TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƢỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
92
tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại,
khắc phục hậu quả” trong xu thế chung về hoàn thiện hệ thống pháp luật của
nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cần phải có các giải pháp nhƣ sau:
3.3.1. Hoàn thiện và ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất Bộ luật hình sự Việt Nam
Thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy nhìn chung đã đáp ứng đƣợc yêu cầu về đấu tranh, phòng chống và xử lý các loại tội phạm với tính giáo dục cao; kiềm chế đƣợc phạm pháp hình sự và hạn chế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội cũng nhƣ ổn định tình hình trật tự xã hội. Song qua một thời gian dài áp dụng và thi hành bộ luật cho thấy ngoài những bất cập, hạn chế trong công tác tổ chức thi hành, còn tồn tại những bất cập, hạn chế xuất phát từ các quy định của Bộ luật hình sự, đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và yêu cầu hội nhập quốc tế. Trong đó những bất cập, hạn chế từ chính các quy định của BLHS nói chung và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục
hậu quả” nói riêng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến
những hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng trong thời gian qua.
Vì vậy việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung những quy định cũ, xây dựng những quy định mới nhằm hoàn thiện PLHS về tình tiết giảm nhẹ TNHS là đòi hỏi có tính cấp bách. Tuy nhiên, việc đổi mới và hoàn thiện này phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và phải là cơ sở pháp lý vững chắc thể hiện đƣợc các tƣ tƣởng pháp chế, nhân đạo, dân chủ, cũng nhƣ phù hợp với PLHS các nƣớc trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Và đây cũng chính là phƣơng hƣớng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định của PLHS Việt Nam đối với quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện
93
sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Trên cơ sở này, chúng tôi
đƣa ra một số phƣơng hƣớng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định của PLHS Việt Nam về tình tiết này nhƣ sau:
- Khái quát và pháp định hóa việc áp dụng, đồng thời phân hóa việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhẹ đối với các trƣờng hợp cụ thể của quy định về ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả. Xuất phát từ sự nhận thức pháp luật không thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật đối với tình tiết giảm nhẹ TNHS “Người phạm tội tự nguyện
sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong quyết định hình
phạt nên theo quan điểm của tác giả cần thiết phải có các quy phạm pháp luật mang tính “định tính”, khái quát cao để tránh việc áp dụng pháp luật đối với tình tiết giảm nhẹ này mang tính tùy nghi, duy ý chí.
Ngoài ra, do tâm lý hầu mong có một phán quyết nhẹ về TNHS, ngƣời phạm tội và ngƣời thân của họ thƣờng cố gắng mọi cách để đƣợc áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS “Người phạm tội tự nguyện sửa
chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Vấn đề này ở mức độ nào đó
đã làm cho việc áp dụng các quy định về “Người phạm tội tự nguyện sửa
chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” chƣa thực sự khách quan,
công tâm, định tội và quyết định hình phạt đúng ngƣời đúng tội. Do vậy, quy định càng rõ ràng, dễ hiểu bao nhiêu thì càng khiến cho cơ chế áp dụng tình tiết này càng công khai, minh bạch và công bằng bấy nhiêu.
- Xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng cho cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tố tụng trong việc thực hiện phổ biến, giải thích cho những đối tƣợng thuộc diện có thể đƣợc hƣởng hoặc những cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật có thể xác lập cho ngƣời phạm tội đƣợc hƣởng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu
94
những đối tƣợng đƣợc quy định trong Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP để các đối tƣợng đó hiểu đƣợc rằng nếu họ hành động nhƣ vậy sẽ có thể đƣợc xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Đây cũng là một trong những hành động tuyên truyền pháp luật, nâng cao dân trí, khuyến khích sự ăn năn, hối cải.
