6. Bố cục luận văn
2.2 Pác Ngòi trong bối cảnh du lịch sinh thái ở Ba Bể
2.2.1 Tiềm năng du lịch sinh thái Pác Ngòi Tiềm năng tự nhiên
Địa hình, địa thế: Mang đặc điểm điển hình của dạng địa hình caxto do núi
đá vôi bị phong hóa qua nhiều thời kỳ tạo nên.
Khí hậu, thủy văn: Hồ là phần cuối cùng của lƣu vực các con suối thuộc núi
phía Nam Phia bioc và cũng là phần dự trữ nƣớc của con sông Năng, do vậy nƣớc ở đây không bao giờ cạn. Sự bốc hơi nƣớc của sông hồ và suối diễn ra liên tục tạo nên khí hậu của hồ mát mẻ và ẩm. Sự chênh lệch giữa hai mùa không nhiều lắm. Nhiệt độ trung bình năm là 220C, nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống đến 00C, cao nhất là 390C – 400C, độ ẩm trung bình năm khá cao trên 80%, lƣợng mƣa không lớn do bị núi che chắn (trung bình 1,378 mm/năm). Mƣa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, 91% lƣợng mƣa tập trung vào các tháng mùa mƣa. Nhìn chung khí hậu khá thuận lợi cho sinh trƣởng, phát triển của cây rừng. Tuy nhiên, trong vùng cũng có một số hiện tƣợng thời tiết cực đoan: sƣơng muối vào các tháng mùa đông lũ, sạt lở và mùa mƣa.
Hệ thống thủy văn : Tổng diện tích nƣớc mặt trong khu vực gần 500 ha bao
gồm hồ Ba Bể và 4 con sông, suối chính nối với hồ. Phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó Lù và Tả Han đổ nƣớc vào hồ với tổng diện tích lƣu vực là 420km2 (sông Chợ Lèng: 194 km2, suối Bó Lù: 137 km2 và suối Tả Han: 89 km2). Nƣớc trong hồ chảy ra sông Năng ở phía Bắc tiếp tục chảy về sông Gâm, cung cấp nƣớc cho hồ thủy điện Na Hang – Tuyên Quang. Sông Năng là thƣợng nguồn của sông Hồng, chảy theo hƣớng Đông Tây. Tổng diện tích lƣu vực sông Năng là 1.420 km2. Vào mùa lũ nƣớc Sông Năng có thể chảy vào Hồ làm mực nƣớc Hồ có thể dâng lên 2m – 3m. Khi nƣớc lũ sông Năng giảm xuống, nƣớc trong Hồ tiếp tục chảy vào sông Năng. Mực nƣớc tích lại trong Hồ khoảng 8 triệu – 9 triệu m3, có tác dụng phân lũ sông Năng, sông Gâm và sông Hồng. Cả bốn con sông, suối trên đều bắt nguồn từ những đỉnh núi cao, địa hình dốc, thƣờng gây ra lũ lớn vào mùa mƣa.
Địa chất, đất đai: Nằm trong vùng caxto Chợ Rã – Ba Bể - Chợ Đồn. Hai
khối đá này là khối đá vôi Givet (kỷ Đề Vôn giữa) nằm trên phiến đá Protezol, bên cạnh hai khối đá hoa cƣơng. Tuổi tuyệt đối của khối đá vôi này trải qua chế độ lục địa khoảng 200 triệu năm. Điều này nói lên sự già nua của địa hình caxto ở đây khác với những nơi khác. Độ cao trung bình của núi caxto ở đây là 800m – 900m. Địa hình cao nên nhiều chỗ sông Năng có dạng xẻ sâu, đặc biệt là núi Lũng Nham sông Năng chảy qua dƣới dạng một động ngầm trên chiều dài 300m, gọi là động Puông có chiều rộng 40m – 60m.
Đá khu vực ven hồ Ba Bể là đá hoa với tinh thể màu trắng, có Biotit piroxen và Granit xám tán và Granit hai mica.
Đất khu vực vùng ven hồ chủ yếu là đất feralit đỏ vàng có mùn và đất feralit đỏ sẫm trên đá vôi. Đất khá phì nhiêu, phù hợp với nhiều loài thực vật.
Các thung lũng và soi bãi ven hồ, sông suối còn có đất phù sa là sản phẩm của quá trình bồi lắng tự nhiên, phù hợp với canh tác nông nghiệp.
