MỘT SỐ NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM LỊCH SỬ VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa từ năm 1996 2010 (Trang 61)

2.3.1. Một số nhận xét

* Thành tựu

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thực hiện Luật Di sản văn hóa, công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của tỉnh Nam Định đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Đảng bộ tỉnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực từ công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn đến tuyên truyền vận động toàn dân tham gia bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của địa phương. Với ý thức tôn trọng và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về di sản văn hóa, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa, tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa; Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa xây dựng kế hoạch kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa hàng năm, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và bảo tồn, phát huy, tránh mai một, thất truyền.

Tiến độ xây dựng hồ sơ, xếp hạng di tích ngày càng được đẩy nhanh. Tính đến thời điểm hiện nay, trong số gần 2.000 di tích lịch sử văn hóa ở các

57

địa phương trong tỉnh, đã có 289 di tích được xếp hạng, trong đó có 214 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 75 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Song song với việc các di tích được công nhận, xếp hạng, công tác nghiên cứu khoa học, đề xuất phương án bảo tồn được đẩy mạnh. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về văn hóa thời Trần, danh nhân văn hóa… được tập trung nghiên cứu và đang được áp dụng vào thực tiễn nhằm bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa.

Năng lực bảo tồn và phát huy di sản của tỉnh ngày càng mạnh. Từ năm 1996 đến nay, nhiều di tích đã và đang được đầu tư nhằm giữ gìn các giá trị kiến trúc, văn hóa truyền thống. Là quê hương, đất phát tích của vương triều Trần, số lượng di tích liên quan đến thời Trần, liên quan đến các danh tướng thời Trần chiếm một số lượng đáng kể trong kho tàng di sản văn hóa của tỉnh. Tiêu biểu là Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp. Đền Trần - khu di tích hiện đang lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa lịch sử văn hoá thời Trần đã và đang được bảo tồn, khai thác, góp phần phát huy bản sắc dân tộc và giới thiệu những bài học giá trị về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông. Chùa Phổ Minh, một trong những ngôi chùa cổ nhất của Phật giáo nước ta đã được tu bổ đúng với bố cục kiến trúc ban đầu. Là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu với nhiều công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật tập trung tại Khu di tích lịch sử văn hoá Phủ Dầy, xã Kim Thái (Vụ Bản) cũng đã từng bước được đầu tư, bảo tồn các giá trị văn hóa, tín ngưỡng. Bên cạnh đó, các di tích như đền Bảo Lộc, đình Cao Đài, đình Sùng Văn (Mỹ Lộc), chùa Đệ Tứ (Thành phố Nam Định), chùa Keo Hành Thiện, Nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh (Xuân Trường), đình Hưng Lộc (Nghĩa Hưng), đình Thượng Đồng (Ý Yên), cầu Ngói - chùa Lương (Hải Hậu), chùa Cổ Lễ (Trực Ninh)… đã và đang được đầu tư với nhiều mức độ khác nhau nhằm lưu giữ các giá trị kiến trúc, văn hóa truyền thống. Các di tích cách mạng khác cũng đang được nghiên cứu và từng

58

bước được quy hoạch, bảo tồn. Các di tích được công nhận xếp hạng đều được chính quyền địa phương thành lập ban quản lý di tích, có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của di tích. Hiện nay, tổng số người tham gia ban quản lý của 289 di tích đã được xếp hạng trên toàn tỉnh lên tới gần 2.000 người. Bên cạnh đó, Bảo tàng Nam Định đang lưu giữ gần 20.000 tài liệu, hiện vật bao gồm các thể loại khác nhau, trong đó có nhiều bộ sưu tập hiện vật quý hiếm. Các hiện vật tại Bảo tàng bao gồm 4.355 hiện vật thể khối, 2.144 hiện vật chất liệu giấy, 345 hiện vật tham khảo, 10.930 hiện vật phim ảnh và hàng nghìn đầu sách, báo, tư liệu phản ánh toàn diện các lĩnh vực tự nhiên, xã hội của tỉnh mà qua hơn 50 năm hình thành.

Từ năm 2001 đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ tỉnh ta hàng chục tỷ đồng cho việc bảo tồn, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, công tác xã hội hóa trong bảo tồn di tích đã thu hút được sự đóng góp nhiều tỷ đồng và hàng triệu ngày công lao động của nhân dân, góp phần duy tu, bảo tồn các di tích khang trang sạch đẹp hơn. Nhìn chung, những di tích được đầu tư để trùng tu, tôn tạo đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của công chúng, đồng thời phát huy tốt các di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận lịch sử, văn hóa và con người Nam Định.

Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực di sản văn hóa đã và đang thu được kết quả to lớn. Nhiều làng, xã, nhân dân tự lập ra các Ban quản lý để bảo vệ di tích của địa phương mình, đóng góp nhiều trí tuệ, công sức, tiền của vào việc lập hồ sơ xếp hạng di tích, tu bổ tôn tạo di tích, phục hồi và tổ chức lễ hội truyền thống, thành lập các câu lạc bộ văn nghệ dân gian, hiến tặng tài liệu, hiện vật cho các bảo tàng...

Cùng với việc khôi phục và tôn tạo các di tích tỉnh còn chú trọng đến việc bảo tồn vốn văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh gồm các loại hình nghệ

59

thuật âm nhạc, ca múa, lễ hội, ẩm thực, làng nghề thủ công,… được khôi phục, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa. Đảng bộ đã duy trì thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống như: Lễ Khai ấn và Lễ hội đền Trần, lễ hội chợ Viềng mùa xuân, lễ hội Phủ Dầy, lễ hội chùa Đại Bi, lễ hội chùa Lương, lễ hội chùa Keo Hành Thiện,… Ban quản lý di tích các địa phương trong tỉnh đã thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội, đảm bảo cảnh quan môi trường văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước khôi phục các hoạt động văn hóa, các trò chơi dân gian, gắn lễ hội với việc giáo dục truyền thống, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đặc biệt tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý di tích lịch sử văn hoá Phủ Dầy và phê duyệt Đề án đổi mới công tác quản lý khai thác và phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử - văn hoá Phủ Dầy với các mục tiêu cơ bản là: nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý và khai thác di tích và lễ hội. Duy trì và phát huy các giá trị văn hoá đặc trưng của chợ Viềng Xuân và lễ hội Phủ Dầy theo tục thờ Mẫu, làm cho các hoạt động ở Phủ Dầy xứng đáng là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu thực hiện đúng theo quy chế mở hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Quyết định 681 của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Mục tiêu của đề án hướng vào việc phát huy giá trị của lễ hội, ngày càng thu hút đông đảo du khách, tạo việc làm cho nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, đồng thời tái đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng.

Đảng bộ lãnh đạo tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình âm nhạc, sân khấu dân gian truyền thống đặc sắc, độc đáo của tỉnh: hát Chầu văn, hát xẩm, hát ả đào. Các đơn vị nghệ thuật của tỉnh và các tổ, đội văn nghệ quần chúng trong tỉnh đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, dàn dựng nhiều tiết mục hát Văn và nghệ thuật Chầu văn qua các giá đồng, tham dự các hội diễn, liên hoan khu vực và toàn quốc đoạt nhiều giải thưởng cao. Hiện nay, toàn

60

tỉnh có 6 câu lạc bộ Chầu văn hoạt động hiệu quả như: câu lạc bộ hát Văn Hành Thiện (Xuân Trường), Đoàn nghệ thuật dân ca Hương Quê, Thị trấn Mỹ Lộc, câu lạc bộ Thơ ca Mỹ Trung (Mỹ Lộc), câu lạc bộ Chầu văn huyện Ý Yên, câu lạc bộ Thơ ca - nghệ thuật truyền thống huyện Hải Hậu. Thành công của đội tuyển Nam Định tại Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn khu vực đồng bằng sông Hồng mở rộng 2010 khẳng định những giá trị đích thực của nghệ thuật Chầu văn Nam Định, cũng như kết quả công tác lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể này của các cấp, các ngành chức năng và nhân dân yêu nghệ thuật Nam Định.

Trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, Đảng bộ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa, khôi phục và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Đồng thời chú trọng hình thành những giá trị mới phù hợp với cuộc sống hiện tại của nhân dân, phù hợp với tiền trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương. Các ngành nghề thủ công truyền thống được duy trì, phát triển ngày càng đa dạng và phong phú như: làng nghề chạm, khảm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá (huyện Ý Yên), mây tre đan Vĩnh Hào (huyện Vụ Bản), dệt Cự Trữ, ươm tơ Cổ Chất (huyện Trực Ninh), trồng hoa cây cảnh Vị Khê (huyện Nam Trực)...

