Tình hình nghiên cứu về giống ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai mới tại huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 28)

Việt Nam tiếp cận với ngô lai khá sớm, ngay từ những năm 60 chúng ta

đã có những nghiên cứu về chọn tạo và sử dụng ngô lai vào sản xuất. Nhưng do vật liêu khởi đầu của chúng ta còn nghèo nàn và không phù hợp, vì vậy công tác ngiên cứu về ngô của nước ta cũng chậm hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Các kết quả nghiên cứu thử nghiệm giống ngô lai thời gian này lại không đạt kết quả như mong muốn (Trần Hồng Uy, 1999) [35].

Năm 1987, Trần Hồng Uy và cộng sự đã chọn được giống TSB2 nhờ vào phương pháp đưa nguyên liệu mới vào quần thể gốc đã tạo ra giống ổn định về

Nghề trồng ngô ở nước ta thực sự có bước đột phá khi chương trình phát triển giống ngô lai thành công.

- Giai đoạn đầu (1991-1995): Giai đoạn này chủ yếu là các giống lai không qui ước: LS3, LS5, LS6, LS7, LS8,… Bộ giống lai này gồm những giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, cho năng suất từ 3 - 7 tấn/ha và đã được mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Mỗi năm diện tích gieo trồng ngô lai tăng trên 80.000 ha, làm tăng năng suất trên 1 tấn/ha so với giống thụ

phấn tự do (Trần Hồng Uy, 1997) [34].

- Giai đoạn 1996 - 2002: Chương trình phát triển giống ngô lai ở Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng, một số giống ngô lai có năng suất cao và thời gian sinh trưởng khác nhau đã được áp dụng vào sản xuất ở

tất cả các vùng sinh thái trong cả nước như LVN4, LVN17, LVN20, LVN25, V98 - 1, T9… Cùng với việc chọn tạo giống mới thì công nghệ sản xuất hạt giống lai cũng ngày càng được hoàn thiện, đã tạo cho giống ngô lai của Việt Nam có chất lượng không thua kém các công ty nước ngoài nhưng giá rẻ hơn.

- Giai đoạn 2003 đến nay

Thông qua dự án “Phát triển giống ngô chịu hạn nhằm cải thiện thu nhập cho Nông dân vùng Đông Nam Châu Á” (AMNET), chúng ta đã thu thập được một số nguồn nguyên liệu mới từ CIMMYT và các nước trong khu vực phục vụ cho công tác tạo giống ngô lai và một loạt giống lai có thời gian sinh trưởng khác nhau được chọn tạo bằng phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học đã được áp dụng vào sản xuất ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Nhờ nguồn nguyên liệu tạo dòng khá phong phú và được thử nghiệm trong nhiều điều kiện sinh thái mùa vụ khác nhau nên các giống ngô lai mới tạo ra đã tỏ ra có nhiều ưu thế hơn như: Chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hơn. Điển hình là các giống LVN98, LVN145 có tỷ lệ 2 bắp/cây cao, màu hạt đẹp, TGST ngắn; một số giống cho

năng suất cao, chịu hạn tốt, chống chịu sâu bệnh khá, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau như VN 8960, LCH9, LVN14, LVN99, LVN61, LVN66, LVN146, LVN154,...

Viện nghiên cứu ngô cũng đang bảo tồn khoảng hơn 3000 dòng tự phối từ đời F6 trở lên, 470 mẫu giống thụ phấn tự do (nguồn nhập nội là 293, nguồn địa phương là 150 và các quần thể tự tạo theo các chương trình chọn tạo giống, 27 quần thể tự tạo đang được khai thác) (Ngô Hữu Tình,1999) [26].

