Giải quyết vấn đề Campuchia, tháo gỡ vướng mắc lớn nhất

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM - ASEAN GIAI ĐOẠN 1986 - 1995 (Trang 48 - 86)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Giải quyết vấn đề Campuchia, tháo gỡ vướng mắc lớn nhất

quan hệ Việt Nam - ASEAN

- Xác định vấn đề Campuchia là trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam - ASEAN, Đảng ta đã tập trung giải quyết, tháo gỡ vấn đề này.

Tình trạng đối đầu căng thẳng, quyết liệt trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN và giữa hai nhóm nước ở Đông Nam Á sẽ tiếp tục tiếp diễn nếu không nhanh chóng tìm ra giải pháp thỏa đáng mà các bên đều có thể chấp nhận. Nhận thức được vấn đề Campuchia là trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam - ASEAN, Đảng ta đã chủ động tìm cách tháo gỡ ngòi nổ này. Việt Nam đã chủ động nêu ra các giải pháp về Campuchia và nhiều đề nghị về hòa bình, hợp tác ở Đông Nam Á.

Nghị quyết Đại hội VI, Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khác đã mở ra hướng mới trong quan hệ quốc tế, từng bước tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Những Nghị quyết trên đã nêu ra những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong thời kỳ trước mắt là:

- Thực hiện rút từng phần và nhanh chóng tiến tới rút hoàn toàn quân tình nguyện Việt nam khỏi Campuchia.

- Đổi mới quan hệ hợp tác với Lào và Campuchia. - Từng bước cải thiện quan hệ với các nước ASEAN…

Để sớm đạt được giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Campuchia, và bảo đảm cho một nước Campuchia hòa bình, độc lập, trung lập, không liên kết và hữu nghị với tất cả các nước, tháng 7-1982, Việt Nam tuyên bố rút quân tình nguyện khỏi Campuchia. Từ tháng 2-1985, với sự bình thường hóa quan hệ Xô - Trung, Trung - Mỹ và khả năng các nước này có thể dàn xếp với nhau để giải quyết vấn đề Campuchia, Việt Nam càng đẩy nhanh quá trình rút quân khỏi Campuchia. Mặc dù chưa có giải pháp về Campuchia, Việt Nam vẫn rút hết quân tình nguyện khỏi Campuchia vào ngày 26-7-1989 (đến tháng 9-1989 đã kết thúc việc rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam về nước). Đây là một quyết định rất sáng suốt và kịp thời của Việt Nam nhằm góp phần đẩy tới một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia trước khi Liên Xô sụp đổ và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã.

Theo đánh giá của một quan chức Bộ Ngoại giao thời gian này thì sau khi Việt Nam rút hết quân tình nguyện về nước, những tồn tại chính của vấn đề Campuchia là một giải pháp cho vấn đề thuộc nội bộ Campuchia. Vấn đề này có thể xử lý theo các cách sau đây:

- Các nước ngoài sẽ áp đặt giải pháo cho các bên Campuchia phải thực hiện.

- Các nước ngoài thả nổi cho các bên Campuchia tự giải quyết, đồng thời tiếp tục viện trợ cho các bên Campuchia chống lại nhau.

- Tập trung hóa cuộc tranh chấp nội bộ giữa các bên Campuchia, đồng thời với thực hiện trung lập hóa Đông Nam Á.

được nguyên tắc tôn trọng quyền tự chủ của người Campuchia, vừa tạo điều kiện bên ngoài thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Campuchia.

Cùng với việc rút quân khỏi Campuchia, Đảng ta đã chủ động phối hợp với Đảng, chính quyền hai nước bạn Lào và Campuchia cũng như cùng với các nước ASEAN nhằm tìm ra giải pháp chính trị giải quyết triệt để vấn đề Campuchia.

