Thực hiện phỏng vấn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM và DV AQUAVINA (Trang 48)

Họ và tên:Nguyễn Quốc Hưng

Chức danh:Nhân viên

Phòng ban công tác:Kế toán – tài vụ

Trình độ học vấn:Đại học

Năm thâm niên công tác:3 năm

Chuyên ngành theo học:Kế toán – kiểm toán

Hiện đang làm chuyên môn: Kế toán doanh nghiệp

Điện thoại liên hệ: 0937.08.09.09

Chào anh, anh có thể cho em biết công việc cụ thể của anh là gì không ạ?

Công việc của anh là tổng hợp sổ sách chứng từ lên quyết toán quý, năm cho toàn công ty.

Vậy để làm được công việc của anh, em cần có những kỹ năng nào ạ?

Em cần ắm vững nghiệp vụ kế toán, các thông tư, nghị định do Bộ Tài Chính đưa ra.

Thuận lợi trong công việc của anh là gì? Môi trường làm việc tốt, ngành nghề đa dạng có thể học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn nghề nghiệp

Vậy anh có khó khăn không? Khối lượng công việc quá nhiều tạo nên những căng thẳng làm ảnh hưởng đến công việc.

Công ty mình tìm kiếm khách hàng mới và tiếm năng bằng cách nào vậy anh? Do mối quan hệ rộng rãi cộng thêm mối quan hệ từ trước nên lúc mới thành lập công ty đã có sẵn nguồn khách hang là từ các công ty quen biết và họ sẽ giới thiệu thêm cho các khách hàng khác.

Anh có nhận xét gì về bài cáo cáo của em không ạ? Đề tài này rất hay vì xác định kết quả kinh doanh là một điều tất yếu cần có đối với mỗi doanh

nghiệp. Những số liệu để xác định được kết quả kinh doanh rất quan trọng đối với công ty, nó đưa ra những quyết định kinh doanh tốt để công ty phát triển vì vậy em phải nắm vững lý thuyết và áp dụng vào thực tế một cách thích hợp và đúng với luật thuế.

Anh cho em lời khuyên trước khi đi làm được không ạ? Đầu tiên làlời khuyên về chuyên môn: em nên cập nhật thường xuyên các thông tư, nghị định của BTC. Thứ hai là lờikhuyên về kỹ năng sống và giao tiếp: luôn vui vẻ, hòa đồng, ứng xử linh hoạt trong mọi tình huống. Cuối cùng là lời khuyên về ngành nghề: Em nên tìm việc phải đúng với chuyên môn mình đã học, không nên làm trái nghề. Đối vời công việc của một kế toán đòi hỏi tính thận trọng là cao nhất.

2.1.2. Đối tượng phỏng vấn 2

Họ và tên:Bùi Minh Hoàng

Chức danh:Chuyên viên Marketing

Phòng ban công tác:Bộ phận Marketing

Trình độ học vấn:Đại học

Năm thâm niên công tác:36 tháng

Chuyên ngành theo học:Quản trị kinh doanh

Hiện đang làm chuyên môn :Marketing

Điện thoại liên hệ:0906.81.50.99

Chào anh, anh có thể cho em biết công việc cụ thể của anh là gì không ạ?Anh làm các công việc liên quan đến hoạt động marketing trong công ty và thực hiện các công việc được cấp trên giao.

Vậy để làm được công việc của anh, em cần có những kỹ năng nào ạ?

Em chỉ cần nắm vững những kiến thức chyên ngành vế marketing, ngoại thương. Ngoài ra, em nên tham gia các lớp học bổ sung kỹ năng mềm như: giao tiếp, thương lượng, thuyết trình… và trang bị thật tốt kỹ năng soạn thảo văn bản, hợp đồng.

Thuận lợi trong công việc của anh là gì? Vì công ty có thương hiệu được trong và ngoàn nước biết đến nên cũng dễ dàng hơn trong việc quảng bá sản phẩm mới, hơn hết công ty mình có nhiếu quản lý có kinh nghiệm lâu năm.