Tiềm năng về nhân văn
Tiềm năng nhân văn đƣợc hiểu là những nguồn lực do con ngƣời sáng tạo nên và mang đậm dấu ấn của ngƣời dân bản địa; đƣợc coi nhƣ một trong những tiềm năng với nhiều loại hình di sản khác nhau đƣợc các cƣ dân bản địa sáng tạo ra trong suốt quá trình cƣ trú của mình. Ngày nay, những hình thái văn hóa truyền thống đã trở thành một tài sản hết sức có giá trị đối với những ngƣời làm quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phƣơng.
Du lịch sinh thái đó là một hình thức du lịch nhằm tham quan, tìm hiểu, khám phá nét đẹp, bản sắc, nét độc đáo của một cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng. Ở bản Pác Ngòi, cộng đồng ngƣời Tày với bản sắc văn hóa độc đáo, đang trở thành tiềm năng lớn sẵn có để phát triển hình thức du lịch sinh thái tại đây.
Cùng với cảnh quan đẹp mà thiên nhiên đã ƣu ái ban tặng cho Ba Bể nói chung và cho khu vực bản Pác Ngòi nói riêng kết hợp với các loại hình văn hóa truyền thống độc đáo đã tạo nên các loại hình di sản đặc thù, góp phần rất lớn vào việc thu hút khách du lịch đến với Pác Ngòi. Các giá trị văn hóa truyền thống đặc
sắc của đồng bào ngƣời Tày đƣợc thể hiện ngay ở kiến trúc nhà ở, trong sinh hoạt hằng ngày, trong lao động sản xuất, trong ăn mặc các bộ trang phục truyền thống... Đây đang là những điểm thu hút một lƣợng lớn khách du lịch nƣớc ngoài đến tham quan. Thấy đƣợc lợi ích mang lại cho các gia đình bằng chính những sản phẩm do mình làm ra, bằng chính những tập quán truyền thống vốn có, ngƣời dân đã tích cực hơn trong việc bảo vệ văn hóa truyền thống của cộng đồng. Trên một số khía cạnh, ta nhận thấy loại hình du lịch sinh thái đã có những đóng góp vào quá trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Đến nay, các loại hình di sản văn hóa tiêu biểu của ngƣời H’Mông ở Pác Ngòi chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác một cách hiệu quả so với các thôn bản khác trong huyện, cụ thể là sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống, nhà ở truyền thống, ẩm thực truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội dân gian…
Về nhà ở là sản phẩm du lịch độc đáo ở Pác Ngòi: Do sống trong điều kiện
núi rừng ảm thấp, nhiều thú dữ nên từ xa xƣa ngƣời dân nơi đây đã chọn nhà sàn là cấu trúc cƣ trú chính của mình. Khai thác những sản vật sẵn có từ tự nhiên, tùy từng điều kiện và khả năng của mỗi gia đình nên những ngôi nhà sàn cũng đƣợc xây dựng với những chất liệu khác nhau: gỗ, tre, nứa, rạ, gianh,… Thực chất ngôi nhà nơi đây không có gì đặc biệt so với các loại nhà sản của ngƣời Tày ở nơi khác, song tính nghệ thuật kiến trúc của ngôi nhà là ở giá trị tinh thần và thể hiện đƣợc tâm hồn của ngƣời Tày. Kiến trúc nhà sản không chỉ là một nét văn hóa vật thể của ngƣời dân nơi đây, còn là đói tƣợng khai thác của hoạt động du lịch bởi nó gắn chặt với thiên nhiên, với núi rừng và nó cũng gắn bó mật thiết với đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ; [ảnh: 32].
Khách du lịch trong và ngoài nƣớc rất thích thú khi đƣợc nghỉ trên những ngôi nhà sản của đồng bào dân tộc. Đƣợc cùng sinh hoạt với gia đình, đƣợc sống thực sự trong không khí ấm áp đó chính là nội dung đã đƣợc các nhà nghỉ nơi đây khai thác. Trong những ngôi nhà truyền thống đó, không có sự phân biệt giữa chủ - khách, mọi ngƣời cùng ăn uống vui vẻ, cùng sinh hoạt và coi nhau nhƣ những ngƣời than thiết, ruột thịt trong nhà. Sự mến khách của ngƣời dân nơi đây đƣợc phát huy
và trở thành một điểm nhấn, tạo nên ấn tƣợng khó phai đối với du khách, những ai đã từng qua đây; [ảnh: 31].
Về nghề dệt thổ cẩm: Đƣợc khai thác nhƣ một sản phầm phục vụ cho du lịch,
hàng thổ cẩm của bất kỳ vùng đất nào cũng có những nét khác biệt thể hiện dấu ấn đậm nét của địa phƣơng và đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời vùng đó. Thổ cẩm của nguời Tày nơi đây cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó; [ảnh: 44,45].