Giống ngô lai đánh dấu cho sự khởi đầu của giống lai của nước ta là giống LVN10, sự ra đời của nó đã mang lại nguồn lợi to lớn cho người dân. Là giống lai đơn, có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái, tiết kiệm hàng triệu đola do nhập giống từ nước ngoài (Trần Hồng Uy, 1994) [33]. Sau đó là hàng loạt các giống ngô lai năng suất cao được chọn tạo thành công trong giai đoạn từ 1996 đến 2002 và đưa vào khảo nghiệm như: LVN12, LVN17, LVN20, LVN25... Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam trong giai đoạn này cũng nghiên cứu và lai tạo ra giống ngôlai

đơn V98 - 1. Đây là giống ngô lai đơn ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao, chống chịu đổ ngã, nhiễm khô vằn nhẹ (ở mức độ điểm 1 - 2), trồng được nhiều vụ trong năm, thích hợp với điều kiện sinh thái ở Miền Nam Việt Nam (Phạm Thị Rịnh và cs) [22].

Ngoài việc quan tâm đến cải thiện năng suất, các nhà khoa học còn đầu tư vào chương trình nghiên cứu và phát triển ngô chất lượng protein cao QPM (Quaility Protein Maize). Viện nghiên cứu ngô đã được hợp tác với CIMMYT trong chương trình nghiên cứu và phát triển ngô QPM, tháng 8 năm 2001 giống ngô lai chất lượng đạm cao HQ2000 đã được Hội đồng khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép khu vực hóa, có năng suất cao hơn ngô thường, hàm lượng protein là 11% (ngô thường là 8,5-9%) trong đó hàm lượng Lysine là 4,0% và Triptophan là 0,82% (còn ngô thường là 2,0% và 0,5%) (Trần Hồng Uy, 1999) [35].

Từ năm 2001 - 2005, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên phối hợp với Viện Nghiên cứu Ngô đã tiến hành khảo nghiệm một số giống ngô chất lượng protein cao và thu được kết quả như sau: Thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ

Thu Đông 2002 cho kết quả hai giống QP2 và QP3 khá đồng đều và ổn định qua hai vụ, có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có năng suất thực thu tương đương với hai giống đối chứng (Q2 và HQ2000). Đặc biệt, hai giống này có hàm lượng protein đạt 11,1 và 11,4% tương đương HQ2000 (11,3%) và cao hơn hẳn Q2 (8,2%); hàm lượng lysine/protein đạt 4,1 và 4,3% cao hơn hẳn hai đối chứng (2,6 và 3,9%) (Phan Xuân Hào, Trần Trung Kiên, 2004) [6].

Kết quả so sánh 6 giống ngô TPTD QPM với 2 đối chứng là Q2 (giống TPTD thường) và HQ2000 (giống lai QPM) vụ Thu Đông 2004 tại Thái Nguyên đã chọn được giống QP4 có độ đồng đều tốt, thời gian sinh trưởng trung bình, thấp cây, chống chịu sâu bệnh khá, chịu hạn tốt, cho năng suất tương đương cả 2 đối chứng (đạt 67,3 tạ/ha). Đặc biệt, QP4 có hàm lượng Protein đạt 10,76% tương đương HQ2000 (10,88%) và cao hơn hẳn Q2 (8,95%). QP4 có hàm lượng Lysine/Protein đạt 3,77%, Methionine/Protein

đạt 2,89% tương đương HQ2000 (3,84%, 2,96%) và cao hơn Q2 (2,71%, 1,98%) (Đỗ Tuấn Khiêm, Trần Trung Kiên, 2005) [10].