Bên cạnh đó, tác giả cho rằng, cần tiếp tục ban hành văn bản hƣớng dẫn áp dụng một cách thống nhất pháp luật với các quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục
hậu quả”. Và xung quanh việc áp dụng các quy định này, trên quan điểm
nghiên cứu cá nhân, tác giả có một số nhận xét và kiến nghị nhƣ sau:
Thứ nhất, ngƣời đƣợc áp dụng các tình tiết “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” cần phải đƣợc áp dụng
theo hƣớng đây là quy định gồm ba tình tiết giảm nhẹ, cho nên nếu trƣờng hợp ngƣời phạm tội có trên một hành vi thuộc quy định “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” thì họ cần đƣợc
hƣởng trên một tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS. Mặc dù trong BLHS năm 1999 của nƣớc ta, nhà làm luật chƣa quy định cụ thể về vấn đề này nhƣng thực tiễn xét xử cho thấy, ngƣời đƣợc áp dụng quy định “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” hầu hết đƣợc hiểu theo hƣớng là một tình tiết giảm nhẹ
mà không tách biệt riêng rẽ các hành vi để đánh giá. Có nghĩa là dù ngƣơi phạm tội đồng thời có hai hay cả ba hành vi là sửa chữa, bồi thƣờng và khắc phục thì vẫn chỉ đƣợc tính là một tình tiết giảm nhẹ. Đây chính là điều còn chƣa rõ ràng trong quy định pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có một cách hiểu thống nhất, một cách áp dụng hợp lý và cần đƣợc nhà làm luật khẳng định dứt khoát trong BLHS hiện hành hay các văn bản luật hƣớng dẫn.
95
Điều 46 BLHS hiện tại còn chƣa thật đầy đủ, rõ ràng để làm căn cứ xuất trình xin áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại tòa dẫn đến việc khó khăn không chỉ cho ngƣời thực hiện mà còn đối với những ngƣời áp dụng pháp luật nói chung. Cụ thể theo quy định tại điểm d, tiểu mục 1.1, mục 1 Nghị quyết 01/2006/NQ- HĐTP quy định:
Bị cáo (không phân biệt là ngƣời đã thành niên hay ngƣời chƣa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chƣa thành niên xuất trình đƣợc chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhƣng ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thƣờng khi có yêu cầu [20].
Với việc quy định chung chung việc “xuất trình được chứng cứ chứng
minh” thật sự khiến cho quy định này không mang tính thực tiễn và tính khả thi.
Hiện nay, riêng đối với tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa,
bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” ngoài việc đƣợc quy định tại điểm b,
khoản 1, Điều 46 BLHS thì còn đƣợc hƣớng dẫn áp dụng cụ thể trong Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao nhƣng việc áp dụng thống nhất và triệt để quy định này vẫn gặp những khó khăn nhất định. Nhƣ đã phân tích ở các phần trƣớc, ý nghĩa của việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ nói chung và tình tiết giảm nhẹ TNHS“người phạm tội tự
nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” nói riêng, một
mặt thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội, mặt khác còn thể hiện việc đánh giá của nhà nƣớc về khả năng cải tạo, giáo dục đối với ngƣời phạm tội. Và có thể nói đối với tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục
96
hậu quả” thì tiêu chí quan trọng có tính chất quyết định hành vi sửa chữa, bồi
thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả đối với hậu quả của tội phạm đƣợc xếp vào khoản 1 hay khoản 2 Điều 46 BLHS đó chính là yếu tố “tự nguyện”. Việc xác định này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến việc quyết định hình phạt theo nhƣ quy định tại Điều 47 BLHS song hầu hết các quy định không đề cấp đến cơ chế nào để xác định “tính tự nguyện”. Điều này dẫn đến việc áp dụng tùy tiện trong thực thế, mang tính “cấu thành hình thức”. Có nghĩa là chỉ cần có hành vi “sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” từ phía ngƣời phạm tội hoặc những ngƣời theo quy định của pháp luật mặc nhiên ngƣời phạm tội đƣợc hƣởng tình tiết giảm nhẹ này mà không quan tâm đến việc các hành vi đó xuất phát từ sự tự nguyện hay do một động cơ, nguyên nhân nào khác. Điều này sẽ khiến việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ không phát huy triệt để đƣợc ý nghĩa của nói trong thực tiễn. Do vậy, vấn đề về việc tăng cƣờng văn bản hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về tình tiết giảm nhẹ TNHS
“người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” lại càng trở nên cấp thiết.
