Đảng ta tiếp tục phát huy và đẩy mạnh chủ trương đối ngoạ

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM - ASEAN GIAI ĐOẠN 1986 - 1995 (Trang 39 - 48)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1.2. Đảng ta tiếp tục phát huy và đẩy mạnh chủ trương đối ngoạ

Một trong những yếu tố quan trọng nhất gây trở ngại trong quan hệ Việt Nam - ASEAN trong quá khứ là chế độ chính trị - xã hội của Việt Nam và các nước ASEAN không giống nhau. Giờ đây, chủ nghĩa xã hội tuy không còn là một hệ thống chính trị - xã hội hùng mạnh như trước đây nhưng mâu thuẫn cơ bản giữa hai chế độ chính trị - xã hội vẫn không thay đổi, hai bên vẫn là mục tiêu của nhau cần phải đánh đổ và xóa bỏ. Các nước ASEAN dù theo chế độ cộng hòa, cộng hòa đại nghị hay quân chủ lập hiến nhưng đều phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Là một nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cần có chính sách đối với các nước ASEAN như thế nào để vừa có thể hòa nhập với khu vực, tranh thủ được những lợi thế và điều kiện thuận lợi cho đất nước, vừa bảo đảm giữ vững nguyên tắc, không xa rời lập trường giai cấp và cách mạng.

Với những cố gắng, nỗ lực của bản thân sau mấy chục năm xây dựng và phát triển, cộng với việc tận dụng những ưu thế và điều kiện quốc tế thuận lợi, các nước ASEAN đã đạt được những thành công đáng kể trong xây dựng đất nước và phát triển kinh tế, một số nước ASEAN vươn lên trở thành những nền kinh tế phát triển nhất khu vực. Trong thập kỷ 70 và 80, ASEAN được thế giới đánh giá cao bởi những thành công trong xây dựng và phát triển kinh tế cũng như hợp tác chính trị, kinh tế và an ninh khu vực, được xem là tổ chức khu vực có hiệu quả và thành công nhất trên thế giới.

Về đối ngoại, trong hơn ba thập kỷ qua, ASEAN đã thực hiện thành công chiến lược cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, tạo dựng vị thế có lợi ích nhất cho mình. Đến nay, ASEAN là tổ chức khu vực duy nhất trên thế giới có mối quan hệ chặt chẽ và đã thiết lập được cơ chế đối ngoại thường xuyên với tất cả các nước và trung tâm chính trị, kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có cả năm nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Canađa… [4, 124]. Tiếng nói và vai trò của ASEAN ngày càng rõ vị trí đáng kể đối với quốc tế.

Từ thực tế thành công trong xây dựng đất nước và phát triển kinh tế của các nước ASEAN trong thập niên 80 và nửa đầu thập niên 90, có thể rút ra một vài nhận xét:

Một là, thời đại ngày nay đòi hỏi một số quốc gia phải nỗ lực kiến tạo hòa bình, hữu nghị, hợp tác để cùng nhau phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Hai là, sự khác biệt về truyển thống văn hóa, về thể chế chính trị - xã hội và ý thức hệ không phải trở ngại không thể vượt qua để các quốc gia, các dân tộc cùng nhau xây dựng một môi trường hòa bình, hữu nghị và hợp tác để cùng nhau phát triển.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy truyền thống hòa hiếu, nhân ái của dân tộc, Đảng ta vẫn kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Với điểm xuất phát thấp, từ một nước chủ yếu là nông nghiệp, bị chiến tranh liên miên tàn phá, chúng ta chỉ có thể xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa khi tạo ra được năng suất lao động và một khối lượng của cải vật chất đáp ứng ra được một năng suất lao động và một khối lượng của cải vật

chất đáp ứng mọi yêu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. Muốn vậy, chúng ta cần phải học cách chung sống hòa bình với chủ nghĩa tư bản và tiếp thu, kế thừa những thành quả lao động sản xuất mà nó đã đạt được qua hàng trăm năm phát triển, tích lũy.

Trên cơ sở phân tích những biến động về chính trị, xu thế phát triển của tình hình thế giới và thực trạng kinh tế - xã hội trong nước cũng như những nhu cầu cấp bách của đất nước cần giải quyết, Đảng ta chủ trương cần tập trung xây dựng kinh tế, đưa đất nước phát triển. Muốn vậy, phải tăng cường phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong khu vực, trong đó đặc biệt coi trọng ưu tiên phát triển quan hệ với các nước ASEAN.

