Một số thang điểm đánh giá nhạy cảm ngà răng

Một phần của tài liệu Tình trạng nhạy cảm ngà răng ở thành phố HCM, yếu tố nguy cơ - Hiệu quả điều trị bằng các loại thuốc đánh răng chống nhạy cảm ngà (FULL TEXT) (Trang 33 - 37)

Theo khuyến nghị của Holland, 1997: Nhạy cảm ngà có thể đánh giá hoặc về mặt cường độ lực cọ xát cần thiết để gây đau (đánh giá dựa trên kích thích) hoặc đánh giá chủ quan cảm giác đau gây ra bởi kích thích (đánh giá dựa trên đáp ứng). Đánh giá dựa trên kích thích là xác định cường độ kích thích thấp nhất để gây đau, thường liên quan đến việc đo lường ngưỡng đau. Để xác định ngưỡng đau cần lặp lại nhiều lần kích thích cách nhau một

khoảng thời gian để thu được giá trị trung bình hay mức ngưỡng. Đánh giá dựa trên đáp ứng liên quan đến ước tính mức độ trầm trọng của cơn đau, sự đánh giá này thường dựa vào các thang phân loại [46].

Có nhiều cách để ghi nhận mức độ đau của bệnh nhân như sử dụng thang mô tả đau đơn giản (simple descriptive pain scale), thang đánh giá dạng đồ thị (GRS: graphic rating scale), bảng câu hỏi McGill (McGill pain questionaire), thang điểm bằng lời nói (VRS: verbal rating scale), hay thang tương đương nhìn thấy (VAS: visual analogue scale) [55],[56]. Trong đó, hai thang điểm thường dùng là VRS và VAS. Đây là những phương pháp đánh giá nhạy cảm ngà theo chủ quan của bệnh nhân.

(1) Thang đánh giá dựa trên đáp ứng bằng lời nói VRS

Thang điểm bằng lời nói: (VRS: verbal rating scale) có 4 mức độ: Mức 0: Không thấy khó chịu

Mức 1: Hơi khó chịu/ đau nhẹ Mức 2: Khó chịu nhiều/ đau vừa

Mức 3: Khó chịu nhiều/ đau dữ dội kéo dài hơn 10 giây Ưu điểm của thang VRS: đơn giản, dễ sử dụng

Nhược điểm: ít sự chọn lựa và không mô tả chi tiết về tình trạng ê buốt.

(2) Thang đánh giá dựa trên thang tương đương nhìn thấy VAS

Thang VAS (Visual Analogue Scale) của Husksson, 1974 được trình bày dưới dạng một thước thẳng có chiều dài từ 0-100mm, biểu hiện mức độ đau răng tăng dần từ 0-10. Bệnh nhân mô tả mức độ đau trên một thang liên tục thể hiện trên một mặt của cây thước, sau đó bác sĩ quy chiếu ra mức thang điểm tương ứng ở mặt sau của cây thước và đánh dấu vào cột điểm cảm thấy phù hợp với tình trạng đau hiện tại, gồm:

Mức độ 0: Không đau, điểm số từ mức 0 – 1 Mức độ 1: Đau nhẹ, điểm số từ mức >1 – 3

Mức độ 2: Đau vừa phải, trung bình, điểm số từ mức >3 – 7

Mức độ 3: Đau nhiều, dữ dội, kéo dài trên 10 giây không chịu nổi, điểm số từ mức >7 – 10

Mặc dù cách đánh giá này không cho phép phân biệt giữa yếu tố khách quan và chủ quan gây ê buốt, nhưng rất thực tế và hữu dụng.

(3) Thang đánh giá Schiff

Thường được sử dụng để tránh đáp ứng bệnh nhân với kích thích nhiệt lạnh. Thang có điểm số từ 0-3 hoặc 0-4 để có thể đánh giá từ mức 0 (không đau) đến mức 4 (đau dữ dội và kéo dài). Là phương pháp hiệu quả cao và đơn giản. Mức độ nhạy cảm cao nhất giữa các răng là mức độ nhạy cảm của người đó. Trong phương pháp này, mức độ kích thích là cố định, còn đáp ứng đau sẽ được xếp loại. Nhược điểm của phương pháp này là khó xác định vùng răng nhạy cảm, cho nên thổi hơi thường sử dụng làm phương pháp để sàng lọc ban đầu cho các răng hoặc người tham gia nghiên cứu.

