Công tác kiểm tra tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của xác suất bị kiểm tra tới hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Tp. Hồ chí minh (Trang 25 - 29)

2. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT TUÂN THỦ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TP.

2.3.3 Công tác kiểm tra tại doanh nghiệp

Tổng số hồ sơ kiểm tra tại doanh nghiệp là 10.985 hồ sơ tăng 41% so với cùng kỳ. Số truy thu và phạt là 2.615,7 tỷ đồng tăng 37% so với cùng kỳ, Số giảm lỗ là 2.174 tỷ đồng, giảm khấu trừ là 181,8 tỷ đồng.

ĐVT: triệu đồng

Đơn vị

Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ thực hiện so

với cùng kỳ Số hồ sơ Tổng số truy thu và phạt đã quy đổi Số hồ sơ Tổng số truy thu và phạt đã quy đổi Số hồ Tổng số truy thu và phạt đã quy đổi

1/ Kiểm tra tại CQT

Tổng cộng 112,425 413 126,824 240 113% 58%

Văn phòng Cục 23,528 262 13,972 80 59% 31%

24 CCT 88,897 151 112,852 160 127% 106%

2/ Kiểm tra tại DN

Tổng cộng 7,791 2,449 10,985 3,341 141% 137% Văn phòng Cục 1,392 1,232 1,753 1,862 126% 151% 24 CCT 6,399 1,217 9,232 1,479 144% 122% TỔNG CỘNG 2,862 3,581 125% Văn phòng Cục 1,494 1,942 130% 24 CCT 1,368 1,639 120% Nguồn: Cục Thuế Tp.HCM (2012)

Trong năm 2012, số hồ sơ kiểm tra tại cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế toàn Cục bằng 87.88% so với kế hoạch pháp lệnh, tổng cộng số kê khai điều chỉnh qua kiểm tra tại cơ quan thuế và số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra tại DN bằng 143% so với kế hoạch năm 2012 và bằng 125% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng số DN có xử lý truy thu / Tổng số DN được kiểm tra là : 90% (9.872 / 10.985 DN). Số thuế truy thu bình quân là : 304 triệu/DN (Số thuế truy thu / Tổng số DN được kiểm tra). Số đã nộp NSNN : 1.044 tỷ đồng bằng 99% so với cùng kỳ năm trước.

Đánh giá hiệu quả công tác thanh kiểm traĐiểm mạnh:

 Căn cứ theo Quyết định 42/QĐ-TCT ngày 11/01/2012 của Tổng cục Thuế, nhiệm vụ thanh tra là 1.961 doanh nghiệp bằng 196% so với số thực hiện năm 2011; nhiệm vụ kiểm tra tại trụ sở NNT là 15.690 doanh nghiệp, bằng 201% so với số thực hiện năm 2011. Tuy nhiên, số lượng công chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chưa được bổ sung, mặc dù những tháng cuối năm có tăng cường nhân sự của một số bộ phận khác, năng lực chuyên môn chưa đồng đều nên chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra do Tổng Cục Thuế giao.

 Hiệu quả công tác thanh kiểm tra người nộp thuế ngày càng được nâng cao. Qua công tác thanh kiểm tra đã kịp thời phát hiện và kiến nghị cấp trên hướng xử lý một số trường hợp vướng mắc về chính sách. Số công chức thực hiện công tác thanh kiểm tra không thay đổi nhiều so với năm trước, số lượng doanh nghiệp đang quản lý rất lớn nhưng Cục Thuế đã áp dụng các biện pháp để tăng hiệu quả công tác thanh tra, cố gắng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do Tổng cục Thuế giao ở mức cao nhất thể hiện qua số cuộc thanh tra, số thu qua thanh tra năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, Cục Thuế đã huy động thêm lực lượng từ các phòng Pháp chế, Quản lý Nợ và Cưỡng chế Nợ thuế để tăng cường cho công tác thanh tra.