Tháng 5-1988, Bộ Chính trị (khóa VI) đã họp Hội nghị lần thứ 13 bàn về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội VI trên lĩnh vực đối ngoại, Hội nghị 13 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết đổi mới tư duy về công tác ngoại giao để theo kịp những phát triển nhanh chóng của tình hình thế giới và có thể kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

Sau khi phân tích những diễn biến của tình hình trong quan hệ quốc tế, Bộ Chính trị đã có một số nhận định: Từ giữa những năm 1970, nhất là những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển quan trọng, đặt ra nhiều vấn đề mới cho tất cả các nước. Cách mạng khoa học kỹ thuật là bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất thế giới đã đặt ra cho các nước thuộc cả hai hệ thống nhiều vấn đề cấp bách buộc phải giải quyết, Bộ Chính trị đã đánh giá: Xu thế đấu tranh và hợp tác cùng tồn tại giữa các nước có chế độ xã hội khac nhau ngày càng phát triển.

Hội nghị lần thứ 13 của Bộ Chính trị (khóa VI) đã thực sự đổi mới sâu sắc về tư duy đối ngoại, thoát khỏi những ràng buộc cứng nhắc mang tính khuôn mẫu cũ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 Bộ Chính trị thể hiện rất rõ sự

điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Đảng ta trong điều kiện tình hình thế giới và khu vực có những thay đổi và biến động to lớn. Đảng ta đã nhận thức đúng tầm quan trọng của đường lối, chính sách đối ngoại trong giai đoạn cách mạng mới. Những chủ trương đúng đắn về chuyển hướng đối ngoại của Hội ngị 13 Bộ Chính trị là cơ sở quan trọng để sau này Đảng ta phát triển và nâng cao thành đường lối độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa ngày nay.

Chủ trương đúng đắn của Đảng ta trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng khu vực nhằm tạo nên bầu không khí hữu nghị và hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển kinh tế đất nước được tiếp tục phát triển trong các năm cuối của thập kỷ 80, cả về nhận thức và thực tiễn hành động. Trước khi Ban chấp hành Trung ương thông qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa VI), ngày 29-3-1989, Bộ Chính trị đã giải đáp một số vấn đề và nhấn mạnh về vai trò, nhiệm vụ của đối ngoại và quốc phòng, an ninh trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước: “… Chúng ta phải tạo ra điều kiện và môi trường

hòa bình để đất nước có thể phát triển trong thế ổn định. Đó là nhiệm vụ của tất cả các ngành các cấp từ trung ương đến cơ sở, nhưng trước hết là của quốc phòng, an ninh và đối ngoại”.

Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tiếp theo, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa VI) nêu rõ: Trên cơ sở tăng cường đoàn kết và đổi mới sự hợp tác với Liên Xô, Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng ta “Đang chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đối ngoại, từng bước mở ra những khả năng thuận lợi mới để phát triển quan hệ hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình với các nước trong khu vực như đối với các nước khác trên thế giới”.

Với tinh thần đổi mới của Đại hội VI, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI) đã phân tích một cách sâu sắc tình hình thế giới

và trong nước trong giai đoạn này. Hội nghị khẳng định tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa quan hệ với các nước trên thế giới và khu vực, chủ trương phải nhanh chóng, tích cực giải quyết vấn đề Campuchia bằng giải pháp chính trị và chuẩn bị tốt cho việc sớm rút hết quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia nhằm tháo gỡ những trở ngại chính trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN và thế giới nói chung. Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu nhấn mạnh cần: “Góp phần tích cực giải quyết vấn đề Campuchia bằng chính trị, đồng thời chuẩn bị tốt việc rút hết quân sớm trong trường hợp chưa có giải pháp về Campuchia. Xây dựng mối quan hệ mới với các nước ASEAN, tham gia tích cực và việc biến Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác”.

Tiếp đó, ngày 3-4-1989 Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 50 CT/TW về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa VI). Chỉ thị của Ban Bí thư nhấn mạnh: “Chúng ta tranh thủ hòa bình, nhưng không phải vì thế mà lơ là cảnh giác, từ bỏ đấu tranh, từ bỏ cách mạng. Chỉ thấy một mặt đấu tranh, không thấy xu thế đối thoại là không đúng”.