Bảng 1.3. Thang đo nhiệt lạnh Schiff [52]

Mức độ đau

Điểm

số đau Đáp ứng của bệnh nhân với kích thích nhiệt lạnh 0 0 - 1 Không đáp ứng, không đau, không khó chịu

1 > 1 - 3 Có đáp ứng khó chịu, nhưng không nhiều và không yêu cầu ngừng

2 > 3 - 7 Có đáp ứng khó chịu hay đau nhiều khi kích thích và yêu cầu ngừng

3 > 7 Có đáp ứng đau nhiều, kéo dài sau khi kích thích được loại bỏ, yêu cầu ngừng và nói đau

(4) Thang đánh giá với thám trâm điện tử Yeaple Probe

Ngoài các cách đánh giá trên, nhạy cảm ngà còn được đánh giá theo cường độ lực cọ xát để khởi phát cơn đau (thang đánh giá mức độ nhạy cảm ngà bằng dụng cụ Yeaple). Đây là thang điểm đánh giá khách quan thể hiện bởi các số đo định lượng chính xác hơn, dựa trên lực tác động của kích thích.

Bảng 1.4. Thang đánh giá mức độ nhạy cảm bằng dụng cụ Yeaple Probe [53]

Tiêu chí

Mức độ Đánh giá mức độ nhạy cảm bằng dụng cụ Yeaple Probe 0 = Không nhạy cảm Lực tác động > 60g

1 = Nhạy cảm Nhẹ Lực tác động tương đương > 40 - 60g 2 = Nhạy cảm Vừa Lực tác động tương đương > 20 - 40g 3 = Nhạy cảm Nặng Lực tác động tương đương > 10 - 20g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(5) Thang đánh giá nhạy cảm ngà kết hợp theo Orchardson;Collin, 1987

Theo Scott, 1976 cho thấy thang điểm định tính VRS, VAS, Schiff cho độ nhạy cao hơn so với thang khác vì mô tả theo chủ quan bệnh nhân, nhưng thang điểm định lượng Yeaple Probe thì có thể định lượng tương đối mức nhạy cảm ngà của bệnh nhân, do đó có tính khách quan hơn. Theo Orchardson; Collin, 1987 thì sự kết hợp thang điểm định tính này cùng với

thang định lượng sẽ giảm bớt hạn chế nêu trên. Nhìn chung, các thang đánh giá thể hiện sự cố gắng của các nhà nghiên cứu nhằm định lượng tương đối mức nhạy cảm ngà của bệnh nhân, tuy nhiên vẫn chưa thực sự là các biến số định lượng đúng nghĩa và còn phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của bệnh nhân. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang điểm kết hợp này[18].

Bảng 1.5. Thang mô tả nhạy cảm ngà kết hợp Orchardson và Collin, 1987

Mức độ Tiêu chí 0 = Không nhạy cảm 1 = Nhạy cảm Nhẹ 2 = Nhạy cảm Vừa 3 = Nhạy cảm Nặng Đánh giá cường độ lực cọ xát gây khởi phát NCN Lực tác động > 60 - 70g Lực tác động > 40 - 60g Lực tác động > 20 - 40g Lực tác động > 10 - 20g Đánh giá mức độ nhạy cảm với kích thích luồng hơi theo

thang VAS

Mức 0-1 Mức >1-3 Mức >3-7 Mức >7-10

Một phần của tài liệu Tình trạng nhạy cảm ngà răng ở thành phố HCM, yếu tố nguy cơ - Hiệu quả điều trị bằng các loại thuốc đánh răng chống nhạy cảm ngà (FULL TEXT) (Trang 33 - 37)