Đảng bộ đã chỉ đạo các cơ sở tuyên truyền, khuyến khích người dân tổ chức sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm trao truyền cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Qua đó góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh, góp phần làm giàu thêm nền văn hóa, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đời sống tinh thần và vật chất ở địa phương. Phát huy sức mạnh của tỉnh Nam Định nhất là trong công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

61

* Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá của Đảng bộ tỉnh Nam Định vẫn tồn tại những hạn chế, còn nhiều bất cập so với tiềm năng và yêu cầu của công cuộc đổi mới:

Ở các di tích chưa được xếp hạng, nhân dân địa phương chưa tuân thủ theo quy định của Luật Di sản trong việc tôn trọng giá trị gốc, thiếu sự quy hoạch, thiết kế, chỉ đạo chuyên môn,... tự ý sửa chữa mà không xin ý kiến và có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn dẫn đến di tích bị “biến dạng”, không giữ được yếu tố kiến trúc gốc… Nhiều di tích nhất là các đình làng không được quan tâm kể cả chính quyền và người dân. Việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế. Kinh phí chi thường xuyên cho việc chống xuống cấp di tích của các địa phương còn hạn hẹp.

Quá trình thực hiện Nghị quyết về công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh còn chưa toàn diện, chưa phát huy được tính sáng tạo, đặc điểm, bản sắc riêng của các di sản văn hóa. Hoạt động thiết chế văn hóa còn hạn chế, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tổ chức không được thường xuyên, còn sơ sài, chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hoá của người dân và khoảng cách về mức hưởng thụ văn hóa giữa vùng thành thị và nông thôn còn chênh lệch rất lớn.

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở có lúc chưa kịp thời, việc triển khai quán triệt Nghị quyết ở một số địa phương còn chậm, mang tính hình thức. Công tác quản lý nhà nước về văn hoá ở một số lĩnh vực chưa cao. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở cơ sở có nơi hoạt động chưa đều, chưa có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ.

Văn hóa phát triển chưa tương xứng với sự phát triển chung của kinh tế, xã hội. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị

62

trường, quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các di sản văn hóa của tỉnh đang đứng trước những thử thách lớn.

Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng cán bộ, các cơ chế chính sách trong lĩnh vực di sản chưa đáp ứng kịp thời. Nam Định còn thiếu đội ngũ chuyên gia trình độ cao, thiếu kinh nghiệm xây dựng mô hình bảo tồn di sản văn hóa lễ hội cộng đồng văn hóa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân còn thiếu và lạc hậu... đã ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn di sản văn hóa, nhất là các giá trị văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Công tác quảng bá hình ảnh di sản văn hóa của tỉnh và gắn kết các di sản văn hóa hiện có với hoạt động du lịch, các tuyến điểm tham quan còn hạn chế. Mặc dù có tiềm năng lớn về di sản văn hóa nhưng chưa có di sản văn hóa nào của tỉnh được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Việc tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể mới bắt đầu được triển khai nên gặp khó khăn trong việc lập quy hoạch bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của tỉnh. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa ở tỉnh còn yếu. Do khối lượng di sản văn hóa quá lớn nên việc bảo tồn gặp nhiều khó khăn, khó tránh khỏi nhiều loại hình di sản văn hóa bị mai một… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Di sản văn hóa, bản sắc văn hóa chính là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của một dân tộc. Do vậy, lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng bộ tỉnh Nam Định. Nắm vững quy luật, tìm ra phương thức, hoạch định chiến lược, giải quyết những vấn đề đang nổi cộm, có hệ thống giải pháp, biện pháp cụ thể, hiệu quả... chính là những điều kiện cần và đủ để công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tỉnh có được bước phát triển mới thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội.

2.2.2. Kinh nghiệm lịch sử

Từ thực tiễn triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng về công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của tỉnh Nam Định từ năm

63

1996 đến năm 2010, qua những thành tựu đã đạt được và tồn tại một số hạn chế có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Trước hết cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể các cấp phải nắm vững, quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp cụ thể. Từ đó, mới có thể đề ra những phương hướng, nhiệm vụ đúng đắn và phù hợp với thực tiễn địa phương để lãnh đạo công tác bảo tồn và

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa từ năm 1996 2010 (Trang 61)