Ngân hàng xây dựng chi nhánh cà mau là một chi nhánh mới vào hoạt
động trong hệ thống Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam trong năm 2011, nên
định hướng phát triển điều nhằm mục tiêu phát triển chung của hệ thống ngân hàng Xây Dựng Việt Nam.
Với kinh nghiệm của các cổ đông, các đối tác trong ngành xây dựng, các
đối tác trong ngành ngân hàng và nắm bắt xu thế khuyến khích phát triển kinh tế của Việt Nam, Ngân hàng chủ trương tập trung vào các thị trường trọng
điểm, tạo thế mạnh cho riêng mình để phát triển. Trong đó, cung cấp dịch vụ
cho vay xuất khẩu, cho vay và dịch vụ cho ngành vật liệu xây dựng và nhà ở
cho người có thu nhập thấp sẽđược ngân hàng chú trọng phát triển ...
Đặc biệt Ngân hàng đẩy mạnh việc hợp tác kinh doanh với các Ngân hàng Thương mại do Nhà nước nắm chi phối, trong các sản phẩm về nhà ở
theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ xây dựng, trong đó có gói sản phẩm khép kín 4 Nhà (Ngân hàng, Nhà đầu tư, Nhà thầu, và Nhà cung ứng SX VLXD - TBNT), và các gói sản phẩm cho nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Trong mối liên kết này, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam có vai trò cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các bên liên quan và kết nối mạng lưới khách hàng tiềm năng rộng khắp trên cả nước. Mang đến giải pháp cho doanh nghiệp, cộng thêm giá trị cho nhà đầu tư và tăng lợi ích cho cộng đồng và xã hội sẽ luôn là những mục tiêu đồng hành trên tiến trình phát triển của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Ngân hàng luôn hướng vào mục tiêu tăng doanh thu và tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 4.1 MẠNG LƯỚI HUY ĐỘNG VỐN
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, thuộc vùng trọng điểm phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 5.331,64 km2, gồm 8 huyện và 1 Thành phốđô thị loại 2, dân số khoản 1.214.900 người.
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tỉnh Cà Mau đã căn cứ vào các nhóm giải pháp lớn của Chính phủ và Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để xây dựng các giải pháp chủ yếu chỉđạo, điều hành cấp bách và lâu dài để phát triển kinh tế, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, chỉđạo triển khai thực hiện kịp thời các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu cho doanh nghiệp; giúp đỡ, chăm lo cho đời sống của người lao động, người nghèo,… Kết quả tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2013 cụ thể như sau:
- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) 9 tháng đầu năm 2013 (theo giá cố định) ước đạt 13.440.800 triệu đồng, tăng 8,1% so cùng kỳ (9 tháng đầu năm 2012 tốc độ tăng là 7%).
- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 4.242.960 triệu đồng, tăng 4% so cùng kỳ.
- Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng ước đạt 4.946.760 triệu đồng, tăng 9,1% so cùng kỳ.
- Khu vực thương mại, dịch vụước đạt 4.251.080 triệu đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ.
- Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 698,66 triệu USD.
- Tình hình giải quyết việc làm: trong 9 tháng năm 2013, tình hình giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều doanh nghiệp đã mở rộng, thành lập mới tạo ra nhiều chỗ việc làm. Tổng số lao động có việc làm lũy kế
9 tháng năm 2013 là 31.260 lao động, đạt 91,94% kế hoạch, tăng 10,5% so cùng kỳ; trong đó: lao động trong tỉnh là 9.318 lao động, đạt 46,59% kế hoạch; lao động đi làm việc ngoài tỉnh là 21.927 lao động, đạt 157,63% kế hoạch; xuất khẩu lao động được 15 lao động, đạt 16,67% kế hoạch.
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Cà Mau “Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh Cà Mau 9 tháng
* Phân tích khách hàng tại địa bàn chi nhánh:
- Khách hàng Doanh nghiệp: Qua các chỉ số tình hình – xã hội địa bàn tỉnh Cà Mau, nhận thấy rằng khách hàng doanh nghiệp sẽ tập trung ở 03 nhóm ngành nghề sau:
+ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản; + Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; + Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
- Khách hàng cá nhân: Căn cứ vào báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2013, chúng ta thấy đối tượng khách hàng cá nhân địa bàn tỉnh Cà Mau gồm 03 đối tượng chính:
+ Lực lượng công nhân viên chức;
+ Hộ kinh doanh cá thểđịa bàn tỉnh Cà Mau; + Hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau
* Xác định nhóm khách hàng mục tiêu:
** Huy động vốn từ các TCKT:
Thứ nhất, là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản: Huy động vốn đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trên địa bàn tỉnh có khoảng 10 công ty chế biến thủy sản lớn và khoảng trên 200 doanh nghiệp, xí nghiệp, vựa tôm cá vừa và nhỏ, nguồn vốn huy động chủ yếu là số dư trên tài khoản tiền gửi và số tiền nhàn rỗi tạm thời của doanh nghiệp.
