Đặc điểm về quản lý nội dung vật chất của TCNN

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH (Trang 45 - 53)

Nội dung vật chất của TCNN là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ thuộc sở hữu nhà nước mà nhà nước có thể chi phối và sử dụng trong một thời kỳ nhất định. Các nguồn tài chính đó có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ hoặc tài sản, nhưng tổng số nguồn lực tài chính đó là biểu hiện về mặt giá trị, là

đại diện cho một lượng của cải vật chất của xã hội. Về lý thuyết cũng như thực tiễn, sự vận động của các nguồn tài chính phải ăn khớp với sự vận động của của cải vật chất mới đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Điều đó càng có ý nghĩa và cần thiết bởi vì tổng nguồn lực tài chính mà Nhà nước nắm giữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn lực tài chính của toàn xã hội.

Do đó, trong quản lý TCNN, không những phải quản lý nguồn tài chính đang tồn tại cả dưới hình thức tiền tệ, cả dưới hình thức tài sản, mà còn phải quản lý sự vận động của tổng nguồn lực TCNN - sự vận động về mặt giá trị - trên cơ sở tính toán để đảm bảo cân đối với sự vận động của các luồng của cải vật chất và lao động - sự vận động về mặt giá trị sử dụng - trong đời sống thực tiễn.

Như vậy, kết hợp quản lý, đảm bảo tính thống nhất giữa hiện vật và giá trị, giá trị và giá trị sử dụng là một đặc điểm quan trọng khác của quản lý TCNN.

Nội dung:

1. Quản lý ngân sách Nhà nước:

NSNN là bản dự toán các khoản thu, chi tiền tệ của 1 qgia, đc các cq có thẩm quyền của Nn quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất định, thường là 1 năm để đ/bảo t/hiện các c/năng, n/vụ, của Nn.

*Ql thu NSNN là việc Nn sd quyền lực công để tổ chức, điều chỉnh quá trình thu nsnn nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu nsnn theo đúng cs, chế độ phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng, nvu của Nn trong từng thời kỳ.

Quản lý thu NSNN: thực chất là ql qtr thu và các khoản thu nsnn. Các khoản thu nsnn bg: thuế, phí và lệ phí, thu từ hđkt của Nn, các khoản đóng góp từ các tc cá nhân, các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo yêu cầu của pl.

- Nd ql thu thuế:

+ Hoàn thiện hệ thống cs thuế phù hợp với nền ktttđhxhcn để vừa đảm bảo mtieu tập trung nguồn thu tc vào nsnn, vừa khuyễn khích sxkdpt và góp phần thực hiện cbxh.

+ Chính phủ thống nhất chỉ đạo thực hiện các luật thuế.

+ Xây dụng qtr thu thuế bảo đảm khoa học, đơn giản, thuận tiện, phù hợp với trình độ pt của nền kt, yêu cầu ql từng sắc thuế, từng đối tượng thuế.

+ Tuyên truyền, gd, vận động, hỗ trợ các tc, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh các vbpl về thuế theo qđ.

+ Tổ chức thực hiện, thanh tra, ktra, kiểm soát việc kê khai thuế, miễn giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

+ Thực hiện các bp chống gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế.

+ Hoàn thiện tổ chức bmay và nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất đội ngũ cbo của các cq chức năng ql thu thuế.

- Nd ql thu phí và lệ phí:

+ Chính phủ thống nhất ql về thu phí và lệ phí; ub thường vụ qh ban hành các quy định chi tiết danh mục các loại phí và lệ phí. Các bộ, cq ngang bộ, cq thuộc cp có trách nhiệm phối hợp với bộ tc trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện pháp lệnh phí và lệ phí;

đề xuất các hoạt động cần thu phí, lệ phí; đề xuất các mức thu đv từng loại phí, lệ phí. Ubnn thực hiện qlnn về phí và lệ phí tại đp.

*Quản lý chi NSNN: là việc việc Nn sd quyền lực công để tổ chức, điều chỉnh quá trình chi nsnn nhằm bđảm các khoản chi nsnn đc thực hiện đúng cs chế độ do cq nn có thẩm quyền qđ, pvu cho việc thực hiện các chức năng và nv của Nn trong từng thời kỳ.

- Xd, hoàn thiện cs, chế độ chi nsnn phù hợp với thực trạng và xu hướng vận đọng của nền kt, đặc điểm từng khoản chi, từng lĩnh vực kt-xh, từng loại hình đvi sd kinh phí nsnn.

- Phân cấp hợp lý, rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm trong ql nsnn, đảm bảo cpu thống nhất ql, tổ chức và điều hành, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho đp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cq ql ngành và đp, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đv sd ns trong ql chi nsnn.

- Xd cơ cấu chi, thứ tự ưu tiên chi nsnn phù hợp với chức năng, nv cụ thể của Nn.

- Xd hệ thống định mức chi nsnn khoa học và phù hợp với thực tiến để bảo đảm định mức chi nsnn là căn cứ pháp lí xác đáng cho qtr ql, tỏ chức, điều hành chi nsnn.

