- Giải Pháp Xây dựng nguồn nhân lực:
d. Mô hình ứng dụng sinh thái điển hình trong xử lý chất thả
BỔ SUNG THÊM: MÔ HÌNH PHỤC HỒI CẢNH QUAN HỒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỔ HỢP SINH HỌC KẾT HỢP VỚ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỔ HỢP SINH HỌC KẾT HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP KẾT TỦA.
Mô hình xử lý nước hồ ô nhiễm bằng giải pháp tổ hợp sinh học kết hợp với phương pháp kết tủa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển hài hòa của quần thể sinh vật trong hồ (tạo điều kiện cạnh tranh điều kiện sống: dinh dưỡng sơ cấp, thức ăn, ánh sáng, chỗ trú ẩn cho động vật phù du, cá nhỏ, vi sinh vật và thực vật phụ sinh) thông qua giải pháp sử dụng thủy thực vật dạng thân cứng và thực vật nổi trồng trên mặt nước (để tiện thu hái, kiểm soát mật độ).
Cách tiến hành:
Tiến hành khảo sát đánh giá được sự ô nhiễm của hồ, bước tiếp theo được thực hiện là giảm bớt hàm lượng photpho tan trong nước và hạn chế quá trình trao đổi photpho giữa lớp bùn đáy và lớp nước thông qua chất kết tủa. Chúng tôi thực hiện quá trình kết tủa bằng việc sử dụng hóa chất keo tụ, kết tủa là PAC (PolyAluminium Chloride). Sau 2 - 3 ngày keo tụ, kết tủa photpho tan, tiến hành lấy mẫu phân tích để xác định khả năng xử lý, loại bỏ một số yếu tố gây ô nhiễm. Chỉ tiêu phân tích của nước gồm: pH, photpho, độ kiềm, COD, chlorophyll a, nhôm.
Sau khi hoàn thành phun rải hóa chất keo tụ PAC, chúng tôi tiến hành bổ sung, lắp đặt các hệ thống bè nổi trồng thủy thực vật xuống
hồ. Sử dụng kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển hài hòa của quần thể sinh vật trong hồ thông qua giải pháp sử dụng thủy thực vật dạng thân cứng và thực vật nổi trồng trên mặt nước. Đã tiến hành làm các bè nổi có trồng một số thủy thực vật, bao gồm 2 bè hình ngôi sao và 6 bè hình lục giác (hình benzen), xung quanh khung của các bè nổi có các rổ nhựa để trồng các loại thủy thực vật trong đó (như thủy trúc, rau muống Nhật, chuối hoa...), bên trong các bè nổi có thả thêm bèo tây, rong đuôi chồn.
Thủy thực vật được sử dụng có khả năng hấp thu cao chất dinh dưỡng (nitơ, photpho) trong hồ và chúng sẽ cạnh tranh với tảo, từ đó sẽ làm hạn chế sự phát triển của tảo. Ngoài khả năng hấp thu dinh dưỡng trong nước, các loại thủy thực vật còn đóng vai trò chất mang của vi sinh vật qua bộ rễ phát triển và nhờ tương tác giữa thực vật với vi sinh để tăng cường hiệu quả xử lý các chất gây ô nhiễm trong nước hồ.
Khi bộ rễ của thủy thực vật phát triển sẽ là chỗ ẩn nấp cho những sinh vật phù du có thể ăn tảo. Đồng thời, khi thực vật phát triển, sẽ tạo ra bóng che phủ mặt hồ, ngăn cản quá trình quang hợp và phát triển của tảo.
Trong hồ đã có nuôi cá, lúc đó sẽ có sự phát triển hài hòa giữa các
quần thể sinh vật trong hồ theo chuỗi thức ăn như sau: tảo động
vật phù du ăn tảo cá bé ăn động vật phù du cá lớn ăn cá bé.
Thực tế cho thấy, phản ánh từ người dân sống xung quanh khu vực hồ, người quản lý cá trong hồ cho biết, từ khi tiến hành lắp đặt các hệ thống bè nổi trồng thủy thực vật, cá trong hồ ít chết hơn, giảm được mùi hôi, tanh bốc lên từ hồ, đồng thời tạo được cảnh quan rất đẹp cho hồ.