Kết quả khảo nghiệm 6 giống QPM với 2 đối chứng Q2 (giống ngô thường) và HQ2000 (giống QPM) tại Thái Nguyên trong vụ Xuân và Thu

Đông (2004 - 2005) đã chọn được giống QP4 khá đồng đều và ổn định qua 4 vụ thí nghiệm, có thời gian sinh trưởng trung bình, thấp cây, chống chịu sâu bệnh khá, cho năng suất ổn định và cao tương đương đối chứng Q2 và HQ2000 (đạt 53,7 tạ/ha trong vụ Xuân và 63,3 tạ/ha trong vụ Thu Đông). Đặc biệt, hàm lượng Protein đạt 11,06% tương đương HQ2000 (11,05%) và cao hơn hẳn Q2 (8,65%). Hàm lượng Lysine trong Protein đạt 3,98% cao hơn so

với Q2 và tương đương HQ2000 (2,50 và 3,98%); Methionine trong Protein

đạt 3,00% cao hơn so với Q2 và tương đương HQ2000 (1,92 và 3,01%) (Phan Xuân Hào và cs, 2008) [7].

Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai QPM năng suất cao, chống chịu tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2016’’ đã thu

được kết quả: Duy trì được 35 nguồn vật liệu và lai tạo được 550 THL mới

được đánh giá ở 2 vụ Thu Đông 2012 và Xuân 2013, kết quả vụ Thu Đông 2012 đã chọn được 12 THL tốt và vụ Xuân 2013 chọn được 19 THL tốt, trong số 19 THL chọn được ở vụ Xuân 2013 có 5 THL đã được chọn lặp lại là QPM242 (125,54 tạ/ha), QPM42 (95,08 tạ/ha), QPM290 (100,44 tạ/ha), QPM184 (116,71 tạ/ha) và QPM226 (103,84 tạ/ha) (Châu Ngọc Lý và cs, 2013) [19].

Với sự nỗ lực không ngừng, trong những năm gần đây các nhà khoa học của Viện nghiên cứu ngô đã chọn tạo được nhiều giống và được công nhận giống quốc gia như: LVN885, LVN61, LVN66, LVN68, LVN145, LVN98, LVN14, LVN45, LVN146, LVN154, LVN37, LVN184, Đường lai 10, Nếp lai số 1, VN2, VN6.

Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn giai đoạn 2011 – 2013 đã xác định được một số tổ hợp lai triển vọng như VS36, CN11-2, CN11-3, SB09-9, VS71 (120,55 tạ/ha), D08-5, H11-9, CN12-1, VS101, VS104, VS106, H119, H08-7, VS90, H11-1, VS686, VS89, VS90, VS8N, VS80, H13-2, H282. Các giống tham gia khảo nghiệm VS36, H119, VS71 và CN11-2 chịu hạn tốt, thích nghi rộng, năng suất khá, ổn định. Giống ngô lai VS36 đã được công nhận cho phép sản xuất thử trong năm 2012 và đã được chuyển nhượng bản quyền sử dụng cho Công ty cổ phần Giống cây trồng Thái Bình; giống ngô H119 đã được chuyển quyền phân phối hạt giống cho Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang (Lương Văn Vàng, 2013) [36]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất thửđối với 3 giống, đó là LVN111, LVN102, LVN62 (Mai Xuân Triệu, 2013) [30].

Theo tác giả Trần Trung Kiên và cs. (2013) [13], kết quả khảo nghiệm 3 giống ngô lai nhập nội từ Trung Quốc vụ Xuân và Đông năm 2011, vụ Xuân 2012 tại một số tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã chọn được giống GY135 là giống triển vọng, năng suất đạt cao nhất và khá ổn định ở cả 2 thời vụ (82,7 tạ/ha, vụ Xuân 2011 và 67,8 tạ/ha vụ Đông 2011). Khảo nghiệm sản xuất tại 6 điểm ở 4 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Yên Bái trong vụ Đông 2011 và vụ Xuân 2012 giống GY135 đạt năng suất 61,7 tạ/ha (vụĐông 2011) và đạt từ 57,8 - 73,4 tạ/ha (vụ Xuân 2012) cao hơn đối chứng NK4300 từ 101,1 - 105,5%. Giống GY135 được người dân lựa chọn để mở

rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau.