Vậy anh có khó khăn không? Chỉ hơi khó ở chỗ làm việc không theo giờ hành chính như các bộ phận khác thôi em.

Cách thức buôn bán sản phẩm của công ty mình như thế nào hả anh?

Công ty TNHH TM & DV AQUAVINA buon bán chủ yếu qua mạng, và khách hàng sẽ trực tiếp liên hệ đến công ty xem hàng, đặt cọc và đặt mua. Công ty cũng có nhiều khách hàng quen thì họ đặt hàng trực tiếp luôn rồi sau đó nhận hàng trả tiền sau.

Mặt hàng nào đang đem lại lợi nhuận cho công ty vậy anh? Hiện nay công ty đang bán chạy loại sản phẩm dàn Boxx - Render Boxx

Anh có thể cho em một vài nhận xét về đề tài báo cáo thực tập của em không ạ? Theo anh kết quả kinh doanh phản ánh đích thực tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, em chọn đề tài này bao hàm nhiều vấn đề quan trọng, bài báo cáo của em là chi tiết, biết xử lý số liệu và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho sinh viên sau đợt thực tập2.2.1. Bài học về xin thực tập 2.2.1. Bài học về xin thực tập

Sau thời gian thực tập ở Công Ty TNHH TM VÀ DV AQUAVINA đã cho tôi có them một số kiến thức về ngành học. Qua sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình và hết long của các anh, chị trong công ty đã giùp tôi có những kiến thức, kỹ năng thự tế và ngày càng hoàn thiện hơn. Anh, chị trong công ty luôn tạo điều kiện thoải mái để tôi có thể hàon thành hết quá trình thực tập một cách tốt đẹp. Giúp tôi có thể học hỏi và trau dồi nhiều kinh nghiệm để tôi có thể hoàn thành quá trình thực tập. Đã cho tôi một nề tảng để tôi có thể vững bước trên con đường đời sau này. Giúp tôi tự rèn luyện tay nghề, củng cố và bổ sung hệ thống kiến thức về kỹ năng xử lý các nghiệp vụ kế toán. Biết cách ứng xử trong các tình huống và biết cách sắp xếp sổ sách cũng như sử dụng quỹ thời gian một cách hiệu quả hơn. Quan trọng hơn hết qua kỳ thực tập này đã giúp tôi có một bước đệm dễ dàng để xin việc làm sau này.

2.2.2. Bài học về thu thập thông tin tại đơn vị thực tập

Nhờ sự giùp đỡ nhiệt tình của các anh, chị trong Công Ty TNHH TM VÀ DV AQUAVINA đã giúp tôi được cọ sát, thực hành với các số liệu thực tế. Qua quá trình thu thập thong tin ở công ty thực tập đã giúp em có cái nhìn tổng quát và thực

tế hơn về số liệu, qua đó làm sang tỏ kiến thức chuyên môn em được học ở trường. Số liệu đó là tổng hợp của các môn học khác nhau giúp em tổng hợp được kiến thức và định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp tương lai.

2.2.3. Bài học về giao tiếp và tổ chức phỏng vấn

Qua quá trình tiếp xúc với các anh, chị ở công ty TNHH TM VÀ DV AQUAVINA em đã có cái nhình thực tế hơn về chuyên ngành đang học, nó bao gồm không những kiến thức từ sách vở mà còn là kinh nghiệm thực tế của những người đi trước được trao đổi với nhau qua quá trình giao tiếp. Qua lần phỏng vấn này em nhận ra rằng môi trường công ty muốn phát triển tốt thì người quản lý phải xem nhân viên như những cộng sự cùng nhau hợp tác vì sự phát triển của công việc chung chứ không phải như là người chủ với người làm công.