- Tổ chức và hướng dẫn xd kế hoạch, dự toán chi tuân thủ theo đúng cs, chế độ qđ của cqnn có thẩm quyền và sát với thực trạng xh trong từng kì kế hoạch.

- Xd và tổ chức thực hiện qtr kiểm soát, cấp phát thanh toán các khoản chi hợp lý.

- Hướng dẫn tổ chức công tác hạch toán kế toàn, quyết toán nsnn; thực hiện công tác thanh tra, ktr, kiểm toán nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm trong qtr chi nsnn; phát hiện những bất hợp lý để kịp thời bsung, hoàn thiện cs, chế độ chi nsnn.

- Quản lý cân đối NSNN:

Cân đối nsnn pa qh giữa thu và chi nsnn, cơ cấu thu chi nsnn trong 1 khoảng tg nhất định, thường là 1 năm. Quản lý cân đối nsnn phải đc xem xét trong mqh với các qh cân đối khác như cân đối tiền hàng, cân đối cán cân thanh toán qt, cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng…

2. Quản lý quỹ TC Nn ngoài NSNN: bg: các quỹ dự trữ QGia, quỹ hỗ trợ hđ kt-xh, quỹ bhxh,yt, quỹ thực hiện c/trình m/tiêu kt-xh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với loại quỹ có c/năng dự trữ, dự phòng nguồn t/c: xđ định mức hợp lý, xd quy chế sd quỹ, ktra và k/soát việc tạo lập và sd quỹ; đvới quỹ;

- Đvới loại quỹ có chức năng hỗ trợ tăng trưởng k/tế, hỗ trợ vốn…: xđ n/cầu tc cần thiết, phương thức huy động vốn.

Câu 37: Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế?

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được tổ

chức theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một chỉnh thể đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nưổc

Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước,mang tính

độc lập tương đối,bao gồm các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế từ trung ương đến địa phương

Các nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế

Nguyên tắc chung:

Mỗi hệ thống luôn có những mụa tiêu nhất định,để đảm bảo cho mục tiêu được thực hiện,các hoạt động trong hệ thống phải được chuyên môn hóa theo chức năng

+ Quá trình này phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Mục tiêu,chức năng,nhiệm vụ của hệ thống

+ Đối tượng quản lý:số lượng,quy mô,tính phức tạp của đối tượng + Trình độ cán bộ quản lý,phương tiện phương pháp công cụ quản lý

- Phân định phạm vi quản lý và phân cấp quản lý

Phạm vi quản lý chỉ một số lượng nhất định các đơn vị trực tiếp phải quản lý

Phân cấp chỉ số lượng các cấp quản lý từ trên xuống được quy định trong hệ thống tổ chức =>là nguyên tắc nhằm định hướng thích hợp cho phân quyền quản lý,sắp xếp bộ máy,đồng thời cũng thích hợp cho việc bố trí số lượng và chất lượng nhân viên trong nội bộ mỗi cơ quan

Để xác định nguyên tắc này cần tìm hiểu mối quan hệ:

+ Nếu đối tượng quản lý không thay đổi thì giữa phạm vi quản lý và cấp bậc quản lý có mối quan hệ tỷ lệ nghịch

+ Tính phức tạp của quản lý và phạm vi quản lý có quan hệ tỷ lệ nghịch + Phạm vi quản lý và trình độ của các cán bộ quản lý có quan hệ tỷ lệ thuận

+ Sự phân biệt giữa các cấp quản lý khác nhau về tính chất công việc và phạm vi quản lý

- Nguyên tắc hoàn chỉnh thống nhất

Mục tiêu của các bộ phận,phân hệ,con người trong hệ thống phải phục tùng mục tiêu chung Sự phân định chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận phân hệ phải rõ ràng rành mạch

Mối quan hệ giữa các bộ phận,phân hệ phải hợp lý cả về thông tin,con người và nguồn vật chất Thống nhất chỉ huy:đảm bảo một đầu mối chỉ huy,kết hợp chế độ làm việc tập thể với trách nhiệm cá nhân rành mạch

Tương hợp giữa các chức năng nhiệm vụ vói quyền hạn,giữa quyền hạn với trách nhiệm,giữa nhiệm vụ,trách nhiệm với phương tiện

Trong hoạt động quản lý các yếu tố này là những yếu tố tạo điều kiện cho nhau nên phải tương xứng với nhau

Tất cả các cơ quan của bộ máy nhà nước đều được xác định: + Mục tiêu + Chức năng.nhiệm vụ + Thẩm quyền + Cơ cấu tổ chức + Đội ngũ cán bộ + Tài chính,cơ sở vật chất

1.1.5 nguyên tắc hiệu quả và hiệu lực

Hiệu lực của bộ máy quản lý thể hiện ở khả năng ra quyết định đúng đắn,kịp thời được xã hội thừa nhận mang lại hiệu quả cao và ít tốn kém

Bộ máy có hiệu quả là bộ máy hoàn thành được các mục tiêu của mình với chi phí thấp nhất