 Điểm nổi bật nhất của công tác thanh kiểm tra năm 2012 là việc thực hiện thanh tra theo chuyên đề: cụ thể nhất là 03 chuyên đề ngân hàng; chuyên đề các doanh nghiệp khai thác dầu khì và chuyên đề các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận phát chuyển nhanh và dịch vụ vận tải biển đã mang lại hiệu quả lớn trong công tác thu ngân sách năm 2012, thực hiện theo 03 chuyên đề trên Cục Thuế đã truy thu và phạt hơn 1.908,41 tỷ đồng;

 Việc đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra các doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liên tục; các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá đã có tác dụng tích cực trong việc kê khai nộp thuế của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thể hiện là số doanh nghiệp kê khai có lãi tăng, số doanh nghiệp kê khai lỗ và số lỗ kê khai giảm so với các năm trước.

 Trong năm 2012, qua nghiên cứu các phương pháp điều chỉnh và thực tế đã áp dụng phương pháp giá vốn cộng lãi, chủ yếu so sánh về chức năng hoạt động

của doanh nghiệp khi thanh tra các doanh nghiệp gia công may mặc. Để tạo điều kiện cho các đoàn thanh tra có số liệu sử dụng khi cần thiết, đã tiến hành thu thập thông tin về tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành may mặc, áp dụng cho một số trường hợp.

 Tuy nhiên có một số quy định chưa rõ đối với trường hợp doanh nghiệp bị điều chỉnh ấn định qua thanh tra có được phép chuyển số lỗ của kỳ trước còn trong hạn chuyển lỗ và có bị xử lý phạt vi phạm hành chính về thuế nên trong năm chưa triển khai được nhiều đối với các doanh nghiệp gia công may mặc. Cục Thuế đã có báo cáo trính Tổng Cục Thuế xin ý kiến giải quyết.

 Qua công tác thanh tra đã điều chỉnh lại những vi phạm của DN để tính thuế, tùy theo từng trường hợp và các quy định của chính sách. Tuy nhiên có những trường hợp pháp luật thuế chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng hoặc thông tin đối chiếu không đủ căn cứ pháp lý, nên trong quá trình thực hiện có trường hợp chưa điều chỉnh được, Cục Thuế TP.HCM đang tiếp tục đối chiếu.  Hạn chế :

 Căn cứ theo Quyết định 42/QĐ-TCT ngày 11/01/2012 của Tổng cục Thuế, nhiệm vụ thanh tra là 1.961 doanh nghiệp bằng 196% so với số thực hiện năm 2011. Tuy nhiên, số lượng công chức thực hiện công tác thanh tra chưa được bổ sung, mặc dù những tháng cuối năm có tăng cường nhân sự của một số bộ phận khác, năng lực chuyên môn chưa đồng đều nên chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thanh tra do Tổng Cục Thuế giao.

 Việc tập trung thực hiện số lượng thanh tra tại doanh nghiệp theo chỉ tiêu kế hoạch được giao phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng một số cuộc thanh tra, các cuộc thanh tra theo chuyên đề còn chưa thực hiện một cách chuyên sâu, chưa đúc kết được những nội dung trọng tâm, những bài học kinh nghiệm.  Còn trường hợp đề xuất xử lý có khi chưa thống nhất giữa các phòng, các đoàn

thanh kiểm tra.

 Phần lớn các thông tin được lưu trữ tại cơ quan Thuế là hồ sơ kê khai thuế của doanh nghiệp. Ngành thuế rất thiếu các thông tin hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước khác như Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ngân hàng đã phần nào hạn chế hiệu quả công tác kiểm tra.

 Việc phân ngành kinh tế hiện nay còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp khi xin giấy phép thành lập thường đăng ký nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên hệ thống dữ liệu lại không xác định được ngành nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đang hoạt động dẫn đến việc phân tìch, đánh giá, so sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp găp nhiều khó khăn.

 Việc phối hợp giữa phòng thanh tra và một số phòng khác trong việc trao đổi thông tin người nộp thuế chưa tốt nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc thanh kiểm tra.

 Thiếu các cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác ấn định thuế có tính chất hệ thống và căn cứ pháp lý.

 Một số cuộc thanh tra, kiểm tra chưa tuân thủ đầy đủ quy trình thanh tra, kiểm tra của Tổng cục Thuế và Luật Quản lý thuế: thời gian thanh tra, kiểm tra còn kéo dài quá thời gian quy định.

Một phần của tài liệu Tác động của xác suất bị kiểm tra tới hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Tp. Hồ chí minh (Trang 25 - 29)