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ hai lần phỏng vấn

Để quá trình phỏng vấn mang lại hiệu quả cao, cần phải có một sự chuẩn bị tốt về kiến thức, ý thức và cơ sở thực tập, phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục những khó khăn và cần nổ lực phát huy khả năng bản than hơn nữa. Khi được phỏng vấn, không nên trình bày dài dòng và lang man, hoặc trình bày không đầu không đuôi. Là ứng viên phỏng vấn, ta phải tự tin, có chính kiến và lập trường vững chắc. Nên tìm hiểu kỹ về công ty, những thông tin hữu ích để có thể tự tin ở buổi phỏng vấn.

2.2.5. Sau đợt thực tập sinh viên có nguyện vọng gì vế nghề nghiệp

Sau hoàn tất khoá thực tập, tôi đặt ra mục tiêu cho bản thân:

Phần đấu trở thành một chuyên viên trong lĩnh vực tài chính kế toán và cố gắng để đạt được mục tiêu là trở thành một kế toán trưởng giỏi trong vòng năm năm tới.

Làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, phù hợp với chuyên môn và có thể phát huy tối đa năng lực và kiến thức.

Học hỏi và phát triển kỹ năng nghề nghiệp, để có cơ hội thăng tiến trong tương lai.

2.3. Đề xuất cho ngành học tại trường HUTECH, tại khoa Kế toán – tài chính-ngân hàng ngân hàng

Trong điều kiện thời gianh thực hiện báo cáo và kiến thức còn hạn chế, báo cáo không thể nào tránh khỏi những thiếu sót đặc biệt là phần “Kế toán xác định kết quả kinh doanh”. Em xin kiến nghị các báo cáo hay đồ án môn học khoá sau mở rộng thêm về đề tài này.

2.3.2. Đề xuất về cách tổ chức thực tập

Em kính mong khoa Kế toán – tài chính – ngân hàng phối hợp với các công ty để tạo ra một chương trình thực tập dễ dàng, có tính hệ thống cho các bạn sinh viên, giúp chúng em dễ dàng tìm được chỗ thực tập hơn.

PHẦN 3: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Đề bài :Từ số liệu thực tế tại doanh nghiệp hãy phân tích sự ảnh hưởng của các khoản mục chi phí đến kết quả kinh doanh của DN, cho nhận xét về số liệu mà bạn đã phân tích.

Khái niệm chi phí trong từ điển kinh tế được định nghĩa như "mọi sự tiêu phí tính bằng tiền của một doanh nghiệp được gọi là chi phí”. Trong sản xuất kinh doanh, việc phân tích tác động và quản trị chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giữa các kỳ với nhau hoặc với các đơn vị cùng ngành khác. Nhà quản lý sử dụng thông tin về chi phí để hiểu và kiểm soát các biến số xác định khả năng sinh lợi. Các thông tin về kế toán chi phí giúp cho nhà quản lý xác định và xây dựng chiến lược giá phù hợp, kiểm soát chi phí quản lý và sản xuất từ đó tập trung vào các chi phí đặc biệt để giảm giá thành và phân loại hợp lý sản phẩm và dịch vụ dựa trên lợi nhuận mang lại. Nói cách khác, kế toán chi phí giúp nhà quản lý đánh giá chính xác mức độ sinh lời của các hoạt động hoặc sản phẩm, từ đó ra quyết định về việc phân bổ các nguồn lực tài chính một cách hợp lý nhất. Chi phí kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ AQUAVINA năm 2012 được phân bổ như sau:

1. Giá vốn bán hàng

Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí của tất cả các mặt hàng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sản xuất hoặc mua hàng hóa, dịch vụ đã được bán.Giá trị này phản ánh lượng hàng hóa đã bán được của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian.

Năm 2012, chi phí giá vốn hàng bán bao gồm giá vốn thành phẩm (TK6321), giá vốn hợp đồng (TK6322) và giá vốn cung cấp dịch vụ (TK6323) chiếm 82% tổng chi phí kinh doanh của công ty với 378.283.641.906 đồng.

