Về mặt lập pháp

Một phần của tài liệu Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả trong luật hình sự việt nam (Trang 99)

Việc hoàn thiện quy định về “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi

thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong PLHS góp phần giúp cho nhà làm

luật nhận thấy những "kẽ hở", "lỗ hổng" của chế định này để loại trừ những quy định đã lạc hậu, đã lỗi thời, quá trừu tƣợng, thiếu chính xác về mặt khoa học hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định mới cho phù hợp với thực tiễn. Dƣới góc độ này, một vấn đề đặt ra nhƣ:

Thứ nhất, sau khi bổ sung, trở thành điểm b thuộc khoản 1 điều 46 BLHS thì cho đến nay vẫn chƣa có một văn bản pháp lý nào đƣa ra khái niệm hay định nghĩa pháp lý về “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường

thiệt hại, khắc phục hậu quả”.

Thứ hai, quá trình áp dụng PLHS và pháp luật tố tụng hình sự cho thấy thực tiễn đời sống xã hội nói chung và thực tiễn xét xử nói riêng đang tồn tại nhiều trƣờng hợp có thể áp dụng hoặc chƣa đủ điều kiện để áp dụng quy định

“Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”, nhƣng do thiếu quy định cụ thể, thiếu sự hƣớng dẫn áp dụng nhất quán

trong PLHS hiện hành dẫn đến việc chƣa phát huy đƣợc tinh thần nhân đạo, khoan hồng của quy định pháp luật này.

Thứ ba, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới cũng đòi hỏi PLHS của nƣớc ta nói chung, quy định về “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi

thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”, nói riêng cũng cần phù hợp và có sự

tham khảo, chọn lọc các quy định của PLHS các nƣớc (trong đó có những quy định về sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả), cũng nhƣ góp phần nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự của Nhà nƣớc nói chung và của PLHS Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả trong luật hình sự việt nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)