Xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về chuyển doanh nghiệp 100%v ốn nhà nước thành công ty cổ phần (Trang 69 - 79)

Thứ nhất,nên quy định cụ thể và chi tiết cách thức để doanh nghiệp CPH thoái

vốn đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực khác, kể cả đầu tư ngoài ngành, xác định rõ hơn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp để tập trung đầu tư, kinh doanh, làm cơ sở để thoái lui khỏi những ngành, lĩnh vực kinh doanh rủi ro, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải.

Thứ hai, quy định về cách xác định giá trị lợi thế kinh doanh (giá trị thương

hiệu và tiềm năng phát triển) một cách cụ thể, có thể xác định bằng nhiều cách thức và sau đó lấy trung bình của giá trị mà đã xác định cộng lại, như vậy sẽ đảm bảo được việc xác định đúng hơn, xác với giá trị thực tế và phù hợp với thương hiệu mà doanh nghiệp đã xây dựng cũng như khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Thứ ba, theo người viết cần phải quy định rõ là không nên quy định giá trị

thương hiệu là căn cứ để xác định giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa như tại Thông tư 127/2014/TT-BTC và Thông tư 202/2011/TT-BTC. Để phù hợp với quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì nên quy định giá trị của tên thương mại và nhãn hiệu là căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa vì thương hiệu không phải là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ tư, cần quy định đồng bộ, thống nhất giữa hệ thống quy định về CPH với

các quy định của các luật chuyên ngành khác, như luật phá sản, vì có những trường hợp giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả nhưng vẫn xử lý tài chính và xác định giá trị tiến hành theo quy định pháp luật về cổ phần hóa, thực chất các doanh nghiệp đó đã lâm vào tình trạng phá sản thì nên giải quyết theo quy định về trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp.

3.2.3 Tổ chức thực hiện và hoàn tất việc chuyển đổi

Thứ nhất, quy định tăng thêm số nhà đầu tư chiến lược là năm nhà đầu tư và

giảm số năm được chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược là ba năm, vì thời gian năm năm là khoản thời gian khá dài, nhà đầu tư muốn đầu tư vào nếu muốn chuyển nhượng cổ phần cũng phải đợi năm năm, còn muốn chuyển nhượng trước thời hạn thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, nhà đầu tư sẽ không dám mạnh dạng đầu tư vào doanh nghiệp. Việc quy định thời hạn ba năm được chuyển nhượng như vậy sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm năng giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

Thứ hai,quy định về mức giá cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ

trạng doanh nghiệp đưa ra mức giá cổ phần quá cao, dẫn đến tình trạng phát hành cổ phần ra nhưng không bán hết.

Thứ ba, ngoài việc định giá bán cổ phần hợp lý, xác định phần thặng dư vốn

khi phát hành thêm được để lại cho DN sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nhà đầu tổ chức. Khi thực hiện CPH, phần vốn của Nhà nước vẫn được giữ nguyên nhưng số tiền dư khi phát hành thêm lại bị Nhà nước lấy phần lớn sẽ không thuyết phục được cổ đông. Nếu để lại phần thặng dư vốn này cho DN thì có thể giá bán cổ phần của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước sẽ cao hơn khi tiến hành CPH. Cụ thể là thay đổi cách xử lý phần thặng dư vốn sau CPH và thay đổi quy định về sử dụng tiền thu về từ CPH trong trường hợp phát hành tăng vốn, theo đó phần thặng dư vốn từ việc bán cổ phần ra bên ngoài phải được giữ lại hoàn toàn cho doanh nghiệp, phục vụ quyền lợi của tất cả cổ đông.

Thứ tư, quy trình cổ phần hóa rườm rà, phức tạp nên cần giảm bớt để quá trình

CPH được diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí. Thời gian để thực hiện một số công việc trong quy trình CPH quá dài, theo quan điểm của người viết, cụ thể là nên giảm số ngày bán vốn cổ phần lần đầu từ ba tháng còn lại hai tháng, vì theo quy định“Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày phương án cổ phần hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc bán cổ

phần lần đầu theo các phương thức đã được phê duyệt”,93khắc phục tình trạng bán

vốn không hết hoặc không bán được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 51/2014/NQ-TTg để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa bằng cách bán vốn dưới mệnh giá nhưng quy định là khi không bán hết phần vốn thì sau 3 tháng được điều chỉnh giảm giá bán tối đa 10% so với giá bình quân 15 ngày trước đó,94 như vậy thời gian để bán được hết cổ phần là rất lâu, cho nên quy định giảm thời hạn bán vốn cổ phần lần đầu sẽ tiết kiệm được thời gian để cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Tóm lại, người viết đưa ra những kiến nghị ở trên nhằm mục đích: tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa dễ dàng hơn, giảm bớt những thủ tục hành chính mà từ trước tới nay ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và là rào cản làm cho DNNN ngại cổ phần hóa, sớm thực hiện được mục tiêu đặt ra là hoàn thành CPH doanh nghiệp Nhà nước đến năm 2015. Đồng thời, hoàn

93Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 196//2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/12/2011 quy định về hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần.

