Các kiến nghị về công tác hỗ trợ thực hiện đối với các tổ chức bán lẻ

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ (Trang 35 - 50)

Việc đặt ra các tiêu chuẩn còn là để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh và cạnh tranh, thế nên cùng với việc ban hành quy định Nhà nước cần đưa ra các giải pháp giúp đỡ cho các doanh nghiệp này. Theo kiến nghị của tôi, công tác hỗ trợ này nên được thể hiện trên các mặt sau.

Định hướng phát triển cho các tổ chức bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới

Cùng với lộ trình mở cửa rõ ràng việc chuyển đổi các phương thức quản trị sẽ phải thay đổi theo xu hướng chung của thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù có ít kinh nghiệm và tiềm lực tài chính hơn các tập đoàn nước ngòai nhưng họ lại có những điểm mạnh mà không một tập đoàn nước ngoài nào có được, đó là kinh nghiệm thị trường, hiểu tâm lý khách hàng hơn... còn điểm yếu về nguồn vốn và kinh nghiệm kinh doanh có thể sẽ có được thông qua việc liên doanh, liên kết. Liên kết hàng nghìn đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ để thành một tên tuổi lớn.

Trong quá trình cạnh tranh bản thân các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng phục vụ cũng như nâng cao nguồn lực để có thể phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước và bộ Bộ Thương mại cần xây dựng đề án phát triển thương mại nội địa nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian tới. Thương mại nội địa của chúng ta rất yếu - nó bắt nguồn từ nhận thức và cũng là từ lịch sử. Điều đó cho thấy một thương hiệu mạnh chỉ có thể phát triển khi có hệ thống phân phối tốt. Tóm lại là, chúng ta muốn phát triển được thương mại nội địa thì cần phải có chính sách phát triển đúng đắn và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là các doanh nghiệp phải biết liên kết để cùng phát triển.

Ngoài ra các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phát triển mạng lưới phân phối dựa trên nền tảng các đại lý sẵn có trong khắp cả nước, xây dự hệ thống quản lý và hậu cần mạnh mẽ, hợp sức với nhà sản xuất... Theo các nhà chuyên môn, khi hệ thống phân phối theo mô hinh này đi vào hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam có được một kênh phân phối mới hiệu quả trọn gói và trực tiếp đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng sẽ tiếp cận một phong cách bán lẻ mới, hiện đại, giá rẻ, tiện lợi và rộng khắp cả nước đồng thời hưởng lợi từ các dịch vụ tiện ích mà doanh nghiệp cung cấp.

Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh trên sân nhà một cách sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài, vấn đề là họ có biết tận dụng và phát huy những điểm mạnh hay không thôi.

Hỗ trợ phát triển mạng lưới phân phối

Trong thời gian gần đây đã có sự chuyển biến về hệ thống phân phối, hàng hóa và sức mua. Không có lý do gì các doanh nghiệp của chúng ta không chớp lấy đà đó. Chúng ta đã có đủ thời gian để xem xét một số nhà phân phối nước ngoài trên thị trường VN như Metro, Big C… Các nhà phân phối VN nên ý thức rằng con đường sắp tới của mình là phải trở thành những nhà phân phối lớn hoặc là chết.

Rất nhiều nhà phân phối nước ngoài đang tìm hiểu thị trường và có những chiến lược marketing để “cắm chốt” tại VN. Các doanh nghiệp trong nước không phải không biết. Họ cũng có chuyển động trong vài năm nay, nhưng nhìn chung vẫn còn yếu vì quy mô quá nhỏ bé. Hãy nhìn vào hệ thống phân phối bán lẻ của VN. Chúng ta chưa có những nhà phân phối lớn, có tên tuổi và đều thiếu tinh thần hợp tác. Người ta hay nói nguyên nhân là do thiếu vốn, nhưng không hẳn. Con người, tầm nhìn, chiến lược và bài bản, thủ thuật marketing cũng kém. Buôn có bạn, bán phải có phường, phải liên kết với nhau.

