Tập quán giao tiếp của người Châ uÁ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ký NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH DU LỊCH (Trang 31)

- Có thái độ đúng đắn trước sự khác biệt trong tập quán giao tiếp của các dân tộc Thiết lập các quan hệ giao tiếp với người nước ngoài một cách hiệu quả hơn.

2.1.1.Tập quán giao tiếp của người Châ uÁ

- Người Châu Á rất coi trọng các lễ nghi giao tiếp. Đặc biệt lễ nghi chào hỏi, chào hỏi đúng lễ nghi là thước đo phẩm hạnh của cá nhân.

- Thích xưng hô thân mật theo kiểu quan hệ gia đình. - Luôn chú trọng thứ bậc trong giao tiếp.

- Luôn coi trọng tín nghĩa trong giao tiếp. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quan hệ giao tiếp xã hội. Do đó, sự tin tưởng lẫn nhau luôn được đặt lên hàng đầu. Điều này được tạo ra một luật bất thành văn trong giao tiếp xã hội. Các giao dịch, cam kết bằng miệng có giá trị ngang bằng (thậm chí còn hơn) những cam kết bằng văn bản. Người châu Á luôn coi trọng chữ tín “Một lời nói ra như dao chém cột” hoặc “Nhất ngôn chí xuất, tứ

mã nan truy”…

- Trong giao tiếp người châu Á luôn kín đáo, dè dặt. Sự chờ đợi, lắng nghe và thận trọng là nét truyền thống tạo nên luân lý phương Đông.

- Trong giao tiếp người châu Á ít bộc lộ cá tính, vai trò cá nhân thường bị lẫn chìm trong cộng đồng xã hội, các quan điểm, ý kiến của cá nhân thường được lấp dưới danh nghĩa tập thể, cộng đồng.

- Luôn ứng xử mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp xã hội đế hướng tới giữ được hòa khí trong cộng đồng.

- Các phản ứng trong giao tiếp thường thiên về cái nên và không nên, cái hay hay cái dở… ít có chính kiến thẳng thắn, gay gắt.

- Khi đi đứng dù vội cũng không được va chạm vào người nhau. Trong đàm phán, trò chuyện không được ngồi rung đùi, vắt chân vì đó là hành động khiếm nhã.

- Để thực hiện sự quan tâm và thân thiện, người châu Á thường hay mời nhau dùng cơm hoặc mời về nhà chơi. Hay quan tâm đến những vấn đề riêng tư của người đối thoại.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ký NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH DU LỊCH (Trang 31)