94Điều 4, Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 15/9/2014 về một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp Nhà nước.

thiện quy định pháp luật về CPH DNNN nói chung và đặc biệt là quy trình CPH DNNN.

K K K

KẾẾTTTT LULULULUẬẬNNNN

Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước, góp phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước, song với sự phát triển mạnh mẽ trong xu thế hội nhập chung của nền kinh tế quốc tế ở mức độ cao đòi hỏi phải có cơ cấu tổ chức quản lý cũng như tính tự chủ về tài chính cao, công nghệ kỹ thuật hiện đại mới có thể theo kịp với nhịp độ phát triển kinh tế thế giới, đồng thời cạnh tranh công bằng với các các loại hình doanh nghiệp khác và đưa kinh tế đất nước phát triển hơn nữa. Thêm vào đó, là việc mở cửa thị trường, có nhiều doanh nghiệp tiềm lực lớn ở bên ngoài đầu tư vào và cạnh tranh gay gắt hơn, đòi hỏi Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách pháp luật kịp thời nhằm cải cách đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, tiêu biểu tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một quyết định sáng suốt được Đảng và Nhà nước lựa chọn để giải quyết vấn đề cấp bách trên.

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy quy định của pháp luật không phải lúc nào ban hành cũng dự liệu và bao trùm được hết, bởi vì xã hội thì luôn vận hành và phát triển cho nên có rất nhiều quan hệ mới phát sinh mà có thể quy định pháp luật chưa đề cập tới hoặc nếu có đề cập tới thì không quy định chi tiết. Quy định về pháp luật cổ phần hóa cũng vậy, trong nhiều năm triển khai thực hiện CPH, pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nên đã khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập trong công tác cổ phần hóa và đã có tác động tích cực đến tiến độ, chất lượng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay cổ phần hóa công ty Nhà nước nói chung, nhất là cổ phần hóa các doanh nghiệp quy mô lớn, như các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và giải quyết.

Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Chương một và những phân tích quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần ở Chương hai, người viết đã trình bày một số vấn đề vướng mắc và một số kiến nghị tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời hoàn thiện về quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Các kiến nghị đó tập trung vào các vấn đề:một là, bổ sung thêm

đối tượng được CPH là đơn vị hạch toán phụ thuộc; hai là, quy định rõ tỷ lệ mức vốn Nhà nước còn lại sau khi xử lý tài chính và cách thức thoái vốn đầu tư ngoài ngành và một số kiến nghị về xác định giá trị thương hiệu; ba là, đồng bộ thống nhất các quy định pháp luật về cổ phần hóa với các quy định pháp luật có liên quan;

bốn là, cũng như việc giảm thời gian để thực hiện một số khâu trong quy trình cổ

phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Tóm lại, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi đối tượng cổ phần hóa lại là những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, do vậy, cần có những quy định pháp luật điều chỉnh về CPH phù hợp với tình hình nước ta hiện tại, bên cạnh những đề xuất về hướng hoàn thiện quy định pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở trên, cũng cần có sự phối hợp thực hiện của các doanh nghiệp để thực hiện thành công công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy kinh tế và đưa đất nước phát triển.

DANH DANH DANH

DANH MMMMỤỤCCCC TTTÀÀÀIIII LILILIỆLIỆUUUU THAMTHAMTHAMTHAM KHKHKHKHẢẢOOOO

VVVăăănnnn bbbbảảnnnn quyquyquy phquyphphphạạmmmm phphphpháááápppp lulululuậậtttt

1. Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995. 2. Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003. 3. Luật doanh nghiệp năm 2005.

4. Luật chứng khoán năm 2006.

5. Nghị định 388 ngày 20-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về ban hành quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước.

6. Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ quy định về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.

7. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ quy định về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.

8. Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

9. Nghị đinh 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ quy định về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2005.

10. Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ quy định về chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

11. Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ quy định về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

12. Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

13. Nghị định số 172/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

14. Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày

18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

15. Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.

16. Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ tài chính quy định về việc hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thực hiện chuyển thành công ty cổ phần.

17. Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ tài chính quy định về hướng dẫn xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ. 18. Thông tư số 21/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính về ban

hành quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

19. Thông tư số 118/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014 của Bộ Tài chính quy định về hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

20. Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính quy định về hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

21. Nghị quyết số 15/NQ – CP ngày 06/3/2014 của Chính phủ quy định về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 22. Nghị quyết 51/2014/NQ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về

Một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước.

23. Quyết định 37/2014/QĐ – TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước.

SSSSáááách,ch,ch,ch, bbbbááááo,o,o,o, ttttạạạạpppp chchchchíííí,,,, gigigigiááááoooo trtrtrtrììììnhnhnhnh

1. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Tái cơ cấu doanh nghiệp

nhà nước 2011-2013 nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2015, Tạp chí Tài chính,

2. Bùi Xuân Hải, Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nxb Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh, 2009.

3. Bùi Xuân Hải,so sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần việt nam

với các mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí Khoa học pháp lý, số

6(37)/2006.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về chuyển doanh nghiệp 100%v ốn nhà nước thành công ty cổ phần (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)