Thứ hai, là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng bao gồm: Xây dựng; Công nghiệp; Điện - điện tử ; Xăng dầu; Thực phẩm – đồ uống. Huy động vốn đặc biệt tập trung vào lĩnh vực xây dựng và thực phẩm – đồ uống. Theo thống kê danh bạ điện thoại của tỉnh Cà Mau năm 2013 có khoảng 225 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khoảng 278 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đồ uống nguồn vốn huy
động được chủ yếu là số tiền nhàn rỗi tạm thời của Doanh nghiệp.
Thứ ba, là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ bao gồm: Tài chính – ngân hàng; Công nghệ thông tin; Dệt may – thời trang; Giao thông vận tải; gỗ - đồ gỗ; trang trí nội thất. Huy động vốn đặc biệt tập trung vào lĩnh vực dệt may thời trang và trang trí nội thất. Theo thống kê từ danh bạ điện thoại tỉnh Cà Mau năm 2013 có khoảng 125 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may thời trang và 14 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực trang trí nội thất nguồn vốn huy động được chủ yếu là số tiền nhàn rỗi tạm thời của Doanh nghiệp.
** Huy động vốn từ cá nhân:
Thứ nhất, là lực lượng công nhân viên chức, người lao động tỉnh Cà Mau: Lực lượng công nhân viên chức, người lao động tỉnh Cà Mau ước khoảng 32.000 người. Trong đó, địa bàn thành phố Cà Mau, cán bộ, viên chức cấp tỉnh, thành phố đóng trên địa bàn ước khoảng 11.000 người. Năm 2013 thu nhập bình quân của lao động khu vực Nhà nước do địa phương quản lý
ước tính 3.900.000 đồng/người/tháng(tương đương 47 triệu/năm). Nguồn vốn huy động được chủ yếu là lượng tiền tiết kiệm tích lũy.
Thứ hai, là các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo thống kê danh sách hộ kinh doanh cá thể tỉnh Cà Mau có khoảng 10.000 hộ
kinh doanh cá thể. Riêng thành phố Cà Mau có 5.500 hộ. Tổng mức bán lẻ
hàng hóa dịch vụ tỉnh Cà Mau ước đạt 35.000.000 triệu đồng. Nguồn vốn huy
động được từ lợi nhuận của các hộ kinh doanh cá thể.
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Cà Mau “Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh Cà Mau 9 tháng đầu năm 2013”.
4.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU
4.2.1 Huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế
Bảng 4.1: Huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế của Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam chi nhánh Cà Mau qua 3 năm 2011-2013
Đơn vị: Triệu VND
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam chi nhánh Cà Mau
Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối % TG KKH 30.810 35.268 34.823 4.458 14,5 (445) -1,3 TG CKH 3.421 4.737 4.213 1.316 38,5 (524) -11,1 Tổng 34.231 40.005 39.036 5.774 17 (969) -2
Các đơn vị này gửi một khối lượng tiền vào ngân hàng để hưởng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Giao dịch tiền tệ giữa các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Do có sựđan xen giữa các khoản phải thanh
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 Năm 2011 TGKKHNăm 2012TGCKH Năm 2013 Năm 2013 89.2% 10.8% TGKKH TGCKH Năm 2012 88.2% 11.8% Năm 2011 90% 10% Hình 4.1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế
toán và các khoản phải thu tiền mà trên tài khoản của các tổ chức này tại ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định và trở thành một nguồn vốn có chi phí thấp giúp các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đôi khi cả trung hạn. Tuy nhiên, tính ổn định và độ lớn của nguồn vốn này phụ
thuộc rất nhiều vào quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội của ngân hàng liên tục biến động trong 3 năm 2011-2013. Năm 2011 đạt 34.231 triệu đồng, năm 2012 đạt 40.005 triệu đồng tăng 17% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 39.036 triệu đồng giảm 2% so với năm 2012. Trong đó: - Tiền gửi không kỳ hạn (TGKKH) năm 2011 đạt 30.810 triệu đồng, năm 2012 đạt 35.268 triệu đồng tăng 14,5% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 34.823 triệu đồng giảm 1,3% so với năm 2012. - Tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH), năm 2011 đạt 3.421triệu đồng, năm 2012 đạt 4.737 triệu đồng tăng 38,5% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 4.213 triệu đồng giảm 11,1% so với năm 2012.
