Các tiêu chuẩn phải đựoc thực hiện có hiệu quả và nghiêm chỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ (Trang 28)

Một trong những nghĩa vụ của Hiệp định TBT được các thành viên WTO đặc biệt quan tâm trong quá trình soạn thảo Luật TC&QCKT đó là nguyên tắc công khai, minh bạch đối với việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn và quy chuẩn đó. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì để tránh những chuyện "đã rồi", Hiệp định TBT quy định các nước thành viên WTO phải công khai nội dung của các TC&QCKT ngay khi chúng còn đang được soạn thảo. Thời gian tối thiểu phải công khai các nội dung của tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật là 60 ngày trước khi ban hành. Yêu cầu này hiện nay ở nước ta chỉ có các dự thảo của các dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị định là đáp ứng được, còn các văn bản pháp luật khác, đặc biệt là các văn bản của cấp bộ, địa phương thì chưa.

Vấn đề công khai, minh bạch đối với TC&QCKT quy định trong Luật TC&QCKT không những đã đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của Hiệp định TBT về vấn đề này mà có những điểm còn đi xa hơn. Ví dụ, Luật quy định thời gian lấy ý kiến về dự thảo TC&QCKT ít nhất là 60 ngày, bên cạnh đó, thời gian thẩm định tối đa là 60

ngày và thời gian công bố tiêu chuẩn hoặc ban hành quy chuẩn kỹ thuật là trong vòng 30 ngày, kể từ khi nhận được ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo văn bản. Theo đó, tổng thời gian từ khi công khai nội dung dự thảo văn bản đến khi văn bản được công bố hoặc ban hành tối đa sẽ là 150 ngày. Như vậy, trong các trường hợp bình thường không có các yếu tố cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường..., thời gian kể từ khi công khai nội dung văn bản cho đến thời điểm công bố hoặc ban hành đều nhiều hơn 60 ngày, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TBT.

Ngoài ra, thời điểm thi hành quy chuẩn kỹ thuật cũng là điểm mới so với các văn bản pháp luật khác. Theo quy định của Luật này, nếu không có lý do cấp thiết, quy chuẩn kỹ thuật sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày ban hành. Điều này xuất phát từ một yêu cầu về việc thực thi Hiệp định TBT nêu trong Tuyên bố Doha (Doha Declarations) của WTO. Khi đưa ra yêu cầu này, WTO tính đến việc các bên có liên quan cần có một khoảng thời gian hợp lý là 6 tháng để chuẩn bị các điều kiện (công nghệ, thiết bị, quản lý...) đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật.

Một điểm quan trọng nữa cần lưu ý, đó là lần đầu tiên các thuật ngữ về hoạt động tiêu chuẩn hoá được thể hiện trong văn bản pháp lý cao như luật. Các thuật ngữ này nhìn chung phù hợp với thông lệ quốc tế, vì vậy sẽ bảo đảm cách hiểu thống nhất về các vấn đề có liên quan đến TC&QCKT không chỉ ở trong nước mà còn với quốc tế. Trong số các thuật ngữ nêu trong Luật TC&QCKT, có hai thuật ngữ quan trọng nhất đó là "tiêu chuẩn" và "quy chuẩn kỹ thuật", sẽ chi phối các hoạt động tiêu chuẩn hoá và quản lý kỹ thuật ở nước ta trong thời gian tới.

Định nghĩa về hai thuật ngữ này trong Luật TC&QCKT về cơ bản phù hợp với định nghĩa nêu trong Hiệp định TBT, trong đó sự khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này chính là hiệu lực thi hành. Thực vậy, trong khi tiêu chuẩn được xây dựng theo nguyên tắc đồng thuận và để tự nguyện áp dụng, thì quy chuẩn kỹ thuật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bắt buộc áp dụng. Điều này sẽ làm thay đổi quan niệm trước kia của nhiều người đối với khái niệm tiêu chuẩn.

Việc văn bản tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng không làm giảm vai trò của tiêu chuẩn trong sản xuất, kinh doanh, thương mại cũng như trong hoạt động kinh tế - xã hội khác mà ngược lại. Vì muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ, thì việc đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước được quy định

trong các quy chuẩn kỹ thuật chỉ là bước đầu hay là mức rào thứ nhất mà ai muốn đưa sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ vào thị trường đều phải vượt qua; song nếu muốn trụ vững, chiếm thị phần và có lợi nhuận ngày càng lớn hơn thì phải vượt qua vô số mức rào tiếp theo, trong số đó hàng rào tiêu chuẩn của đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường là rất quan trọng. Vì vậy, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn luôn thay đổi và ngày một cao hơn sẽ bảo đảm cho sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ có được năng lực cạnh tranh ngày một cao hơn. Trong bối cảnh đó, vai trò của tiêu chuẩn các cấp, trong đó tiêu chuẩn quốc gia như là tiêu chuẩn định hướng, càng trở nên quan trọng, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay.