Cuối tháng 3-1990, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VI) họp Hội nghị lần thứ tám để nhận định về tình hình quốc tế, cuộc khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta trong giai đoạn mới. Nghị quyết số 8A của Hội nghị đã khẳng định: “Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm thêm bạn, bớt thù, giữ vững hòa bình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [3, 58]. Nghị quyết số 8A còn nhấn mạnh: “Kiên trì phương châm thêm bạn, bớt thù” và không để cho các vấn đề cục bộ, tạm thời, thứ yếu cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của ta. Hội nghị Trung ương lần thứ 13 đã phân tích và đánh giá đúng về tác động của cuộc khủng hoảng sâu sắc và nghiêm trọng của các nước xã hội chủ nghĩa đối với phong trào cách mạng thế giới và cách

mạng Việt Nam. Tuy nhiên, Hội nghị chưa dự kiến được khả năng sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô. Hội nghị nhận định rằng: Nhìn chung, chủ nghĩa xã hội đang ở giai đoạn khó khăn, thử thách gay go. Cuộc đấu tranh để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội đang diễn ra quyết liệt. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ vượt qua được thử thách, từng bước khắc phục khó khăn, tiếp tục tiến lên.

Đầu những năm 1990, do những biến động lớn về chính trị trên thế giới và bị suy yếu, cả Mỹ và Nga đều không còn đủ sức duy trì lực lượng quân sự của mình ở Đông Nam Á. Từ tháng 2-1991 đến cuối năm 1992, Nga đã rút khỏi cảng Cam Ranh của Việt Nam, và Mỹ buộc phải rút khỏi căn cứ quân sự Clack và Subic của Philippin. Điều đó làm cho các nước ASEAN lo ngại các cường quốc khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ có thể phát triển tiềm lực ảnh hưởng của mình ở khu vực, mà rõ nhất là Trung Quốc.

Cuộc xung đột trên Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và Trung Quốc không ngần ngại tỏ rõ ưu thế về sức mạnh quân sự của họ làm các nước ASEAN lo lắng. Các nước ASEAN lo ngại các nước lớn khác sẽ gia tăng ảnh hưởng và can thiệp sâu vào khu vực làm phức tạp quan hệ và hạn chế quyền lợi của mình nên có ý muốn kéo Việt Nam tham gia vào ASEAN để tăng thêm sức mạnh chính trị và quân sự cho tổ chức.

Có thể nói, trong quan hệ quốc tế ở giai đoạn này đã và đang nổi lên những xu hướng chủ yếu sau:

- Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế ngày càng trở thành nhu cầu bức xúc của tất cả các dân tộc và các quốc gia trên thế giới, không kể quốc gia đó thuộc hệ thống chính trị xã hội nào. Ưu tiên cho phát triển kinh tế và coi đó có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia được các nước hết sức chú ý.

- Các nước có chế độ xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình. Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt.

- Các quốc gia không phân biệt lớn nhỏ hay chế độ chính trị, xã hội tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế.

Qua các văn kiện chính thức cũng như những hoạt động của Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện rõ sự kế thừa, phát huy truyền thống hòa hiếu và nhân ái của cha ông ta trong lịch sử và được chỉ đạo bởi các phương châm và hành động rõ ràng:

- Kiên định giữ vững nguyên tắc nhưng linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

- Ưu tiên cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi đôi với việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

- Độc lập tự chủ đi đôi với đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, thực hiện phương châm “thêm bạn, bớt thù”.

- Mở rộng quan hệ hợp tác đi đôi với kiên trì bảo vệ nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng.

- Ưu tiên phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực đi đôi với việc mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới [4, 214].

Nằm trong khu vực được xem là năng động nhất và có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới, với điểm xuất phát thấp, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn và cố gắng tránh khỏi bị tụt hậu. Bởi vậy, tăng cường và phát triển các mối quan hệ hợp tác với bên ngoài mà trước hết là với các nước Đông Nam Á đã trở thành nhu cầu cấp bách và được xem là chính sách ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Nếu hợp tác chặt chẽ với ASEAN, biết khai thác những lợi thế, tranh thủ được vốn đầu tư và công nghệ cao của các nước ASEAN sẽ giúp Việt Nam dần tiếp cận và hội nhập với sự phát triển của khu vực. Để nâng cao vị trí, vai trò ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới, Việt Nam không thể đứng ngoài mà không phát triển quan hệ hợp tác với các nước ASEAN. Duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, tạo dựng một môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế vốn nhiều lần bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đưa đất nước theo kịp nhịp độ phát triển của các nước trong khu vực và thế giới là mong muốn và cũng là lợi ích lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn này.

Trong khi khả năng tập hợp lực lượng theo hai phe không còn và ta chưa có được những quan hệ quốc tế bình thường cần thiết để mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, việc Đảng ta đề ra chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế là hết sức đúng đắn nhằm xoay chuyển tình thế khó khăn của ta trong lĩnh vực đối ngoại. Trong bối cảnh tình hình chính trị quốc tế

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM - ASEAN GIAI ĐOẠN 1986 - 1995 (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)