Kết quả và kinh nghiệm

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 59 - 80)

2.3.1. Kết quả thực hiện phong trào

* Thành tựu

Với những chủ trương, chính sách của Đảng và tỉnh Uỷ Vĩnh Phúc về xây dựng đời sống văn hóa mới đã đáp ứng yêu cầu cấp bách về nâng cao đời sống tinh thần, nguyện vọng của nhân dân nhờ đó chất lượng đời sống của người dân ngày càng cao. Trong những năm 2000-2010 đã đạt được những thành tựu nổi bật sau:

Thứ nhất, Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ.

Cuộc vận động được kế thừa và nâng cao trong tình hình mới, khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết ở các cộng đồng dân cư, giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tương thân tương ái, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chăm lo các lĩnh vực văn hoá xã hội và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch vững mạnh.

Phong trào “xoá đói giảm nghèo” đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau ổn định phát triển kinh tế. năm 2005 hộ đói nghèo còn

54

18,04%, năm 2009 hộ nghèo giảm còn 7,7% (theo tiêu chí mới), không còn hộ đói, điều kiện về nhà ở đối với hộ nghèo được cải thiện. Tháng 11/2005 Vĩnh Phúc được Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Bằng ghi công xoá xong nhà tranh tre dột nát cho hộ nghèo. Vĩnh Phúc đang triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Chính phủ. Từ năm 2000 đến nay, quỹ

"Ngày vì người nghèo" và các nguồn vốn huy động được 50 tỷ đồng và xây

dựng được 4.560 nhà đại đoàn kết.

Tính từ năm 2000 đến nay phong trào “Uống nước nhớ nguồn” đã quyên góp được 55 tỷ đồng cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đã sửa chữa 924 nhà, làm mới 1.381 nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách. Các đơn vị điển hình thực hiện tốt là: thành phố Vĩnh Yên, huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo. Huyện Lập Thạch đã vận động nhân dân đóng góp gần 700 triệu đồng để tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; Thành phố Vĩnh Yên huy động các nguồn lực tặng 120 sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách trị giá 180 triệu đồng, phụng dưỡng đến cuối đời 7 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; huyện Yên Lạc tặng 3.500 thẻ bảo hiểm y tế cho các gia đình thương binh, liệt sĩ…

Năm 2000 có 620/1.644 khu dân cư đạt khu dân cư tiên tiến (đạt 37,7%), năm 2005 có 1.115/1.644 khu dân cư đạt khu dân cư tiên tiến (đạt 67,8%), năm 2009 có 1.092/1.421 khu dân cư tiên tiến (đạt 76,8%) gúp phần tích cực trong phong trào xây dựng làng, thôn, khu phố văn hoá. Trong đó có 30 khu dân cư tiên tiến xuất sắc 10 năm được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen, làng thành công, xã Lãng Công được Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng bằng khen, làng phú hạnh, xã Thượng Trưng được chính phủ tặng bằng khen [28,tr.7,8].

Thứ hai, Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa - Làng văn hóa phong phú về nội dung và hình thức.

55

Đầu tiên là phong trào xây dựng Gia đình văn hoá: Các địa phương đã tiến hành bình xét gia đình văn hoá công khai, dân chủ đảm bảo đúng quyết định số 62/QĐ-BVHTT của bộ văn hóa, thể thao & du lịch và quyết định 39/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời suy tôn các gia đình văn hoá xuất sắc đề nghị ubnd tỉnh cấp bằng công nhận nên chất lượng phong trào ngày càng được nâng lên. việc lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội gắn với phong trào xây dựng Gia đình văn hóa làm cho nội dung, tiêu chí phong trào xây dựng Gia đình văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Để nhân dân nhận thức rõ hơn tầm quan trọng trong việc giữ gìn xây dựng Gia đình văn hoá, nhằm nêu cao trách nhiệm mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình, làm cho gia đình thực sự là một tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội, năm 2007 tổ chức Hội nghị biểu dương Gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc lần thứ I: Hội nghị cấp huyện tuyên dương, khen thưởng 570 gia đình, Hội nghị cấp tỉnh đã tuyên dương, khen thưởng 253 Gia đình văn hóa và lựa chọn 13 Gia đình văn hóa tiêu biểu đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen và tuyên dương tại Hội nghị cấp Trung ương.