Nhà nước và Bộ Thương mại cần xây dựng một chiến lược dài hạn phát triển ngành phân phối VN. Theo đó, sẽ lựa chọn khoảng 15 nhà phân phối bán lẻ tại Việt Nam để đầu tư và hỗ trợ cho họ trở thành những nhà phân phối lớn, làm “bộ khung” để giữ vững hệ thống phân phối trong nước. Trong 15 nhà phân phối đó sẽ có đủ ngành hàng từ hàng tiêu dùng, vật tư, thực phẩm, đủ các phương thức bản lẻ như trung tâm thương mại, siêu thị, những cửa hàng bán lẻ 24 giờ, các chợ bán buôn… Nếu chúng ta có hệ thống phân phối tốt ở năm thành phố lớn thì về cơ bản, doanh nghiệp Việt Nam có thể chốt giữ ở những thị trường trọng yếu này.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần được hỗ trợ về nhiều mặt, như: mở nhiều khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, trình độ quản lý, xây dựng mạng lưới cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước

Cần có ngân sách cho vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi hợp lý, phải có những hỗ trợ thiết thực để đỡ cho doanh nghiệp như thuế chẳng hạn.

Nhưng để được hỗ trợ như vậy, các đơn vị phân phối trong nước (không phân biệt Nhà nước hay tư nhân) phải có ý chí, kịch bản và chiến lược cụ thể.

Phát triển cơ sỏ hạ tầng bán lẻ

Hơn 10 năm qua các mạng lưới bán lẻ, phân phối đã được cải tạo nâng cấp, xây mới cho phù hợp với xu thế tiêu dùng ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, về doanh số mới chỉ có 10% được thực hiện ở các siêu thị và trung tâm thương mại, 40% ở các chợ, 44% ở các cửa hàng bán lẻ, còn lại các đơn vị sản xuất trực tiếp phân phối là 6%. Các siêu thị và trung tâm thương mại đại diện cho loại hình phân phối, bán lẻ, bán buôn có chất lượng và dịch vụ cao nhưng chủ yếu mới xuất hiện ở các thành phố lớn.

Ngay tại các thành phố lớn thì hệ thống phân phối tuy có tiến bộ song còn nhiều bất cập trước yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập khu vực và quốc tế. Nó đang bộc lộ một số điểm yếu như vốn liếng quá nhỏ, đa số hàng hóa tự chọn tiện ích hiện nay đều là hàng đại lý ký gửi với tỷ lệ 60-70%, tự thu mua để kinh doanh chỉ chiếm 20-30%. Muốn tái sản xuất mở rộng quy mô kinh doanh để tăng thêm thị phần bán lẻ, tự đầu tư vốn để thu mua nguồn hàng trực tiếp để kinh doanh là hết sức khó khăn.

Mặt khác, tính chuyên nghiệp hệ thống phân phối trong nước hiện rất yếu, thể hiện ở chỗ việc tổ chức một hệ thống phân phối ở từng địa phương, khu vực và toàn quốc chưa được đồng bộ, chặt chẽ từ khâu thu mua kiểm định, sơ chế đến đóng gói và bán ra. Công tác xúc tiến thương mại, marketing, dự báo thông tin thị trường chưa được quan tâm và chưa chuyên nghiệp, 60-70% đơn vị kinh doanh chưa sử dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý và kinh doanh, khoảng 20% mới xây dựng được trang web ở mức độ đơn giản, công tác xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa chưa được coi trọng...

Đó là chưa kể hậu cần phục vụ cho hệ thống phân phối như hệ thống kho, phương tiện chuyên dùng, các thiết bị bảo đảm chưa đạt tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Đặc biệt là tính chủ động trong hợp tác liên kết, kiên doanh để thu mua, tiêu thụ hàng hóa còn rời rạc, liên kết giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với kinh doanh chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, chủ yếu mạnh ai nấy làm không có sức mạnh tổng hợp chung. Từ đó dẫn đến việc phá vỡ hợp đồng giữa nhà máy, doanh nghiệp phân phối và người nông dân là chuyện thường xuyên xảy ra.

