yêu cầu phải có các nội dung chính sau: + Ngày, tháng, năm làm đơn.
+ Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự.
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu.
+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
+ Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có). + Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
+ Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
+ Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công.
+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công.
- Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
(Căn cứ Điều 403 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
289. Thủ tục gửi đơn yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Thủ tục gửi đơn, nhận đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ đối với việc xét và quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công tại Tòa án được thực hiện theo quy định của BLTTDS 2015.
(Căn cứ Điều 404 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
290. Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- TAND cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.