1.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Thứ nhất, về đặc điểm tự nhiên
Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập vào năm 1997.
Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội, dân số năm 2013 là 1.027.000 người, có 7 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện; 137 xã, phường, thị trấn.
21
Với những điều kiện tự nhiên đó, Vĩnh Phúc đã sớm thu hút được con người đến khai phá, sinh cơ lập nghiệp và trong cuộc đấu tranh vật lộn với mọi trở lực của thiên nhiên cũng như trong các cuộc chiến đấu chống bọn ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, các thế hệ nhân dân Vĩnh Phúc từ thế hệ này sang thế hệ khác đã phát huy truyền thống của cha ông, xây dựng Vĩnh Phúc thành một tỉnh ngày một giàu đẹp văn minh.
Thứ hai, về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh
Vĩnh Phúc là tỉnh có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống đó được phát huy cao độ trong sản xuất, chiến đấu. Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều tên làng và cá nhân ở Vĩnh Phúc đã in đậm những chiến công được cả nước biết đến, tiêu biểu như chiến thắng Khoan Bộ, Xuân Trạch, Núi Đinh, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân với câu nói bất hủ “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn; Vĩnh Phúc còn được các địa phương biết tới là nơi khởi nguồn của đổi mới tư duy quản lý nông nghiệp - nông thôn, với phương thức “khoán hộ” táo bạo vào cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XX, đó là bước đi mang tính đột phá, tạo cơ sở thực tiễn cho đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Đảng ta sau này.
22
Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, đặc biệt sau 15 năm tái lập, 4 nhiệm kỳ Đại hội (XII, XIII, XIV, XV), dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và đáng tự hào.
Từ một địa phương thuần nông trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn, là trung tâm sản xuất ô-tô, xe máy hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin có nhiều chuyển biến; an ninh quốc phòng được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,24%/năm; thu ngân sách tăng nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên 18.596 tỷ đồng năm 2013.
Trong phát triển công nghiệp, tỉnh đã đưa ra những giải pháp phát triển mang tính đột phá, từ một tỉnh chỉ có một khu công nghiệp đến nay đã hình thành được 20 khu công nghiệp với quy mô 6.000 ha, lũy kế đến năm 2013 thu hút 675 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có nhiều tập đoàn lớn đã đến đầu tư tại tỉnh. Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng trên 60% tổng dân số.
Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và có nhiều chuyển biến. Đến năm 2013, tỉnh đã triển khai lập quy hoạch 11 phân khu theo danh mục các đồ án quy hoạch phân khu- quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc; lập 3 quy hoạch xây dựng vùng chức năng đô thị phía Bắc, Nam, Tây đô thị Vĩnh Phúc theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh làm cơ sở triển khai Quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị.
23
Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hóa xã hội khác cũng đều đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh đạt kết quả cao, đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về tỉ lệ (đạt 17,86 %) và đứng thứ 2 sau Hà Nội về số lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Người dân Vĩnh Phúc luôn mang trong mình niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước và một nền văn hóa rực rỡ. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà... Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Hai Bà Trưng, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu...
Với nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển, Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2020 là tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước, có những khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế
24
và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ này. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 đạt 14-15%/năm, trong đó: giai đoạn 2011-2015 đạt 14-15%, giai đoạn 2016-2020 đạt 14- 14,5%. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2015 đạt 3.500-4.000 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 6.500-7.000 USD.
Như vậy, với những thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện, tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Đồng thời, với những thuận lợi đó đã khuyến khích người dân tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều phong trào thi đua sôi nổi về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đặc biệt là dưới sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với Uỷ ban MTTQ và các Đoàn thể, người dân trong tỉnh đã đoàn kết trong việc xây dựng đời sống văn hoá mới hiện nay.
1.2.2. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa mới trước năm 2000
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới đất nước theo tinh thần của Đảng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo nhân dân đạt được một số thành tựu đạt sau:
Vĩnh Phúc là một tỉnh có dân số khá đông, trong đó có 80% dân số sống ở nông thôn. Trước đây, phần lớn người dân trong tỉnh đều làm nông nghiệp nhưng quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng ở Vĩnh Phúc đã thu hút hàng vạn lao động trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận về làm việc tại các doanh nghiệp. Vậy nên người dân trong tỉnh đã dần trở thành công nhân lao động trong các khu công nghiệp. Vì vậy chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần của người dân làm nông nghiệp và công nhân lao động đang là vấn đề rất được quan tâm bởi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đời sống văn hoá, tinh thần càng trở nên cần thiết và nó có khả năng tái tạo sức lao động, tăng cường khả năng sáng tạo của mỗi người dân.
25
Xác định chăm lo đến đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân lao động là một giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, hàng năm, Liên đoàn lao động tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan như: Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch, Trung tâm Phát hành phim, Trung tâm Văn hoá tỉnh tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ, tổ chức các giải thể thao trong các thôn xã, huyện. Qua đó đã nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân, góp phần xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.
Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động này trong các thôn, xã, huyện còn gặp nhiều hạn chế nhất định như: kinh phí còn ít, các hoạt động tổ chức chưa thường xuyên, không có điều kiện để tổ chức các hoạt động lớn. Vì vậy, có đến 96% người dân yêu cầu có nhiều hơn những khu vui chơi, giải trí cho cụ thể từng thôn, xã được thư giãn sau những ngày làm việc; có 67% người dân yêu cầu có nhà văn hoá chung cho người dân trong thôn, xã được giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao.