Số lượng công nhận Gia đình văn hóa tăng hàng năm: năm 2000 có 157.099/238.081 gia đình đạt 65%, năm 2005 có 197.031/245.175 gia đình đạt 80%, năm 2009 có 188.595/232.560 đạt 81,1% trong đó có 785 gia đình văn hóa xuất sắc được Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận.

Tiếp theo là phong trào xây dựng Làng, Khu phố văn hoá: Phong trào xây dựng Làng, Khu phố văn hoá phát triển đồng đều ở các địa phương với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Năm 2009 trên cơ sở phong trào xây dựng Làng văn hoá các huyện, thành, thị đã Tổng kết 20 năm phong trào xây dựng Làng văn hoá và biểu dương 310 Làng văn hoá, lựa chọn được 33 Làng văn hoá xuất sắc đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen tại Hội nghị biểu dương của tỉnh. 03 Làng

56

văn hoá xuất sắc (Tảo Phú, Đình Chu, Vũ Di) được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen và tuyên dương tại Hội nghị Tổng kết 20 năm phong trào xây dựng Làng văn hoá.

Năm 2000 có 249/876 làng, khu phố đạt 28%, đến năm 2004 có 617/1.275 làng, khu phố đạt tiêu chuẩn Làng văn hóa đạt 48% , năm 2009 cú 771/1.304 làng (đạt 59,1 %). trong đó 319 làng văn hoỏ xuất sắc được UBND tỉnh cấp bằng công nhận Làng vă hóa. Lễ đón nhận bằng công nhận làng văn hoá đã thực sự trở thành ngày hội văn hoá, là niềm tự hào của nhân dân. Điển hình như làng văn hoá ở các xã: Vũ Di, Tứ Trưng, Vân Hội, Đồng Tâm, Hợp Thịnh, Đình Chu, Nguyệt Đức, Liên Châu, Thanh Lãng, thị trấn Yên Lạc …. phong trào xây dựng Làng văn hóa đã góp phần tích cực vào việc xây dựng các cộng đồng dân cư ổn định về chính trị, từng bước phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở phong trào xây dựng Làng văn hoá chọn xây dựng 17 Làng văn hoá trọng điểm (theo tiêu chí Làng văn hoá trọng điểm). Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quy mô, thiết kế xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt theo từng Dự án Làng văn hoá trọng điểm và giao 3 tỷ đồng/làng cho chủ đầu tư (UBND cấp xã): Năm 2007 lập 7 Dự án Trung tâm Văn hoá - Thể thao của 7 làng (Tảo Phú, Trung Hà, Bình Sơn, Văn Trưng, Vũ Di, Yên Lan, Hiển Lễ). Năm 2008 lập 4 Dự án Trung tâm Văn hoá - Thể thao của 4 làng (Lai Sơn, Vân Hội, Quan Tử, Gò Dùng). Năm 2009 lập Dự án 06 Trung tâm Văn hoá - Thể thao (Nhật Chiêu, Thượng Trưng, Đình Chu, Bảo Phát, Chùa Vàng, Hương Canh). Đến nay UBND tỉnh đã cấp kinh phí cho 17 Dự án Trung tâm Văn hoá - Thể thao với tổng số kinh phí là 44 tỷ đồng và nguồn vốn đối ứng của địa phương. Trong đó đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 09 Trung tâm Văn hoá - Thể thao (làng Trung Hà, Vũ Di, Tảo Phú, Văn Trưng, Bình Sơn, Lai Sơn, Vân Hội, Quan Tử, Nhật Chiêu), điển hình là làng Tảo Phú -

57

xã Tam Hồng với tổng kinh phí xây dựng là 11 tỷ đồng, làng Nhật Chiêu - Liên Châu là 7 tỷ đồng [28,tr.10,11].