Qua phân tích số liệu trên, ta thấy tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng tiền gửi các tổ chức kinh tế. Nguyên nhân có sự chênh lệch như vậy là do tiền gửi các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu
để sử dụng các dịch vụ tiện lợi thanh toán, đểđạt được kết quả như trên ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc tốt khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, đến năm 2013 tiền gửi từ các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm trong cả tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn, có sự sục giảm như vậy là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ
yếu là do tình hình kinh tế khó khăn, trong năm 2013 có hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả dẫn đến phá sản trong cả nước nói chung và Cà Mau nói riêng, làm ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của nhóm khách hàng này. Trong tương lai, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế sẽ giảm do lãi suất huy động giảm, các tổ chức kinh tế có tiền nhàn rỗi sẽ chuyển hướng đầu tư
4.2.2 Huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân
Bảng 4.2: Huy động tiền gửi khách hàng cá nhân
Đơn vị: Triệu VND
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam chi nhánh Cà Mau.
Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối % TGTK - CKH - KKH 117.473 18.222 99.251 214.262 13.914 200.348 354.322 182.675 171.647 96.789 (4.308) 101.097 82 -24 102 140.060 168.761 (28.701) 189 1213 -14 TK TGCN 25.701 51.458 87.159 25.757 100 35.701 69 Tổng 143.174 265.720 441.481 122.546 86 175.761 66 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TGTK TKTGCN Hình 4.2 Tiền gửi khách hàng cá nhân
Tiền gửi tiết kiệm là khoản để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi theo định kỳ. Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy tiền gửi từ các cá nhân tăng mạnh qua 3 năm 2011-2013. Năm 2011 đạt 143.174 triệu đồng, năm 2012 đạt 265.720 triệu đồng tăng 86% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 441.481 triệu đồng tăng 66% so với năm 2012. Trong đó cơ cấu tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân như sau: - Tiền gửi tiết kiệm (TGTK): Năm 2011 đạt 117.473 triệu đồng, năm 2012 đạt 214.262 triệu đồng tăng 82% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 354.322 triệu đồng tăng 189% so với năm 2012. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (CKH): Năm 2011 đạt 18.222 triệu đồng, năm 2012 đạt 13.914 triệu đồng giảm 24% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 182.675 triệu đồng tăng 1.213 % so với năm 2012. Ta thấy có sự tăng giảm tiền gửi có kỳ hạn bất thường, nguyên nhân là do năm 2012 lãi suất huy
động của ngân hàng liên tục giảm mạnh, ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đến năm 2013 lãi suất ngân hàng ít biến động hơn, tình hình kinh tế chung khó khăn, kinh doanh không mang lại lợi nhuận nên gửi tiền vào ngân hàng nhận lãi cố định hàng tháng là việc làm đúng đắn trong thời gian này dẫn đến lượng tiền gửi tiết kiệm có kỳ
Năm 2011 18% 82% Năm 2012 81% 19% TGTK TKTGCN Năm 2013 80% 20% Hình 4.2 Tiền gửi khách hàng cá nhân
hạn tăng đột biến trong năm 2013.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Năm 2011 đạt 99.251 triệu đồng, năm 2012 đạt 200.348 triệu đồng tăng 102 % so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 171.647 triệu đồng giảm 14 % so với năm 2012. Nguyên nhân có sự biến động lượng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn trong năm 2012 tăng 102% và giảm 14% trong năm 2013 là do trong năm 2012 thị trường tài chính có nhiều biến
động người gửi tiền muốn chủ động trong nguồn vốn của mình nên họ chọ
phương thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khi cần thiết họ có thể rút tiền bất cứ
lúc nào nên lượng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng trong năm 2012. - Tài khoản tiền gửi cá nhân (TKTGCN): Năm 2011 đạt 25.701 triệu
đồng, năm 2012 đạt 51.458 triệu đồng tăng 100% so với năm 2011, đến năm 2013 đạt 87.159 triệu đồng tăng 69 % so với năm 2012.
Tiền gửi từ nhóm khách hàng cá nhân tăng qua 3 năm 2011-2012 mặc dù lãi suất huy động của ngân hàng giảm theo quy định lãi suất huy động của ngân hàng nhà nước, nhưng ngân hàng vẫn thu hút được nguồn vốn huy động này là do ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng và do chính sách chăm sóc khách hàng của ngân hàng luôn được chú trọng, làm khách hàng hài lòng và từ đó họ giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới. kèm theo đó là các dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ tốt, an toàn, tiện lợi, phong cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình nên đã thu hút và giữ chân được khách hàng cũ. Đây là
điểm mạnh của ngân hàng và cần được phát huy và phát triển.
4.2.3 Vay các tổ chức tín dụng khác
Các tổ chức tín dụng bao gồm các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng liên doanh. Trong quá trình hoạt động không tránh khỏi hiện tượng đọng vốn do huy động vào mà tạm thời chưa cho vay hoặc đã cho vay nhưng khách hàng trả nợ, tạo nên nguồn tạm thời nhàn rỗi để
các Ngân hàng cho nhau vay trong quan hệ đơn phương hoặc thông qua thị
trường liên Ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam chi nhánh Cà Mau không tập trung vào hình thức huy động này.
4.3 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU
4.3.1 Cơ cấu vốn của Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam chi nhánh Cà Mau