Luật TC&QCKT sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2007, những quy định mang tính hội nhập cao của Luật này sẽ tạo tiền đề pháp lý để Việt Nam có thể thực thi tốt Hiệp định TBT khi trở thành thành viên của WTO

Có thể xem việc quá trình dựng các tiêu chuẩn cho các tổ chức bán lẻ như là cụ thể hoá Luật TC&QCKT áp dụng cho một lĩnh vực kinh tế đặc biệt quan trọng là kinh doanh bán lẻ, Vì thế cần phải có các quy định:

 Đơn vị kinh doanh dịch vụ bán lẻ mặc nhiên phải tuân thủ, chịu sự điều chỉnh và các chế tài theo Quy định về tiêu chuẩn dịch vụ bán lẻ và Luật pháp Việt Nam. Đơn vị kinh doanh không cần phải nộp bản chỉ tiêu kỹ thuật và mặc nhiên phải tuân thủ theo Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước xây dựng.

 Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cho các tổ chức bán lẻ phải được xây dựng chi tiết, bao quát, đa số các yếu tố kỹ thuật nhằm đẩm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, và các chế tài phải rõ ràng chi tiết và đủ mạnh để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Chương 3:

Các kiến nghị nhằm xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ hàng hoá của Việt Nam

Vấn đề xây dựng các tiêu chuẩn nhằm quản lý hoạt động kinh doanh bán lẻ là một công việc khá phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên, cũng như sẽ phải chịu tác động từ nhiều phía. Ban hành các tiêu chuẩn đến từ phía Nhà nước và khi đã trở thành quy định, được luật hoá thì các bên tham gia buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên nếu chỉ đứng trên lập trường chủ quan của mình để đặt ra các quy định trên thì bản than Nhà nước khó có thể đảm bảo các quy định đó có mang lại các kết quả mong muốn. Do đó, xây dựng các tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ nên đựoc thông nhất từ việc lấy ý kiến của các bên tham gia và nhằm phục vụ quyền lợi của người tiêu dùng, người kinh doanh, và mong muốn phát triển nền kinh tế của Nhà nước.

3.1. Các kiến nghị về mặt quản lý nhà nước trong kinh doanh bán lẻ

Như đã nói trên, việc quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh bán lẻ bao quát một nội dung rất rộng. Vì vậy trong khuôn khổ đề tài chỉ đề cập đến một khía cạnh mà tôi cảm thấy đáng quan tâm và cần được quản lý nhất là hành vi phản canh tranh

Những hành vi phản cạnh tranh là gì?

Có thể thấy xu hướng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ trong thời gian tới sẽ tăng lên đáng rất mạnh với sự lớn mạnh của các công ty phân phối nội địa cũng như sự có mặt nhiều hơn các nhà bán lẻ lớn nước ngoài. Bên cạnh sức ép cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều những hành vi phản cạnh tranh.

Với hệ thống văn bản pháp lý mới được định hình ở Việt Nam, có thể xuất hiện những hành vi làm giảm sự cạnh tranh giữa các đối thủ như sự phối hợp hành động chung giữa các doanh nghiệp có quyền lực thị trường hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền, những nhà bán lẻ lớn giảm giá thấp hơn chi phí để ngăn cản đối thủ cạnh tranh và sau đó tăng giá (còn gọi là định giá hủy diệt).

Thậm chí, sẽ có những nhà cung ứng sản phẩm, hàng hóa bị ép không được bán hàng hóa, dịch vụ cho đối thủ cạnh tranh của các nhà bán lẻ lớn, bị ép buộc phải mua lại

những mặt hàng tồn kho, cũng như phải chấp nhận những yêu cầu thương mại vô lý do những nhà bán lẻ lớn đưa ra.

Không chỉ có vậy, trên thị trường đã và sẽ còn xuất hiện nhiều hành vi phản cạnh tranh khác khi bùng nổ về mặt số lượng cũng như chất lượng dịch vụ phân phối. Ngày càng thấy nhiều hành vi làm cho người tiêu dùng lầm tưởng về hàng hóa, dịch vụ thông qua quảng cáo, khẩu hiệu sai trái hoặc phóng đại quá mức đối với sản phẩm của mình hoặc của đối thủ cạnh tranh. Thậm chí đã có những loại quảng cáo dối trá nhằm che đậy sự thật hoặc lừa dối người tiêu dùng, ví dụ như quảng cáo giảm giá 50%, thậm chí 90% nhưng thực tế thì vẫn bán với giá cũ,...

Có một thực tế phải tính đến, ở các nước phát triển, cơ quan quản lý cạnh tranh có đủ chức năng và bộ máy kiểm tra và cân đối quyền lực trên thị trường trong lĩnh vực phân phối. Vì thế, trên thị trường ít xảy ra các hành vi phản cạnh tranh như nói trên. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển thường không chú trọng thành lập cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc quản lý chưa hiệu quả nên tình trạng là ngược lại.

Tại Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh mới thành lập từ tháng 6/2006, tuy nhiên đã có đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn trong việc điều tra các vụ việc cạnh tranh, kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ và đặc biệt được quyền xử lý, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Có 3 vấn đề thực tế Việt Nam sẽ phải đối mặt đó là việc thực thi Luật cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước đối với thị trường phân phối và các biện pháp tạo môi trường pháp lý nhằm bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trong thị trường bán buôn, bán lẻ.