Thứ ba, Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Về phát triển kinh tế: Những năm qua nền kinh tế của tỉnh đạt độ tăng trưởng cao, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Năm 2001-2005 tổng sản phẩm tăng trưởng (GDP) tăng bình quân 15,3%, GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 515 USD. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 17,2%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 1.250 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Hiện nay tỉnh có cơ cấu: công nghiệp - xây dựng 52,2%, dịch vụ 26,6%, nông nghiệp 21,2%. Dần từng bước hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới đến nay đã có 06 khu công nghiệp: Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện, Chấn Hưng, Sơn Lôi, Hội Hợp cùng Khu đô thị Hà Tiên, Khu đô thị Nam Đầm Vạc đã hoạt động và đang được đầu tư hoàn thiện. Các khu công nghiệp đã thu hút 422 dự án (FDI, DDI), thu hút trên 70 ngàn lao động. Phong trào giao thông nông thôn, xây dựng đường làng, hệ thống thoát nước mặt… khởi đầu ở huyện yên lạc đến nay đã trở thành phong trào phát triển rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh. hàng ngàn km đường giao thông làng, thôn được bê tông, gạch hoá với nguồn đóng góp chủ yếu của nhân dân như: huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Yên ... làm cho bộ mặt nụng thụn cú nhiều đổi mới [28,tr.8].

Về công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội: Tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng công an với các ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật và tích cực tham gia bảo vệ an ninh trật tự. Công an tỉnh đã tham mưu Ban chỉ

58

đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh biên soạn, in ấn và phát hành 3.000 cuốn “Vì bình yên cuộc sống - Điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; 14.500 cuốn “100 câu hỏi và đáp về nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự của Tổ liên gia tự quản”; hơn 10.600 cuốn “Tài liệu tuyên truyền về 5 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và 60 năm thành lập Công an xã” làm tài liệu tuyên truyền phổ biến đến cơ sở. Duy trì các chuyên mục, chuyên trang trên Báo, Đài tỉnh; đăng tải các tin, bài, ảnh tuyên truyền về lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương và hệ thống truyền thanh cơ sở. Công an tỉnh phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công liên hoan “Gia đình văn hoá - Làng văn hoá tiêu biểu phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ nhất” tại 2 cụm Lập Thạch và Vĩnh Tường đã có hiệu ứng tốt trong dư luận xã hội. Cuộc vận động toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, tham gia quản lý giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư trong 10 năm qua đã thu được những kết quả quan trọng. Quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng công an 24.281 nguồn tin, trong đó có hàng nghìn nguồn tin có giá trị phục vụ công tác điều tra, bắt giữ tội phạm. Tham gia quản lý, giáo dục 4.102 lượt người vi phạm an ninh trật tự theo quyết định quản lý giáo dục của Chủ tịch UBND cấp xã, hàng nghìn trường hợp chuyển biến tiến bộ tái hoà nhập cộng đồng, đã góp phần hạn chế phát sinh tội phạm. Phát hiện và tham gia hoà giải 7.540 vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân không để phát sinh phức tạp, góp phần đảm bảo an ninh nông thôn v.v... [28,tr.8,9].