Các nguyên tắc chính trị -xã hội:

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân “ tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”là nguyên tắc tổ chức cao nhất,quan trọng nhất của nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất

Quyền lực nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc 3 quyền:lập pháp,hành pháp,tư pháp=>quyền lực này thống nhất,không phân chia,nhưng có sự phân công rành mạch trong việc thực hiện các quyền

- Nguyên tắc tập trung dân chủ Thể hiện:

Cơ quan quyền lực nhà nước do dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân

Các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng cơ quan nhà nước cấp trên Quyền quản lý nhà nước tập trung và thống nhất ở trung ương,phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương Thiểu số phục tùng đa số,cá nhân phục tùng tập thể

- Nguyên tắc nhà nước pháp quyền Thể hiện:

Mọi sự tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải được pháp luật quy định,có sự đảm bảo bằng chế tài cho các quy định đó có hiệu lực pháp lý

Hệ thống pháp luật thống nhất trong cả nước

Hệ thống cung cấp dịch vụ công đều được quản lý theo những văn bản quy phạm pháp luật Các cơ quan nhà nước,tổ chức xã hội hay cá nhân đều phải tuân thủ pháp luật,mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

Nhà nước thực hiện quản lý đất nước bằng pháp luật

Câu 38: Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý tài chính Nhà nước.

Tài chính Nhà nước là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành trong

quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Tài chính Nhà nước phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính.

Quản lý TCNN là hoạt động của các chủ thể quản lý TCNN thông qua việc sử dụng có chủ

định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của TCNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định..

Những nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý TCNN

Tổ chức quản lý tài chính một cách đúng đắn có ý nghĩa hàng đầu đối với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính. Hiệu quả quản lý TCNN phần lớn phụ thuộc vào việc tổ chức hợp lý công tác của các chủ thể quản lý bao gồm các cơ quan tài chính từ Trung ương xuống địa phương, cơ quan thuế nhà nước và bộ máy quản lý tài chính trong các ngành kinh tế quốc dân.

Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, việc tổ chức bộ máy quản lý TCNN cần phải dựa trên các nguyên tắc sau đây:

Một là, Quán triệt nguyên tắc thống nhất, tập trung - dân chủ trong tổ chức bộ máy quản lý

TCNN.

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, là “xương sống” của hệ thống quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước ta.

Đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia là điều kiện quan trọng để đưa mọi hoạt động TCNN, hoạt động thu, chi NSNN các cấp vào nền nếp, theo đúng quỹ đạo quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, tạo nên mối liên hệ gắn bó hữu cơ giữa các khâu của hệ thống TCNN, làm cho hoạt động TCNN phù hợp, phục vụ và thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội.

Mặt khác, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải có sự phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cho cấp dưới và cho địa phương. Chính quyền các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra vệc thực hiện, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ chi tiêu, định mức thu, chi tài chính Nhà nước đã ban hành. Chính quyền nhà nước các cấp không được tự ý ban hành các chính sách chế độ tài chính riêng trái với quy định của Trung ương, phải thực hiện nhiệm vụ thu, chi TCNN theo đúng kế hoạch, chính sách chế độ tài chính do Trung ương quy định thống nhất. Đồng thời, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài chính cấp dưới được giao trách nhiệm và quyền hạn phù hợp, đảm bảo cho các quyết định quản lý được đưa ra trên những cơ sở thông tin đầy đủ, có căn cứ và phát huy được vai trò chủ động sáng tạo, ý thức trách nhiệm của các chủ thể quản lý TCNN trong việc xây dựng kế hoạch thu chi hàng năm và trong quá trình thực hiện kế hoạch đó.

Hai là, Thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng

lãnh thổ trong tổ chức bộ máy quản lý TCNN.

Chuyên môn hoá theo ngành và phân bố theo vùng lãnh thổ là đặc trưng, có tính quy luật của quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Hệ thống quản lý phải được tổ chức phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất. Với tư cách là một bộ phận trong hệ thống quản lý nói chung, tổ chức bộ máy quản lý TCNN không thể tách khỏi nguyên tắc phổ biến này. Tổ chức quản lý theo chuyên ngành không chỉ đảm bảo quản lý thống nhất, chặt chẽ mọi nguồn TCNN về chính sách chế độ chi tiêu, định mức thu, chi tài chính, mà còn tạo điều kiện phát triển hình thức và phương pháp cấp phát, quản lý tài chính phù hợp với đặc điểm của ngành kinh tế kỹ thuật. Mặt khác tổ chức quản lý theo ngành cần được kết hợp với phân cấp quản lý cho địa phương và vùng lãnh thổ, thể hiện ở sự phân biệt quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của cấp tỉnh, thành phố. Đó cũng là sự thể hiện và cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế phù hợp với cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trong từng giai đoạn, và cũng là điều kiện bảo đảm cho chính quyền địa phương phát huy tính tích

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH (Trang 45 - 53)