Thực tế cho thấy, đời sống vật chất khó khăn và lao động trong thời gian dài của người dân đã khiến mức hưởng thụ văn hoá luôn ở mức thấp. Phần lớn người dân chưa được tiếp nhận thông tin thường xuyên và đầy đủ về thông tin chính trị - xã hội và chính sách, pháp luật trong đó có cả những quy định về quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến bản thân người dân. Nguyên nhân của tình hình trên là do các thiết chế hoạt động văn hoá - thể thao, vui chơi giải trí còn thiếu, chưa được đầu tư đúng mức, nhất là khu vực đồng bào dân tộc, các xã nghèo vùng nông thôn, miền núi khó khăn. Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội hết sức phức tạp ảnh hưởng đến đời sống văn hoá cộng đồng. Sự nhận thức, quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, nhất là cơ sở ở một số địa phương chưa được coi trọng. Và là do đội ngũ cán bộ văn hoá, nhất là cán bộ văn hoá cơ sở chưa được quan tâm đúng mức,
26
chưa được đào tạo có hệ thống phải kiêm nhiệm và biến động nhiều. Ngoài ra, bản thân người dân cũng không quan tâm đến các vấn đề thời sự, văn hóa thông tin, chính trị,…
Hoạt động xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân trong các thôn, xã là rất cần thiết nhưng hiện nay việc tổ chức cho người dân vui chơi, giải trí nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần trên địa bàn tỉnh có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa thường xuyên, thiếu sự tập trung trọng điểm vào các vùng, các đối tượng đã bộc lộ một số bất cập mà chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Trong tỉnh còn nhiều tình hình trộm cắp, cướp giật, đánh nhau, cờ bạc, mê tín dị đoan, ma tuý, mại dâm đã xuất hiện ở nhiều thôn, xã.
Nhằm từng bước chăm lo tới đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, trong thời gian tới, mục tiêu chung của công tác xây dựng và chăm lo đời sống văn hóa tinh thần nhân dân trong tỉnh là tạo môi trường văn hóa lành mạnh để người dân phát triển và trưởng thành; xây dựng nhiều tập thể có đời sống văn hoá tốt, chăm lo đời sống tinh thần và nuôi dưỡng giá trị văn hoá lành mạnh. Xây dựng công dân mới có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn tốt, có sức khoẻ và lối sống văn hoá. Tích cực hưởng ứng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá như: gương người tốt, việc tốt; điển hình tiên tiến; xây dựng gia đình, cơ quan, doanh nghiệp văn hoá gắn với chương trình xoá đói, giảm nghèo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Để thực hiện thành công mục tiêu chung trên, trước hết cần xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách về phát triển đời sống vật chất, văn hóa cho đa số người dân trong tỉnh, trong đó cần đảm bảo huy động các nguồn lực: sự đầu tư của tỉnh, sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức công đoàn và toàn xã hội. Đồng thời cần xây dựng và hoàn thiện các thiết chế
27
văn hóa xã hội đồng bộ; tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong các hộ dân. Đặc biệt, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội, các thôn, xã, huyện thực hiện nghiêm túc trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Có thể nói, trong nhiều năm qua, cùng với cả nước, Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, do đó cùng với mức tăng trưởng GDP, mức sống của người dân không ngừng được cải thiện. Người dân Vĩnh Phúc ngày càng có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn hóa nhiều hơn. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và nhiều hình thức vui chơi giải trí diễn ra sôi nổi, ngày càng thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Bên cạnh đó, sinh hoạt văn hóa tập thể rất được quan tâm ở nhiều khía cạnh. Như vậy, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân trong tỉnh ngày càng cao, tuy nhiên mức độ còn thấp so với sự phát triển của xã hội. Do đó, để góp phần nâng cao hơn nữa mức độ hưởng thụ văn hóa của mọi người dân, đòi hỏi các cấp chính quyền thành phố cần phải tăng cường vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống văn hóa - xã hội, đồng thời tập trung xây dựng những thiết chế văn hóa mới xứng tầm thời đại, thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc, truyền thống dân tộc.
28
TIỂU KẾT
Sự nghiệp xây dựng đời sống văn hoá là một sự nghiệp lâu dài, cần phải tiến hành một cách bền bỉ, vững trắc, thường xuyên trên cơ sở phát huy sáng kiến và kinh nghiệm của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đây không chỉ là công việc ở cấp cơ sở phường, xã, thôn xóm, đơn vị cơ sở gắn liền với cộng đồng dân cư mà còn là công việc của ngay chính các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội; của tất cả các Bộ, ban, nghành ở Trung Ương và địa phương. Đó cũng không phải là công việc riêng của một các nhân nào mà cần có sự phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng để tạo nên môi trường văn hoá lành mạnh của đất nước. Vì vậy, xây dựng đời sống văn hoá là yêu cầu khách quan và là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước.
Với vị trí địa lí thuận lợi, con người cần cù sáng tạo cùng với sự quan tâm, tổ chức, lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ, đây sẽ là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng đời sống văn hóa mới trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2000-2010.
29
Chƣơng 2
QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 2.1. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa mới từ năm 2000 đến năm 2005
2.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
* Chủ trương của Trung ương Đảng
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào