức năng chuyển tiền trong hệ thống qua các cây ATM, dịch vụ mobile banking với các chức năng mới như vấn tin tài khoản, chuyển tiền, thanh toán mua hàng bằng tài khoản tiền gửi, nhắc nợ tiền vay qua điện thoại di động, đại lý bán sản phẩm Bảo an tín dụng và nhận phí đại lý,… Chính vì vậy mà cơ cấu chi phí và lợi nhuận có sự biến chuyển tỷ lệ thuận đáng kể (Sự tăng về chi phí dịch vụ và thu khác).

Về cơ bản, kết quả kinh doanh của chi nhánh Agribank An Lão cũng như các NHTM khác, nguồn thu và chi phí vẫn mang tính truyền thống, thu từ cho vay (lãi vay) và chi cho tiền gửi. Xu hướng chung của một Ngân hàng hiện đại hiện nay là tăng thu và chi từ việc triển khai các sản phẩm dịch vụ - nguồn thu và chi hầu như không có rủi ro và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Để có thể tối

đa hóa lợi nhuận, khai thác triệt để hơn nguồn lực về nhân lực cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, chi nhánh cần có nhiều biện pháp cụ thể hơn nữa, đi sâu vào phát triển dịch vụ bằng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Đó cũng là một hướng kinh doanh nhằm giảm bớt rất nhiều rủi ro cho hoạt động của mình.

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank An Lão

2.2.1. Chính sách tín dụng của chi nhánh Agribank An Lão

2.2.1.1 Nguyên tắc chung

Chính sách tín dụng của chi nhánh Agribank An Lão được ban hành phù hợp với quy định của Agribank Việt Nam nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng của chi nhánh phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

Một là, tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan.

Hai là, phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại từng thời kỳ. Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng.

Ba là, vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc chi nhánh vừa bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng. Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng, song vừa bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực tế của các chi nhánh.

Bốn là, quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, việc giao dịch với khách hàng được xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch.

Năm là, đề cao trách nhiệm cá nhân: Mục đích là nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ có quyền tự quyết và tự phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó.

2.2.1.2 Chính sách cho vay đối với khách hàng

Như đã phân tích ở chương 1, ta thấy chính sách tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của một ngân hàng hay một chi nhánh bất kỳ. Theo điều đó thì chi nhánh Ngân hàng No&NTPT An Lão cũng đã xây dựng

một chính sách tín dụng tuân theo quy định chung và phù hợp với đặc điểm của chi nhánh, khu vực,… như sau:

a) Đối tượng vay vốn:

Áp dụng cho tất cả đối tượng vay vốn để đảm bảo tính bình đẳng. Nhưng ở đây thì chi nhánh cho vay chủ yếu đối với các hộ sản xuất, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện An Lão

b) Điều kiện cho vay:

Một là, có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Hai là, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

Ba là, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

Bốn là, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và chi nhánh.

c) Mức cho vay: không quy định cố định mức cho vay, giám đốc chi nhánh tự quyết định mức cho vay theo nhu cầu và khả năng của khách hàng, theo khả năng nguồn vốn của chi nhánh hoặc theo giá trị tài sản đảm bảo. Khi nhu cầu vay của khách hàng vượt quá khả năng của chi nhánh thì chi nhánh có thể chuyển vê cho hội sở chính của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam xử lý.

d) Thời hạn cho vay: không qui định giới hạn tối đa về thời hạn cho vay, được xác định căn cứ vào chu kì sản xuất, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, thời hạn cho phép hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng.

đ) Lãi suất cho vay: Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Chi nhánh tự chủ động đưa ra một mức lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi để có lợi cho mình nhất. Bên cạnh đó, thì chi nhánh cũng phải thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất với một số đối tượng theo quyết định riêng của cấp trên, ngân hàng Nhà Nước và Thủ tướng Chính phủ.

e) Về bảo đảm tiền vay: Chi nhánh Agribank An Lão tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất.

Đối với hộ gia đình, chi nhánh cho vay đến năm trăm triệu đồng, người vay không phải thế chấp tài sản, chỉ phải nộp kèm đơn xin vay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thêm vào đó là do số lượng các khoản vay này là rất lớn nên nếu chi nhánh yêu cầu tài sản đảm bảo thì chi phí quản lý sẽ tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, khi khoản vay này trên 500 triệu đồng thì ngân hàng yêu cầu phải có đảm bảo tiền vay phù hợp để giúp chi nhánh có thể hạn chế rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất. Ở đây thì hộ sản xuất có thể lấy tài sản hình thành từ vốn vay để thực hiện đảm bảo tiền vay.

Đối với doanh nghiệp: Các doanh nghiệp nhà nước giao nhiệm vụ làm đầu mối thu mua để xuất khẩu gạo, nhập khẩu được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay, do một phần rủi ro xảy ra được nhà nước gánh chịu. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm khác thì thực hiện việc bảo đảm tiền vay theo quy định về đảm bảo tiền vay như là phải có tài sản đảm bảo, sự bảo lãnh của bên thứ ba.

2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Agribank An Lão

Theo chủ trương của ngân hàng Nhà Nước và chính phủ thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tăng cường các biện pháp về quản trị rủi ro thanh khoản, vấn đề nợ xấu; cùng với việc khống chế hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng thì chi nhánh đã có những kế hoạch phù hợp và kịp thời. Chi nhánh đã rất coi trọng vấn đề lựa chọn danh mục khách hàng cho vay, không cho vay tràn lan, thực hiện nghiêm túc mức tăng trưởng tín dụng được giao. Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của chi nhánh ta xem xét ở những mặt sau:

2.2.2.1. Thực trạng tín dụng phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế tại chi nhánh Agribank An Lão

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ trọng theo năm (%) 2009 2010 2011 2012 2013

DNNN 0 0 0 0 0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 DN ngoài quốc doanh 34.473 67.342 90.500 117.931 128.175 8,0 15,6 20,1 24,3 24,5 Hộ sản xuất 395.007 364.906 360.798 367.381 394.991 92,0 84,4 79,9 75,7 75,5 - Ngắn hạn 346.149 315.386 309.469 314.110 338.652 80,6 73,0 68,6 64,7 64,7 - Trung hạn 48.858 49.520 51.329 53.271 56.339 11,4 11,5 11,4 11,0 10,8 Tổng cộng (1+2+3) 429.480 432.248 451.298 485.312 523.166 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng hàng năm tại chi nhánh Agribank An Lão)

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an lão, thành phố hải phòng (Trang 48 - 53)