Thời gian này, trong nội bộ các nước ASEAN cũng đang gặp khó khăn về kinh tế và an ninh chính trị. Sự kiện chính trị tác động mạnh đên tình hình nội trị của các nước ASEAN là việc chế độ độc tài Marcos ở Philippin bị lật đổ năm 1986, và chính quyền của bà Corazon Aquino lên thay thế. Điều này cho thấy khả năng hạn chế của các nước ASEAN trong việc hỗ trợ lẫn nhau về mặt đối nội. Thực tế, ASEAN đã hoàn toàn bất lực trước diễn biến của tình hình Philippin, không thể làm gì để chấn chỉnh tình hình, và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ ba theo lịch trình đã phải hoãn lại. Trong nội bộ ASEAN cũng không phải đã hết những bất đồng về quan điểm và mâu thuẫn về lợi ích. Để những mâu thuẫn và tranh chấp không phát triển quá theo chiều hướng xấu, các nước ASEAN phải tự kiềm chế và có phương sách ứng xử khéo léo và thận trọng.

Năm 1987, Đảng ta chủ trương phối hợp với Cộng hòa Nhân dân Campuchia và Cộng hòa Nhân dân Lào tìm ra một giải pháo có thể bảo vệ thành quả cách mạng ở Campuchia. Chủ trương đó thể hiện trong các đề nghị của Cộng hòa Nhân dân Campuchia như: Chính sách sáu điểm về hòa hợp dân tộc công bố ngày 27-8-1987; Đề nghị năm điểm về giải pháp chính trị đưa ra ngày 8-10-1987; Bảy điểm về giải pháp Campuchia đưa ra tháng 7- 1988 và Đề nghị ba điểm của Việt Nam, Lào và Campuchia về giải quyết khía cạnh quốc tế của vấn đề Campuchia đưa ra ngày 8-10-1988, Đảng ta cũng đã chỉ đạo về mặt Nhà nước phối hợp với các nước khác trong khu vực, hợp tác

với Inđônêxia tổ chức các diễn đàn quốc tế về Campuchia như Hội nghị quốc tế không chính thức Giacacta bàn về vấn đề Campuchia (JIM)…

Theo thỏa thuận đạt được ngày 29-7-1987 giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch và Bộ trưởng Ngoại giao Inđônêxia Mochtar Kusumaatmadja, hội đàm JIM1, JIM2 đã lần lượt được tiến hành. Tuy gặp nhiều khó khăn và tiến triển chậm nhưng các Hội nghị này cũng đạt được một số kết quả như: thỏa thuận giải quyết vấn đề Campuchia bằng giải pháp chính trị; xây dựng Campuchia độc lập, trung lập và không liên kết; chấm dứt sự can thiệp từ bên ngoài và việc cung cấp viện trợ cho các bên Khơme…; lập một cơ chế kiểm soát quốc tế và tổ chức tổng tuyển cử tự do ở Campuchia…

Trong quá trình tìm kiếm và hiện thực hóa giải pháp về vấn đề Campuchia cho thấy bản thân các nước Đông Nam Á nói chung, ASEAN và Việt Nam nói riêng chưa có đủ thực lực để cùng nhau giải quyết vấn đề Campuchia. Các nước lớn vẫn đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định nếu họ nhất trí với nhau trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực. Bởi vậy, các nước Đông Nam Á cần vượt lên trên những bất đồng, ngăn cách để đoàn kết, phối hợp với nhau một cách chặt chẽ hơn nhằm hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn.

Trong hai ngày 3 và 4-9-1990, Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng ta gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng đã hội đàm với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng tại Thành Đô (Trung Quốc) để bàn việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và giải quyết vấn đề Campuchia. Sau đó, các phe phái của Campuchia đã gặp nhau tại Giacacta và đạt được thỏa thuận việc thành lập Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia. Ngày 15-10-1990, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua văn kiện khung về Campuchia. Cuộc gặp chính thức

của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc một năm sau đó (9-1991) cũng như chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong năm 1991, quan hệ giữa hai Đảng và hai nước đã chính thức được bình thường hóa. Hai bên đã bước đầu thỏa thuận một số vấn đề như hợp tác kinh tế, ký Hiệp định thương mại, bàn giải quyết biên giới lãnh thổ… Như vậy, tình trạng đối đầu, thù địch trong quan hệ giữa hai nước láng giềng gần gũi là Việt Nam và Trung Quốc trong hơn một thập kỷ đã được giải quyết, dần trở lại bình thường và vẫn đề Campuchia được giải quyết một cách hòa bình.