Từ xa xƣa, dệt vải là một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc vùng cao. Những tấm vải đƣợc dệt thể hiện sự khéo léo tài hoa của ngƣời phụ nữ. Sản phẩm thêu dệt chủ yếu làm ri đô, địu, tay nải, mặt chăn bông, khăn trải bàn…. Trong gia đình của ngƣời Tày bản địa trƣớc kia, hầu nhƣ nhà nào cũng có một khung cửi dệt, mọi đồ dùng từ váy, áo, gối, chăn và cả của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng đều làm từ vải tự dệt..
Theo những ngƣời làm nghề dệt thổ cẩm lâu năm cho biết, trƣớc kia đệt thổ cẩm bằng sợi bông nhuộm chàm hoặc sợi tơ tằm đã đƣợc nhuộm màu. Để làm ra đƣợc một tấm vải phải mất rất nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn, từ việc trồng bông, xe bông, quay sợi và dệt mới làm ra đƣợc sản phẩm . Ngày nay giá tơ tằm đắt nên ngƣời dệt thổ cẩm chuyển sang dùng len để dệt với các màu: đen, đỏ, vàng, xanh tạo ấn tƣợng mạnh mẽ. Mỗi màu lại có tiếng nói riêng, màu đen tƣợng trƣng cho đất rừng trù phú, màu đỏ của khát vọng và tình yêu; màu vàng tƣợng trƣng cho ánh sáng nhƣ thể hiện ƣớc mơ, khát vọng của ngƣời phụ nữ. Trƣớc đây, trong mỗi gia đình đều có một khung cửi để dệt vải tuy nhiên hiện nay do sự phong phú của các mặt hàng vải may mặc trên thị trƣờng nên trong thôn Pác Ngòi chỉ còn có khoảng 10 hộ là duy trì nghề dệt truyền thống này để phục vụ gia đình đồng thời làm sản phẩm để bán cho khách du lịch khi có nhu cầu.
Thổ cẩm truyền thống của ngƣời Tày ở Pác Ngòi thật nhẹ nhàng, giản dị và dễ làm với những hoa văn chủ đạo là hình vuông, hình thoi. Ngay cả những sản phẩm của nó cũng hết sức đặc biệt, chỉ nhằm phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình tạo nên những vật dụng cần thiết nhƣ: chăn, gối,màn,.. Riêng về quần áo ngƣời Tày khong sử dụng thổ cẩm mà chỉ dùng loại vải chàm làm nên. Chính những
nét đơn sơ, giản dị nhƣ vậy, áo chàm của ngƣời Tày đã khắc họa vào thiên nhiên nơi đây một hình ảnh đẹp về con ngƣời, làm cho khung cảnh nôn nƣớc, mây trời thật trữ tình, sinh động.
Đến nay nghề dệt thổ cẩm truyền thống của phụ nữ dân tộc Tày vẫn lƣu giữ đƣợc cái hồn của mình, góp phần tạo nên một nét văn hóa độc đáo riêng. Tuy nhiên, những năm gần đây, các nghề thủ công trong đó có nghề dệt thổ cẩm đứng trƣớc nguy cơ bị mai một, các sản phẩm dệt thủ công gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các mặt hàng khác để phục vụ xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời dân. Bên cạnh đó số ngƣời biết dệt vải, dệt thổ cẩm đã cao tuổi ngày càng ít dần vì vậy để tiếp tục duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm, thì ngƣời dân chính là chủ thể để lƣu giữ nghề truyền thống này.
Hiện nay, các sản phẩm du lịch ở địa phƣơng đang phát triển mạnh mẽ, do đó nghề dệt thủ công truyền thống đƣợc quan tâm, chú trọng hơn. Các sản phẩm dệt thủ công truyền thống vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, vừa trở thành sản phẩm hàng hóa bán ra thị trƣờng tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân. Tại bản văn hóa du lịch cộng đồng của ngƣời Tày, khách du lịch đƣợc tận mắt chứng kiến những ngƣời phụ nữ cần mẫn bên khung cửi dệt vải, mua các sản phẩm dệt thủ công yêu thích để làm quà lƣu niệm. Tuy nhiên, sản phẩm dệt phục vụ nhu cầu khách du lịch mới chỉ có ở Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.