Hiện nay, khi mà chúng ta đã trở thành thành viên WTO, bức tranh toàn cảnh về hệ thống phân phối của nước ta đã rất sôi động. Đứng dưới góc độ của các cơ quan quản lý Nhà nước, ngành phân phối được coi là một ngành kinh tế rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người bán hàng và hàng chục triệu người tiêu dùng, đặc biệt là hệ thống phân phối của một số mặt hàng thiết yếu. Ngay cả một số quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao như Nhật Bản, Ấn Độ cũng có xu hướng bảo hộ ngành phân phối của mình rất chặt chẽ. Dưới khía cạnh này, vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh rất quan trọng.

Trên cơ sở Luật Cạnh tranh đã đi vào hiệu lực, cơ quan quản lý Nhà nước có đủ những công cụ can thiệp kịp thời để tạo môi trường cạnh tranh kinh doanh lành mạnh và công bằng.

Xác định rõ ranh giới hành vi hạn chế cạnh tranh

Trong dịch vụ phân phối, thời điểm này đã manh nha ba loại hành vi hạn chế cạnh tranh. Đó là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh độc quyền và các hành vi tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập, mua lại và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Đối với loại hành vi thứ nhất, nó thường diễn ra ở hai dạng liên kết: liên kết dọc giữa nhà sản xuất, nhập khẩu và nhà bán buôn, bán lẻ và liên kết ngang giữa nhà nhập khẩu với nhau, nhà bán buôn với nhau hoặc bán lẻ với nhau. Theo tôi, hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện tại chỉ mới diễn ra ở dạng liên kết dọc, còn liên kết ngang thì chưa do tính quy mô yếu và phân tán giữa các nhà phân phối.

Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi khi các nhà phân phối nước ngoài được “mở cửa” hoàn toàn trong thời gian tới. Vấn đề là phải phân biệt được ranh giới trong việc các liên kết này có mang tính hạn chế cạnh tranh hay không. Đặc biệt là khả năng các nhà phân phối nước ngoài có tiềm lực mạnh khi tạo lập hệ thống thông qua các phương pháp như khuyến mại lớn, tín dụng, giảm giá... sẽ rất khó phân biệt.

Cũng tương tự, các hành vi tập trung, sáp nhập, mua lại hiện nay là không đáng kể, do quy mô các doanh nghiệp phân phối trong nước như hiện nay là không có nhiều doanh nghiệp nổi bật.

Cái đáng chú ý hiện nay là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các hành vi này đã, đang và diễn ra ngày càng nhiều. Trên thực tế đã có quá nhiều hành vi thương mại gièm pha sản phẩm của nhau, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, hoặc như bán hàng đa cấp bất chính. Vì thế câu chuyện mà cả cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp dịch vụ phân phối cần phải tính ở đây là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Nếu có đặt vấn đề môi trường cạnh tranh, thì trước hết phải là hệ thống chính sách của Nhà nước. Tôi xin nhấn mạnh là các nước theo kinh tế thị trường đều áp dụng một chính sách khơi thông và sử dụng hiệu quả được mọi nguồn lực trong xã hội theo tín hiệu thị trường.

Trong dự thảo Đề án phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020 đã xác định một trong những thách thức của thương mại Việt Nam là

hạ tầng thương mại yếu, các doanh nghiệp thương mại quy mô nhỏ và thiếu tính chuyên nghiệp. Cho nên tìm một lộ trình phù hợp là điều cần thiết để phát triển hiệu quả thị trường dịch vụ phân phối.

Lựa chọn cơ chế phù hợp

Lĩnh vực dịch vụ phân phối có vai trò cầu nối giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Chi phí trong khâu phân phối được chuyển vào giá bán cho người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh trong dịch vụ phân phối sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và việc giảm giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng.

Hơn nữa, bản thân hoạt động phân phối cũng tạo thêm lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hóa cung ứng, tạo thuận tiện về địa điểm mua bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo hành và cung cấp thông tin.

Hoạt động dịch vụ phân phối có tầm quan trọng với nền kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực này gồm dịch vụ bán buôn và bán lẻ đóng góp 13-14% vào GDP. Theo số liệu tổng điều tra, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối tăng hơn 2 lần trong thời kỳ 2000-2004, từ gần 14.100 doanh nghiệp lên gần 28.600 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp hoạt động bán buôn tăng gần 170% và bán lẻ tăng gần 50%.

Sự bùng nổ số lượng đó phản ánh mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực dịch vụ phân phối. Và trên thực tế thời gian qua đã xuất hiện nhiều hành vi phản cạnh tranh. Ví dụ như trong phân phối dược phẩm đã gây nhiều bức xúc trong dư luận.

Vì vậy trong bối cảnh hội nhập, vai trò và sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước là hết sức quan trọng. Theo nguyên lý cơ bản của kinh tế thị trường, Nhà nước sẽ can thiệp vào thị trường khi các khiếm khuyết của thị trường xuất hiện. Vấn đề đặt ra ở

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)