- Giải Pháp Xây dựng nguồn nhân lực:
a. Mô hình ứng dụng sinh thái điển hình trong phục hồi tài nguyên thiên (tài nguyên đất bị ô nhiễm do KLN)
nguyên thiên (tài nguyên đất bị ô nhiễm do KLN)
• Tác hại của KLN lên môi trường đất:
Các KLN xuất hiện trong đất thì khả năng lan truyền của chúng vào môi trường rất nhanh. Nó gây độc cho tất cả những gì xung quang: đất, nước, không khí, thực vật, HST, con người.
• Cơ chế hấp thụ kim loại nặng của thực vật:
Các nguyên tố trong dung dịch đất được chuyển hóa từ các lỗ khí trong đất tới bề mặt rễ cây bằng hai con đường chính: sự khuếch tán và dòng chảy khối. Sự khuếch tán xảy ra nhằm xhoonsg lại sự gia tăng gradian nồng độ bình thường đối với rễ cây bằng cách hấp thu các kim loại nặng trong dung dịch đất tại bè mặt tiếp giáp rễ cây và đất
• Quá trình xâm nhập KLN vào trong cây:
KLN đi vào vùng tự do của rễ cây KLN ở trong tế bào của rễ
vận chuyển KLN đến các mầm chồi
• Mô hình xử lý KLN do KLN gây nên trong đất:
- Xử lý chì bằng loài thực vật Lantanan Camara L (Hoa ngũ sắc
– Cứt lợn :D): lòai thực vật này có thể hấp thụ Pb hơn 1% trọng lượng khô của chúng. Chúng tăng trưởng nhanh cung cấp nhiều sinh
khối để hấp thụ chì. Trong điều kiện ô nhiễm đất đến 4x103 mg kg -1
Pb , cây Lantana có thể sống và hấp thu Pb. Hấp thụ Pb trong hệ rễ của Lantana quan trọng lúc đầu,có sự tương quan tốt giữa nồng độ chì trong đất và lượng chì hấp thụ trong cây Lantana. Nhưng sau đó, Pb được chuyển lên tích lũy trong thân và lá.
- Xử lý As, Pb bằng dương xỉ, cỏ vetiver ở xã Hà Thượng, Đại Từ, Thái Nguyên
Có 2 loài thuộc họ dương xỉ (tên khoa học là Pteris vittata và Pityrogramma calomelanos) và cỏ màn trầu (tên khoa học là Eleusine indica) có khả năng tích lũy kim loại nặng, hàm lượng asen lên đến 5.876ppm và trong rễ là 2.642ppm. Còn cỏ màn trầu có thể được sử dụng như giải pháp phục hồi cho những vùng đất bị ô nhiễm chì và kẽm.
Nghiên cứu cho thấy cỏ vetiver cũng có khả năng chống chịu vùng ô nhiễm chì rất cao (trồng thí nghiệm trong đất nhiễm từ 1.400ppm đến 2.530ppm, cỏ vẫn phát triển tốt).
Đây là cơ sở để các nhà khoa học tiên hành nghiên cứu, trồng thử nghiệm các loài cây này với mục đích phục hồi những vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là những vùng khai khoáng.
Sau khi chọn lọc và phân tích, các nhà khoa học trồng thử nghiệm cỏ vetiver và dương xỉ Pteris vittata tại làng Hích với diện tích hơn 600m2.
Ở xã Hà Thượng, các nhà khoa học cũng trồng thử nghiệm khả năng hấp thụ asen của 2 loài dương xỉ Pteris vittata, Pityrogramma calomelanos và cỏ vetiver trên diện tích hơn 700m2.
Kết quả đo kiểm tại xã Hà Thượng cho thấy, sau khi trồng thử nghiệm 4 tháng, hàm lượng asen trong đất giảm từ 5.606,31ppm xuống còn 4.521ppm. • Ưu – nhược: - Ưu: + Dùng ánh sáng mặt trời + Xử lý tại chỗ + Được chấp nhận rộng rãi
+ Chi phí thấp :10-20% so với các phương pháp truyền thống + Ít chất thải thứ cấp hơn
+ Không có mùi hôi thối + tạo cảnh quan đẹp
+ Đất sau xử lý có thể tiếp tục sử dụng
- Nhược:
+ Chậm hơn các phương pháp truyền thống
+ Sinh khối cây thường phát triển rất nhanh gây xâm lấn – cần biện pháp kiểm soát