Chủ trương đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và vấn đề Campuchia đi vào giải pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt và chặt chẽ giữa hai bên, nâng cao quan hệ Việt Nam - ASEAN lên một tầm cao mới, vì sự phát triển, hòa bình và ổn định của cả khu vực.

- Phân hóa nội bộ các nước ASEAN, lợi dụng những quan điểm không thống nhất trong nội bộ ASEAN để đi tới đối ngoại giữa Việt Nam và ASEAN và giữa hai nhóm nước ở Đông Nam Á.

Trong những năm đối đầu căng thẳng với Việt Nam và các nước Đông Dương sau cuộc khủng hoảng Campuchia, tuy phải ủng hộ lập trường cứng rắn của Thái Lan và Xingapo nhưng nội bộ ASEAN cũng không thống nhất hoàn toàn về quan điểm, thái độ đối với Việt Nam và các nước Đông Dương. Inđônêxia và Malaixia có quan điểm ôn hòa hơn về vấn đề Campuchia và phần nào thông cảm với cách ứng xử thế của Việt Nam, tìm cơ hội để đi vào đối ngoại với Việt Nam.

Việc Inđônêxia được ASEAN cử làm đại diện để đối thoại với Việt Nam và các nước Đông Dương đã tạo thuận lợi và mở ra khả năng đẩy nhanh quá trình thương lượng giữa hai nhóm nước nhằm giải quyết vấn đề Campuchia.

Đối với Việt Nam và các nước Đông Dương, ASEAN dần dần chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác, nhất là sau khi Việt Nam hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia và vấn đề Campuchia được giải quyết. Ngay cả Thái Lan cũng có những chuyển biến trong chính sách đối ngoại: tiến hành đối thoại và hợp tác với Việt Nam. Nhiều cuộc viếng thăm của các nguyên thủ ASEAN lần đầu tiên được thực hiện trong thời gian này đã giúp cho việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo cơ sở cho việc phát triển quan hệ hợp tác, phát triển giữa các nước ASEAN và Việt Nam.

2.2.2. Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật…giữa Việt Nam với các nước ASEAN

Hoạt động đối ngoại không chỉ đơn thuần là những hoạt động ngoại giao thuần túy mà còn bao gồm một số lĩnh vực hoạt động khác như: kinh tế đối ngoại, hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật… Sự phối hợp một cách hài hòa các lĩnh vực hoạt động này sẽ đem lại hiệu quả rất lớn và thiết thực cho công tác ngoại giao và lĩnh vực hoạt động đối ngoại nói chung. Những hoạt động kinh thế đối ngoại và hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật… sẽ mở đường cho sự khai thông quan hệ giữa các quốc gia khi quan hệ này bị bế tắc bởi những lý do tế nhị hay mang tính nguyên tắc theo quan điểm của một hoặc cả hai bên và chưa tìm được hướng giải quyết.

Sức mạnh kinh tế cùng với chính sách đối nội, đối ngoại đúng đắn là cơ sở nền tảng bảo đảm cho độc lập, thống nhất và chủ quyền an ninh quốc gia. Trong quan hệ đối ngoại, chính trị và kinh tế kết hợp chặt chẽ với nhau xoay quanh tư tưởng chỉ đạo mà Đại hội VII đã xác định: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và pháttriển”.