Để gìn giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống của nghề dệt thủ công truyền thống, cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phƣơng đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách cụ thể nhƣ đầu tƣ kinh phí, triển khai nhiều dự án nhằm bảo tồn nghề dệt nhƣ: Dự án PAD về đào tạo lớp học dệt thủ công truyền thống; Dự án bảo tồn làng văn hóa thôn Pắc Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; đồng thời mở các lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho các học viên là chị em phụ nữ tham gia; tích cực tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm dệt tới du khách trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc trƣng bày, triển lãm ... Động viên, khuyến khích các nghệ nhân truyền dạy lại nghề cho thế hệ trẻ; tăng cƣờng giáo dục, nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống quý báu của nghề dệt thủ
công truyền thống cho thế hệ trẻ. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của ngƣời Tày Bắc Kạn đã đƣợc Bộ VHTT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với việc mở các lớp đào tạo nghề, phát triển các làng nghề gắn với phát triển du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Kạn đã có những biện pháp cụ thể nhƣ khuyến khích ngƣời dân trồng bông, sử dụng nguồn nguyên liệu truyền thống; có chính sách hỗ trợ để cải tiến khung dệt, giúp ngƣời sản xuất tiếp cận kỹ thuật mới để nâng cao năng xuất và chất lƣợng của sản phẩm dệt, đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng. Triển khai các chƣơng trình, dự án nhằm bảo tồn nghề dệt nhƣ: mở lớp dạy nghề dệt thủ công tại địa phƣơng; dự án bảo tồn làng văn hóa truyền thống, trong đó có nhà trƣng bày sản phẩm văn hóa dân tộc của địa phƣơng, giới thiệu, quảng bá sản phẩm dệt gắn với phát triển du lịch tại địa phƣơng... Tổ chức các lễ hội truyền thống, thành lập các đội văn nghệ trong đó sử dụng trang phục dân tộc khi biểu diễn các tiết mục văn hóa, văn nghệ; xây dựng kế hoạch, tổ chức các cuộc thi về nghề dệt, tôn vinh sản phẩm dệt sáng tạo tại địa phƣơng. Đồng thời, tăng cƣờng công tác quảng bá, giới thiệu các sản phẩm dệt gắn với cơ chế, chính sách phát triển du lịch của địa phƣơng thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các cuộc trƣng bày triển lãm... Những chiếc túi dệt thủ công có thêu dòng chữ “Du lịch Hồ Ba Bể” sẽ là những món quà lƣu niệm đặc biệt đầy ý nghĩa đối với mỗi du khách khi đến với Bắc Kạn.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản nghề dệt thủ công truyền thống không chỉ góp phần gìn giữ biểu tƣợng văn hóa cổ truyền của ngƣời Tày mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lƣợc phát triển du lịch tại địa phƣơng, đồng thời giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho ngƣời dân địa phƣơng.
2.2.2 Hoạt động du lịch sinh thái ở bản Pác Ngòi
Là một bản nằm trong khu vực vùng “lõi” của VQG, Pác Ngòi có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, xã hội để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch từ rất sớm.
Trong tổng số gần 400 nhân khẩu của bản có khoảng hơn 20 hộ gia đình tham gia vào các hoạt động dịch vụ, chủ yếu là phục vụ cho khách du lịch, trong đó quan trọng hơn cả là loại hình nhà nghỉ sinh thái và đi xuồng đƣa khách tham quan hồ. Hiện nay trong bản có 18 gia đình có nhà nghỉ đủ điều kiện đón khách và 2 nhà nghỉ mới tham gia đăng ký đón khách du lịch, có 18 chiếc xuồng máy phục vụ nhu cầu tham quan hồ của khách du lịch.
Hầu hết số ngƣời tham gia hoạt động dịch vụ đều là ngƣời Tày, do đây là bản có cơ cấu thành phần tộc ngƣời tƣơng đối thuần nhất. Họ đã tham gia khai thác du lịch từ khá sớm. Dịch vụ nhà nghỉ cũng xuất hiện tại bản cách đây cũng hơn 20 năm, từ đó đến nay, số nhà nghỉ trong bản đã tăng lên đáng kể với chất lƣợng khá tốt, có thể phục vụ số lƣợng lớn khách du lịch (trung bình khoảng 25 – 30 ngƣời/tối). Nhìn chung, hƣớng mở nhà nghỉ hiện nay đang phổ biến trong bản và Pắc Ngòi đƣợc sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Kạn chọn làm điểm xây dựng làng Văn hóa sinh thái – làng văn hóa truyền thống điển hình của ngƣời Tày ở khu vực Đông Bắc.
Ngay từ khi ra đời, các nhà nghỉ trong bản đã có xu hƣớng kết hợp giữa việc