Tỷ suất giá vốn hàng bán===68,4%

Chỉ tiêu này phán ánh mức độ sử dụng chi phí, cụ thể, trong tổng số doanh thu thuần, giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm. Theo lý thuyết, chỉ tiêu này càng nhỏ phản ánh việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất giá vốn hàng bán của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ AQUAVINA năm 2012 là68,4%có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thuần tạo ra, công ty phải bỏ ra 68,4 đồng chi phí cho giá vốn hàng bán.

2. Chi phí tài chính

Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán...;dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...

Dựa trên kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ AQUAVINA, chi phí tài chính bao gồm các khoản vay ngân hàng Đông Á (TK6351), lỗ tỷ giá ngoại tệ chiếm 3% tổng chi phí năm 2012, cụ thể 15.265.806.875 đồng. Trong khi đó, doanh thu tài chính cùng năm của công ty là 58.452.425.346 đồng.

Lợi nhuận tài chính = Doanh thu tài chính - chi phí tài chính

= 58.452.425.346 – 15.265.806.875= 43.186.618.471 (đồng)

Tỷ suất lợi nhuận tài chính trên doanh thu tài chính =

Giá trị tính được bằng 73,9% cho thấy trong 100 đồng doanh thu của công ty, lợi nhuận nhận được là 73,9 đồng. Chỉ tiêu này càng cao càng phản ảnh mức độ hợp lý và hiệu quả của việc sử dụng nguồn chi phí tương ứng.

3. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong kế toán, chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng hay để bán được hàng (chi phí quảng cáo, trả hoa hồng bán hàng...) hoặc chi phí phân phối. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện công tác quản lý bao gồm: quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý khác; cụ thể hơn là chi phí hành chính (lương, vật liệu mua ngoài..), chi phí tiếp khách..

Năm 2012, tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 7%

bán hàng (TK6411), chi phí vật liệu (TK6412) và chi phí đồ dung văn phòng (TK6413); chi phí quản lý doanh nghiệp 14.889.706.829 đồng.

Tỷ suất chi phí bán hàng= ==2,97%

Chỉ tiêu này cho thấy để đạt được 100 đồng doanh thu thuần, công ty đã bỏ ra

2,97 đồng chi phí dành cho hoạt động bán hàng. Chỉ tiêu này tương đối thấp cho thấy công ty đã sử dụng khá hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho hoạt động bán hàng.

Tỷ suất chi phí quản lý= =

= 2,96%

Tỷ suất chi phí quản lý cho thấy công ty đã bỏ ra 2,96 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp để thu về 100 đồng doanh thu thuần. Giá trị tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp thấp cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả và kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tóm lại, kết quả phân tích tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ AQUAVINA năm 2012 cho thấy doanh nghiệp đã quản lý tốt và hiệu quả hoạt động bán hàng cũng như các vấn đề liên quan đến quản lý doanh nghiệp, từ đó tiết kiệm chi phí cho các hoạt động trên, góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4. Chi phí khác

Chi phí khác tại công ty chủ yếu là các khoản liên quan đến nhượng bán, thanh lý tài sản cố định được xác định thông qua biên bản tài sản cố định, phiếu thu, phiếu chi và chứng từ có liên quan. Năm 2012, Công ty bỏ ra 3.271.202.374 đồng cho những khoản giao dịch trên, chiếm khoảng 1% tổng chi phí, thu về 3.768.547.903 đồng, tạo ra 497.345.529 đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận khác trên doanh thu khác =

= =13,2%

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ sử dụng hợp lý nguồn vốn dành cho các hoạt động như nhượng bán, thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp chưa thực sự cao với

13,2 đồng lợi nhuận mang lại trong 100 đồng doanh thu, đồng nghĩa với việc công ty đã phải bỏ ra 86,8 đồng chi phí tương ứng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Hay nói một cách đơn giản hơn thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Năm 2012, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ AQUAVINA năm 2012 đóng thuế 30.164.933.538 đồng, chiếm 7% tổng chi phí kinh doanh cùng năm của

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM và DV AQUAVINA (Trang 48)