Báo cáo của Bộ Chính trị trình Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, số 59 - TLHN, ngày 12-6-1992 đã phân tích sâu

sắc thực trạng tình hình chính trị - xã hội và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này, Báo cáo của Bộ Chính trị nêu rõ:

Việt Nam nằm trong số những nước nghèo và kém phát triển, là một trong những nước kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổi mới. Trong cuộc chạy đua kinh tế đang diễn ra sôi động trên thế giới và tỏng khu vực, chúng ta phải tránh nguy cơ bị tụt hậu, phấn đấu thu hẹp khoảng cách và dần dần đuổi kịp các nước xung quanh thì mới giữ vững được độc lập, bảo vệ được an ninh chính trị, xã hội, làm sáng tỏ con đường xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

Bộ Chính trị đã nêu ra các phương hướng, chính sách và giải pháp lớn về phát triển kinh tế đối ngoại trong tình hình mới đối với từng khu vực và các đối tác quan trọng. Với các nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là ASEAN, Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Cần tính toán bước đi trong việc liên kết kinh tế với các nước Đông Nam Á, tránh bị động và thua thiệt khi các nước ASEAN đang xúc tiến chương trình hình thành khu vực mậu dịch tự do”.

Hội nghị Trung ương lần thứ ba (khóa VII) khẳng định: “chúng ta chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại về mặt chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, về mặt Nhà nước, Đảng và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi chính phủ…”. Đồng thời, Đảng ta cũng nêu ra cần phải “Phát triển hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Có chính sách thu hút tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta, trước hết vào lĩnh vực sản xuất, dưới nhiều hình thức”.

Chủ trương đối ngoại đúng đắn của Đảng ta cùng những hoạt động ngoại giao, tích cực được triển khai dồn dập trong các năm 1991 và 1992 đã mang lại những kết quả khả quan về nhiều mặt trong quan hệ với các nước ASEAN, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Ngày 16-11-1991, Singapo tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm đầu tư vào Việt Nam. Ngày 17-12-1991, một phải đoàn thương mại

đại diện cho 12 công ty của Xingapo cho Chủ tịch Ủy ban phát triển thương mại Xingapo dẫn dầu đến Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trên các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, lọc dầu, chế biến lương thực, hàng hải và thương mại. Các hoạt động kinh tế giữa Việt Nam với các nước ASEAN cũng được đẩy mạnh hơn.

Trước đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với ASEAN (trừ Xingapo) còn rất hạn chế về khối lượng thì trong giai đoạn này đã tăng lên đáng kể, cả về tỷ trọng và giá trị. Quan hệ trao đổi hai chiều của Việt Nam - ASEAN tăng nhanh từ 60,6 triệu USD năm 1985 lên 851,7 triệu USD năm 1990 và 1.492,6 triệu USD năm 1992 (tăng gấp 25 lần năm 1985). Trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN thì quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Xingapo phát triển nhanh nhất. Kể từ sau khi Singapo tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam vào tháng 11-1991, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng từ 112 triệu USD năm 1989 lên 1.223,3 triệu USD năm 1992 và 1.400 triệu USD năm 1993 và 2 tỷ USD năm 1995 [16, 120].

Bên cạnh việc trao đổi các đoàn kinh tế, thương mại của Chính phủ và các tập đoàn doanh nghiệp Malaixia, Thái Lan, Xingapo và Philippin, một loạt các cuộc hội thảo đã được tổ chức tại các nước này với các nội dung về quan hệ thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Việt Nam, và hợp tác kinh tế khu vực… Việt Nam đã ký với Malaixia, Singapo và Philippin các hiệp định thương mại và bảo hộ đầu tư. Với chính sách rộng mở và Luật đầu tư của Việt Nam có nhiều điểm khá hấp dẫn so với các nước khu vực nên vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó chủ yếu là từ các nước ASEAN ngày càng tăng.

Thực hiện tinh thần của Đại hội VI và Đại hội VII, từ cuối năm 1991 đến giữa năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã thăm chính thức tất cả sáu nước ASEAN nhằm thúc đẩy quan hệ song phương giữa

Việt Nam với các nước ASEAN: Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan: (tháng 12- 1991), Malaixia (tháng 1-1992), Brunây (tháng 2-1992), Philippin (tháng 3- 1992)… Trong các chuyến thăm của Chủ tịch Võ Văn Kiệt, các nước ASEAN trên đều tỏ thái độ hoan nghênh và ủng hộ việc Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, mong muốn cùng nhau đóng góp xây dựng Đông Nam Á thành khu vực

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM - ASEAN GIAI ĐOẠN 1986 - 1995 (Trang 48 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)