Từ các vấn đề trên, rõ ràng nguy cơ của sự thâm nhập, chiếm lĩnh thị phần bán lẻ, bán buôn của các lực lượng, các “đại gia” phân phối nước ngoài là một điều khó tránh khỏi.

Theo kinh nghiệm ở một số nước đi trước, trong vòng bán kính 3 km, khi một đại siêu thị mở ra thì có khả năng hàng trăm các cửa hàng, các sạp tạp hóa bán lẻ, các siêu thị nhỏ bé, manh mún sẽ bị đóng cửa vì không cạnh tranh được, nhất là về sự đa dạng phong phú của hàng hóa, giá cả, chất lượng phục vụ cũng như chất lượng kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm,...

Ngoài các yếu tố cơ bản chủ quan của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh hiện nay thì yếu tố khách quan, vĩ mô và quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ phân phối cũng còn nhiều điều đáng bàn. Điển hình là sự bất cập trong hạch toán, kiểm toán, kiểm soát cũng như chế tài của Nhà nước đối với hoạt động lưu thông hàng hóa. Điều này đã tạo ra một sự cạnh tranh không bình đẳng, một sự chênh lệch lớn giữa các tổ chức, cá nhân làm ăn nghiêm túc và những người làm ăn phi pháp trên thị trường.

Hội nhập và cạnh tranh đặt ra cho cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cũng như cả người tiêu dùng toàn xã hội một bài toán thiết lập một hệ thống phân phối hợp lý, hiện đại, hiệu quả phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trước hết, đó là việc làm sao tạo được một nền sản xuất ngày càng hiện đại, quy mô lớn để tạo tiền đề cho sự phát triển, cạnh tranh của hệ thống phân phối. Từ đó, khẩn trương xây dựng hạ tầng của một hệ thống phân phối hiện đại, hợp lý và khoa học bao gồm hệ thống kho tàng, bến bãi, giao thông, hệ thống kiểm soát chất lượng hàng hóa và nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để làm được điều đó, Nhà nước cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng môi trường pháp lý kinh doanh một cách khả thi và kịp thời để tạo sân chơi minh bạch, công khai và bình đẳng.

Phát triển các "đầu tàu" phân phối-bán lẻ trong nước

Trong thời gian qua, việc bốn nhà phân phối hùng mạnh nhất của Việt Nam đã hợp tác và cho ra mắt Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA), có vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng với tham vọng phát triển VDA thành tập đoàn bán lẻ số một ở thị trường nội địa.

Bằng việc tập trung nguồn vốn lớn, các nhà đầu tư gồm Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và Công ty TNHH Phú Thái muốn nhanh chóng khẳng định thương hiệu phân phối nội địa, trước khi Việt Nam chính thức mở rộng cánh cửa bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO.

Chiến lược phát triển của VDA được hoạch định theo 2 giai đoạn trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh của các thành viên sáng lập. Giai đoạn 1, từ tháng 3-2007 đến tháng 10-2008, VDA sẽ đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng để thiết lập hệ thống kho bãi hiện đại, tập trung các nguồn thu mua hàng hóa và xuất nhập khẩu.

Giai đoạn 2, từ tháng 11-2008 đến năm 2010, VDA sẽ tăng vốn điều lệ lên mức từ 1.000-2.000 tỷ đồng và vốn đầu tư từ 3.000 - 6.000 tỷ đồng để xây dựng các đại siêu thị, trung tâm phân phối bán sỉ. Các thành viên của VDA cũng không giấu kỳ vọng sẽ đầu tư ra nước ngoài.

