c) Thí nghiệm xác định tỉ lệ phối chế nguyên liệu và syrup đường
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA QUÁ TRÌNH TRÍCH LY [8] [9]
3.1.1 Kết quả khảo sát tỉ lệ nguyên liệu và dung môi
Trong quá trình trích ly tỉ lệ nguyên liệu và dung môi rất quan trong vì dung môi là môi trường để các chất tan khuếch tán ra cho nên nếu lượng dung môi không
Đóng chai, làm nguội Nguyên liệu thô Nghiền thô 1:1.5 1:0.5 1:1 1:2 1:2.5 Lọc Trích ly
đủ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình chiết tách còn lượng dung môi quá nhiều sẽ gây lãng phí về mặt kinh tế.
Do đó, tiến hành nghiên cứu khảo sát tỉ lệ nguyên liệu và dung môi ở 1:25; 1:28; 1: 30; 1: 33; 1: 35. Sau khi đo độ hấp thu, ta thu được kết quả như hình 3.1 và bảng 3.1.
Hình 3.1: Dịch trích ly atiso theo tỉ lệ nguyên liệu: dung môi
Bảng 3.1:Kết quả đo độ hấp thu của dịch chiết theo tỉ lệ nguyên liệu: dung môi
Mẩu Tỉ lệ nguyên liệu : dung môi Điểm hấp thu (Abs)
1 1:25 2.878 2 1:28 2.923 3 1:30 2.974 4 1:33 2.878 5 1:35 2.836
Dựa vào bảng kết quả 3.1 vẽ được đồ thị như hình 3.2 thể hiện mối quan hệ giữa tỉ lệ nguyên liệu: dung môi và độ hấp thu.
Qua đồ thị 3.2, nhận thấy tỉ lệ nguyên liệu và dung môi càng tăng thì độ hấp thu càng cao.
Cụ thể, khi tỉ lệ nguyên liệu: dung môi có sự thay đổi từ 1:25-1:30 thì độ hấp thu của dịch trích ly cũng tăng từ 2.878-2.974 Abs. Đó là do khi lượng dung môi càng cao thì chênh lệch độ ẩm càng lớn nên các chất dễ dàng trích ly ra ngoài.
Tỉ lệ nguyên liệu: dung môi có sự thay đổi từ 1:30-1:35 thì độ hấp thu không tăng tiếp mà giảm xuống từ 2.974-2.836 Abs. Do lượng dung môi sử dụng quá nhiều làm ngăn cản quá trình trích ly, đồng thời làm pha loãng các chất nên độ hấp thu đo được của dịch chiết thấp.
Như vậy, dựa vào kết quả bảng 3.1 và đồ thị hình 3.2 cho thấy tại tỉ lệ 1:30 thì độ hấp thu đạt cao nhất chứng tỏ với tỷ lệ này đủ để trích ly các chất tan trong atiso triệt để nên chọn tỉ lệ trích ly là 1:30.