Theo Hoàng Văn Vịnh và Phan Thị Vân (2013) [39], thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 giống ngô lai có triển vọng được thực hiện vụĐông 2012 và Xuân 2013 và giống đối chứng NK4300. Kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm là 107 – 119 ngày (vụĐông 2012) và 117 – 124 ngày (vụ Xuân 2013), phù hợp với cơ cấu luân canh vụ Xuân và Đông tại Thái Nguyên. Giống KK11-6 khả năng chống đổ

kém nhất, đánh giá điểm 2 – 3. Các giống còn lại có khả năng chống đổ tốt,

đánh giá điểm 1 – 2. Giống KK11-3, KK11-11 có khả năng chống chịu sâu

đục thân rất tốt đánh giá điểm 1 tương đương với giống đối chứng. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt 60,95 – 84,12 tạ/ha (vụĐông 2012) và 61,53 – 78,95 tạ/ha (vụ Xuân 2013). Giống KK11-11 năng suất thực thu đạt 78,95 – 84,12 tạ/ha cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các gống còn lại năng suất thực thu đạt 60,95 – 78,93 (vụ Đông 2012) và 61,53 – 72,77 tạ/ha (vụ Xuân 2013) tương đương với giống đối chứng NK4300.

Theo Vi Hữu Cầu và Phan Thị Vân (2013) [2], nghiên cứu được thực hiện vụ Đông 2012 và Xuân 2013 tại Thái Nguyên với 8 giống ngô lai có triển vọng và giống NK4300 (đối chứng), kết quả cho thấy: Các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình (105 – 119 ngày) phù hợp với vụ Xuân và Đông ở Thái Nguyên. Giống KK11-19 năng suất

thực thu đạt 74,62 – 83,89 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả hai vụ nghiên cứu. Các chỉ tiêu tương quan thuận với năng suất ở vụ Đông 2012 có hệ số tương quan tương ứng là: Chỉ số diện tích lá (r = 0,62*), đường kính bắp (r = 0,87*), khối lượng 1000 hạt (r = 0,62*). Vụ

Xuân 2013 có số hạt/hàng tương quan thuận với năng suất (r = 0,67*).

Nghiên cứu của tác giả Trần Trung Kiên và cs. (2013) [11], thí nghiệm nghiên cứu được tiến hành trên 6 giống ngô lai do Viện Nghiên cứu Ngô mới chọn tạo và giống đối chứng LVN4 vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các giống vụ Xuân biến động từ 109-119 ngày, đều thuộc nhóm sinh trưởng trung ngày phù hợp với công thức luân canh tại Thái Nguyên. Giống SB11-5 và SB12-9 có khả

năng chịu hạn tốt nhất (điểm 2) ở cả hai vụ. Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân 2012 đạt từ 49,87- 65,71 tạ/ha; vụ Xuân 2013 biến

động từ 64,57 - 79,30 tạ/ha. Các giống có năng suất thực thu tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giống SB12-6 là giống đạt năng suất thực thu cao và ổn định ở cả 2 vụđạt từ 65,71 - 76,94 tạ/ha.

Thí nghiệm khảo nghiệm giống tại Pác Nặm, Bắc Kạn vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 gồm 5 giống ngô lai là: NK4300, G49, MB69, CP333, GP999 và giống đối chứng là LVN10. Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm sinh trưởng trung ngày. Giống NK4300 có chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và chỉ số diện tích lá cao hơn so với giống LVN10 (đối chứng). Các giống tham gia thí nghiệm có năng suất thực thu tương đương đối chứng LVN10, năng suất trong vụ Xuân dao động từ 53,46 – 60,15 tạ/ha và từ 52,88 - 61,32 tạ/ha ở vụ Hè Thu. Kết quả trình diễn mô hình cho thấy giống ngô NK4300 có năng suất từ 75 - 80 tạ/ha, cao hơn đối chứng LVN10 (60 - 65 tạ/ha) và có nhiều ưu điểm tốt, được người dân chấp nhận và

Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của 11 giống ngô lai mới chọn tạo và một giống đối chứng C919 được triển khai tại tỉnh Tuyên Quang trong vụ Thu Đông 2011 và vụ Xuân 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các giống nghiên cứu đều thuộc nhóm chín trung bình phù hợp với vụ Thu Đông và vụ Xuân tại Tuyên Quang. Giống SSC131 đạt năng suất cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng, đạt 62,9 tạ/ha trong vụ Thu Đông 2011, 69,2 tạ/ha trong vụ Xuân 2012. Giống ngô SSC131 có thể giới thiệu vào sản xuất ngô tại tỉnh Tuyên Quang (Trần Văn Điền, Ngô Thế Tuyến Dũng, 2014) [4].

Nghiên cứu thực hiện qua 2 vụ Xuân Hè năm 2012 và 2013 tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang với 7 giống ngô lai (7 công thức) trong đó giống NK4300 được sử dụng làm đối chứng. Kết quả cho thấy các giống ngô thí nghiệm có thời gian chín trung bình đến muộn, phù hợp với điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của người dân. Giống AG59 và DK9901 có khả năng chống đổ tốt, năng suất cao và ổn định nhất. Giống AG59 có năng suất đạt 74,03 – 79,76 tạ/ha; giống DK9901 có năng suất đạt 72,49 – 75,48 tạ/ha (Nguyễn Thị Lân và cs., 2014) [16].

Thí nghiệm tiến hành trong vụ Xuân và Thu Đông 2013 tại Tuyên Quang, với 5 tổ hợp lai (THL) mới chọn tạo và giống đối chứng là NK67. Kết quả thí nghiệm cho thấy các THL có thời gian sinh trưởng từ 105- 115 ngày (trong cả hai vụ) đều thuộc nhóm trung ngày. Các THL đều có chiều cao cây cao, chiều cao đóng bắp và tỷ lệ đóng bắp trên cao cây đạt tối ưu, số lá và chỉ

số diện tích lá đạt khá, THL SSC10474 được đánh giá cao. Các THL đều bị

nhiễm nhẹ sâu đục thân, sâu đục bắp (điểm 1-3) và bệnh khô vằn, trong đó THL SSC10474 có khả năng chống chịu tốt nhất. Năng suất thực thu của các THL biến động từ 49,3- 68,9 tạ/ha trong vụ Xuân, từ 60,8- 71,6 tạ/ha vụ Thu

Đông. THL SSC10474 qua cả hai vụ thí nghiệm đều cho năng suất cao và ổn

định so với các THL khác và tương đương với đối chứng (Trần Trung Kiên và cs, 2014) [14].

Nghiên cứu được tiến hành trên 8 giống ngô tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Kết quả cho thấy các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng vụ Xuân là 111 - 115 ngày, vụ Thu Đông từ 101-104 ngày. Giống LVN092 có khả năng chống đổ, sâu bệnh tốt nhất. Mô hình trình diễn giống LVN092 cho năng suất đạt 85,4 tạ/ha cao hơn giống đối chứng NK4300 từ

19,8%. Giống LVN092 được người dân lựa chọn để mở rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau (Trần Trung Kiên và cs, 2013) [12].

Theo Nguyễn Văn Vinh và cs. (2013) [38], thí nghiệm nghiên cứu tại huyện Vị Xuyên – Hà Giang năm 2012, các giống ngô có thời gian sinh trưởng biến động từ 111 - 117 ngày (vụ Xuân) và từ 99 - 101 ngày (vụ Thu

Đông), thuộc nhóm sinh trưởng trung ngày, phù hợp với vụ Xuân và vụ Thu

Đông tại tỉnh Hà Giang. Các giống ngô tham gia thí nghiệm có các đặc điểm hình thái tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá. Năng suất thực thu của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2012 biến động từ 71,41 – 90,03 tạ/ha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai mới tại huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 28)