Với những tồn tại, vƣớng mắc nêu trên cần thiết phải tăng cƣờng thêm văn bản hƣớng dẫn để giúp áp dụng một cách dễ dàng, chính xác và thống nhất trong pháp luật thực định đối với quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS
“người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Theo quan điểm cá nhân của ngƣời viết, để tăng cƣờng thêm văn bản hƣớng dẫn áp dụng thống nhất tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”, cần làm những
vấn đề nhƣ sau:
- Tổng kết việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ nói chung và tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” nói riêng trong thực tiễn xét xử của Việt Nam về các nội
97
dung nhƣ: Thực trạng trong cơ chế ghi nhận các điều kiện để đƣợc hƣởng các tình tiết giảm nhẹ; nhận thức của các cơ quan, ngƣời áp dụng pháp luật nhƣ thế nào về các tình tiết giảm nhẹ nói chung và tình tiết giảm nhẹ TNHS
“người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” nói riêng.
- Hệ thống lại các văn bản quy phạm pháp luật hiện đang điều chỉnh đối với tình tiết “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại,
khắc phục hậu quả”. Căn cứ thực tiễn áp dụng đối với các tình tiết này, đánh
giá những khó khăn vƣớng mắc trong việc áp dụng để có phƣơng hƣớng ban hành các văn bản pháp luật nhằm hƣớng dẫn, làm rõ các vấn đề khó hiểu, các quy định chƣa cụ thể, khó áp dụng, góp phần thống nhất nhận thức pháp luật về nội dung của các tình tiết giảm nhẹ nói chung và tình tiết “Người phạm tội
tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” nói riêng.
- Căn cứ trên các khó khăn, vƣớng mắc của việc áp dụng quy định pháp luật về “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục
hậu quả” trong thực tiễn ban hành các văn bản pháp lý hƣớng dẫn cụ thể về
cơ chế ghi nhận, quy định khung về mức độ giảm nhẹ hình phạt tƣơng ứng với mức độ của hành vi sửa chữa, bồi thƣờng, khắc phục để làm căn cứ cụ thể cho Tòa án áp dụng một cách sát nhất có thể.
3.3.2. Tăng cường năng lực, đội ngũ cán bộ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, điều tra viên
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ:
Công tác cán bộ của các cơ quan tƣ pháp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tƣ pháp còn thiếu về số lƣợng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức.
98
Đây là một vấn đề nghiêm trọng, làm ảnh hƣởng đến kỷ cƣơng, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy Nhà nƣớc... [3].
Vấn đề này lại đƣợc một lần nữa nhấn mạnh trong nội dung phƣơng hƣớng nhiệm vụ cải cách tƣ pháp của Nghị quyết số 49-NQ/TW cụ thể về phƣơng hƣớng cải cách tƣ pháp:
Xây dựng đội ngũ cán bộ tƣ pháp, bổ trợ tƣ pháp, nhất là cán bộ có chức danh tƣ pháp, theo hƣớng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh [5].
Trong việc áp dụng pháp luật liên quan đến các tình tiết giảm nhẹ nói chung, và tình tiết “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại,
khắc phục hậu quả” nói riêng cho thấy việc các cơ quan và ngƣời có thẩm
quyền áp dụng chƣa thật triệt để theo tinh thần của quy định này dẫn đến việc giá trị, mục đích của tình tiết giảm nhẹ không phát huy hiệu quả trong thực tế. Thực trang đó một phần do tinh thần trách nhiệm, năng lực trình độ và kinh nghiệm công tác của một số cán bộ (đặc biệt là cấp huyện) làm điều tra, kiểm sát điều tra còn hạn chế, dẫn đến việc nghiên cứu không đầy đủ, đề xuất không chính xác ở một số vụ án. Hơn nữa, cũng phải nói đến một nguyên nhân nữa là do lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ có nơi chƣa quan tâm nhiều đến các thông tin, chứng cứ, tài liệu dẫn đến quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án trái pháp luật. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết ở đây đòi hỏi phải nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, ý thức pháp luật và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tƣ pháp nói chung, ngƣời có thẩm quyền áp dụng “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong
99
đặc biệt là học tập kiến thức để nâng cao nhận thức của cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán... về các quy định của PLHS, pháp luật tố tụng hình sự để vận dụng pháp luật chính xác vào những trƣờng hợp cụ thể trên thực tế. Để làm đƣợc việc đó, đòi hỏi hàng quý, hàng năm các cơ quan tƣ pháp phải nghiêm túc tiến hành nhận xét, đánh giá về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ ý thức pháp luật của từng cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mình.
Trong lĩnh vực áp dụng các quy định pháp luật về “Người phạm tội tự
nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” cũng đòi hỏi cán