Ngoài việc tập trung sức mạnh về vốn, VDA còn có ý định mời gọi một số tập đoàn nước ngoài chuyên cung cấp các thiết bị hiện đại tham gia đầu tư để hoàn thiện mạng lưới kho vận và chứa trữ hàng hóa. Tiềm năng phát triển của VDA được giới doanh nhân đánh giá khá cao, bởi cả 4 thành viên sáng lập đều là những doanh nghiệp có thế mạnh về thương hiệu, về kinh nghiệm quản lý. Satra và Hapro là 2 tổng công ty có sẵn lợi thế về mặt bằng tại TP HCM và Hà Nội cùng một đội ngũ các doanh nghiệp thành viên sản xuất và chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu thuộc loại lớn nhất nước, với các thương hiệu nổi tiếng như Vissan, APT, Agrex, Hapro.

Việc có những doanh nghiệp đã thực hiện việc liên kết và quyết tâm phát triển một thương hiệu Việt trong lĩnh vực kinh doanh phân phối- bán lẻ này là một tín hiệu đáng mừng. Vậy trách nhiệm của nhà nước là phải có các giải pháp hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính, về tín dụng, cho thuê mặt bằng kinh doanh, tạo mối quan hệ liên kết vói các đơn vị sản xuất, phát triển các khu nông sản...

Phát triển mô hình nhượng quyền kinh doanh bán lẻ

Theo đánh giá của các chuyên gia, để ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam tiếp tục phát triển, nhượng quyền thương mại cần được tiến hành đồng thời với việc chuyển giao hệ thống kinh doanh và thương hiệu sẵn có. Điều này giúp người được nhượng

quyền dễ dàng hơn khi khởi sự kinh doanh. Đến thời điểm này, nhượng quyền thương mại được xem là công cụ quan trọng để chuyển giao hệ thống kinh doanh một cách hoàn chỉnh.

Hiện nay, mô hình nhượng quyền trong công nghiệp bán lẻ đã phát triển ở nhiều quốc gia trong khu vực. Để một thương hiệu có thể trở thành một thương hiệu được nhượng quyền, nhà sản xuất phải mất nhiều công sức, thời gian cho chiến lược tiếp thị và mở rộng kênh phân phối. Hệ thống kinh doanh của ngành cũng phải được thương hiệu hoá hoàn toàn cùng với sản phẩm dịch vụ. Xu hướng phát triển thương hiệu cho dịch vụ bán lẻ đồng thời với nhượng quyền thương mại giúp nhà kinh doanh dịch vụ này có thể cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ lớn.

Đến thời điểm này, tại Việt Nam, ngoài mô hình nhượng quyền kinh doanh bán lẻ G7 Mart của Trung nguyên thì nhượng quyền trong kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm tới đây, sự xuất hiện của 7 Eleven hay Watson tại Việt Nam sẽ là điều bình thường và người ta cũng có thể mơ tới một siêu thị Co.op kinh doanh theo hình thức nhượng quyền.

Để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện theo mô hinh này, Nhà nước và Bộ Thương mai có thể tổ chức nhiều buổi hội thảo, hội nghị có sự tham gia của đại diện các mô hình nhượng quyền thành công, hay xây dựng các đề án khả thi kèm theo các hỗ trợ về tài chính cho các daonh nghiệp thực hiện này

Tạo sự liên kết đồng bộ giữa doanh nghiệp và địa phương

Bên cạnh những thành tựu đạt được, vấn dề chất lượng của hàng hóa do Việt Nam sản xuất còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Đó là khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp chúng ta còn yếu so với các doanh nghiệp trong khu vực và có vốn nước ngoài trên toàn quốc. Hàng năm, số lượng doanh nghiệp được cấp chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tăng chậm. Nhiều doanh nghịêp vừa và nhỏ chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng, xây dựng hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế”.

Mặt khác, phần lớn đơn vị sản xuất ở thành phố có qui mô vừa và nhỏ, thiếu nguồn lực đổi mới công nghệ, bị động trong quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có. Việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn chưa thật chặt chẽ nên chưa thống nhất khi hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện những

quy định Nhà nước. Trong công tác thanh kiểm tra thiếu phối hợp nên còn hiện tượng kiểm tra chồng chéo giữa các đoàn kiểm tra, gây phiền hà cho DN.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ (Trang 35 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)