Về sự nghiệp giáo dục - y tế và thực hiện chính sách dân số, đảm bảo vệ sinh môi trường: Giáo dục đào tạo phát triển cả về quy mô, chất lượng, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ: Chất lượng giáo dục ngày được nâng lên rõ rệt ở tất cả các cấp học và các loại hình đào tạo, số học sinh giỏi các cấp học, bậc học tăng

59

hàng năm. Số học sinh đỗ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng cao. Cơ sở vật chất trường lớp không ngừng được đầu tư, 100% xã, phường, thị trấn có trường học cao tầng, có trung tâm học tập cộng đồng, đến nay đã có 91 trường mầm non, 125 trường tiểu học, 45 trường trung học cơ sở, 11 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Toàn tỉnh phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở năm 2002. 100% các trường thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm đạt 3 mục tiêu cụ thể: có công trình vệ sinh sạch sẽ; nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng; lựa chọn và đưa trò chơi dân gian, hoạt động tích cực vào nhà trường. Trong năm học 2009-2010 toàn ngành giáo dục đã nhận chăm sóc 195 di tích lịch sử văn hoá (65 di tích cấp Quốc gia, 130 di tích cấp tỉnh), 195 nghĩa trang, đền thờ, đài tưởng niệm liệt sĩ ở các địa phương, đưa các trò chơi dân gian và các hoạt động tích cực vào nhà trường phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh và văn hoá vùng miền, địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân được tăng cường về vật chất, thiết bị và đội ngũ cán bộ. Hiện nay đã có 114 Bác sĩ đang công tác tại các Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh, 100% Trạm y tế có Nữ hộ sinh hoặc Y sĩ sản nhi, 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. Toàn tỉnh có 137/137 xã có trạm y tế, trong đó 130 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia. Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện đều khắp trên các địa bàn; 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng.

Công tác Vệ sinh môi trường được đảm bảo, hàng năm không để xảy ra dịch lớn, 80% hộ vùng nông thôn được dùng giếng khơi, 90% hộ vùng đô thị dùng nước máy, số hộ vùng nông thôn dùng hố xí hợp vệ sinh đạt 60%, vùng đô thị đạt 90% [28,tr.9].

Các hoạt động nghệ thuật được tổ chức thường xuyên đến từng thôn, làng:

60

Chèo) phục vụ 40 xã miền núi (4 đêm/xã). Chiếu phim (Trung tâm PHP và Chiếu bóng) phục vụ 40 xã miền núi (5 đêm/xã). Từ năm 2008 chiếu phim phục vụ 40 xã/85 xã không thuộc xã miền núi vùng nông thôn (2 đêm/xã).

Đến nay trên 90% hộ gia đình có phương tiện nghe, nhìn, trên 50% hộ gia đình có điện thoại cố định làm phương tiện thông tin, 100% gia đình có radio, 100% xã có hệ thống loa truyền thanh tới làng, thôn, bản.

Hàng trăm đội văn nghệ quần chúng ở các Làng văn hoá hoạt động với nhiều hình thức: giao lưu giữa các làng văn hoá và tham gia liên hoan, hội diễn các cấp. các loại hình câu lạc bộ ngày càng phát triển, có 723 câu lạc bộ: gia đỡnh văn hoá, gia đình trẻ, câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, chèo, dân ca, thơ, gia đình nông dân văn hoá, khuyến nông, khuyến học… sinh hoạt định kỳ với nhiều chuyên đề và hình thức sinh hoạt phong phú thu hút hàng ngàn hội viên tham gia [28,tr.12,13].

Phong trào rèn luyện thân thể được diễn ra thường xuyên, tích cực: Phong trào được các tầng lớp nhân dân tự nguyện tham gia, phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Số người tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên có 240.000 người = 20% dân số, số gia đình được công nhận gia đình thể thao có 26.399/241.815 đạt 11%, có 205 câu lạc bộ thể dục thể thao và 60% số làng xã đã có sân bãi thể thao.

Trên cơ sở của phong trào thể dục - thể thao quần chúng phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội thể dục - thể thao lần I (2001), SEGAMES 22 tại Vĩnh Phúc (2003), Đại hội TDTT lần thứ II (2005). Đặc biệt tại Đại hội TDTT lần thứ III (2010) diễn ra quy mô, hoành tráng thu

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 59 - 80)