SẢN VĂN HÓA TRƯỚC NĂM 1996
2.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Nam Định về công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
* Chủ trương của Trung ương Đảng
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tạo dựng và để lại những di sản văn hóa vô cùng quý giá, đó là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Tất cả đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, di sản văn hóa cũng rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chóng. Nhận thức được điều đó, đầu năm 1943 Ban Thường vụ trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh – Hà Nội) đã thông qua Đề cương văn hóa do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp dự thảo. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày thành lập, Đảng ta họp bàn và có chủ trương kịp thời về văn hóa văn nghệ. Đề cương đề ra 3 nguyên tắc của nền văn hóa mới: dân tộc, khoa học và đại chúng. Nền văn hóa mới Việt Nam có tính chất dân tộc về hình thức, dân chủ về nội dung. Có thể coi Đề cương văn hóa Việt Nam là bản tuyên ngôn, là cương lĩnh của Đảng về văn hóa trước Cách mạng Tháng Tám mà ảnh hưởng của nó còn có tác động sâu rộng đến mãi sau này. Đây là văn
33
kiện quan trọng của Đảng ta về văn hóa văn nghệ, mở ra thời kì mới cho văn hóa cách mạng Việt Nam, tạo kiện cho văn hóa thể hiện sức mạnh to lớn vốn có trong công cuộc kiến quốc, có tính chất mở đường cho quá trình phát triển ngày càng hoàn thiện và làm sâu sắc hơn các quan điểm, các văn kiện của Đảng về văn hóa, văn nghệ.
Ngày 23-11-1945, sau Cách mạng tháng Tám, trong khi bộn bề công việc, thù trong giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy tính cấp thiết của việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Người kí sắc lệnh 65 Bảo vệ các cổ vật trong toàn cõi Việt Nam. Điều 4 trong sắc lệnh đã ghi rõ:
Cấm phá hủy đình chùa, miếu đền hoặc những nơi thờ tự khác như cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn,… Cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo nhưng có ích cho lịch sử mà được bảo tồn. [17;387]
Từ đó đến nay các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ thường xuyên nhắc nhở công việc bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt từ khi Pháp lệnh Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh kí ngày 1-4-1984 đến Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua tháng 6- 2001 thì công tác bảo tồn di tích càng được đặc biệt quan tâm và có vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa cộng đồng. Vì vậy, các Nghị quyết của các Đại hội Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và định hướng cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã giành một vị trí thích đáng cho lĩnh vực bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta thắng lợi, tại
Đại hội Đảng lần thứ IV (1976), trong Báo cáo Chính trị có khẳng định: Công
tác bảo tồn, bảo tàng có tác dụng sâu sắc cho quần chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ về lòng yêu nước và những tình cảm cách mạng trong sáng. Đảng cũng nhấn
34
mạnh: Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định: “Tiếp tục
phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật, xây dựng một nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc”. [9;222].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được thông qua tại Đại hội VII có viết: “Kế thừa và phát huy những truyền
thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc các nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao”. [7;10]
Đi sâu hơn nữa vào lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII có đề ra: Trước mắt, tập trung xây dựng , một số luật cần thiết như xuất bản, luật bảo vệ di tích văn hóa dân tộc…đầu tư nâng cấp và chống xuống cấp các bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, xây dựng những tượng đài về các anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa. Có chính sách toàn diện bảo vệ và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Có quy định nghiêm ngặt bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII khẳng định: Xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh, phát huy những thuần phong mỹ tục của dân tộc, giáo dục tinh thần quý trọng và bảo vệ các di tích lịch sử và cách mạng.
Như vậy, công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đã được Đảng ta quan tâm từ rất sớm ngay cả khi đất nước đang trong thời kì kháng
35
chiến chống giặc ngoại xâm. Và khi đất nước được giải phóng, đường lối của Đảng đã được bổ sung, hoàn thiện và trong công tác lãnh đạo thực hiện đã đạt được những thành tích đáng kể để góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
* Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Định
Là vùng đất được hình thành từ lâu đời và trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, năm 1832 dưới triều Nguyễn tỉnh chính thức được đặt tên thành Nam Định. Trải qua bao biến cố lịch sử của dân tộc cùng với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xuất phát từ nhu cầu thực tế và yêu cầu việc tổ chức lãnh đạo có hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng, ngày 1-4-1965 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 103/NQ-TVQH phê chuẩn việc lập tỉnh mới trên cơ sở sát nhập hai tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Từ 27-12-1975, Nam Hà lại được hợp nhất với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày 26-12-1991, tỉnh Nam Hà lại được tái lập. Sau một thời gian dài hoạt động, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 ngày 6- 11-1996, tỉnh Nam Hà chia tách thành hai tỉnh là Hà Nam và Nam Định.
Từ khi thành lập cùng với quá trình sát nhập và chia tách tỉnh, các Đảng bộ Hà Nam Ninh cũng như Đảng bộ Nam Hà đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ, vượt qua mọi khó khăn thư thách để giành nhiều thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng đất nước cũng như sự nghiệp xây dựng tỉnh thêm giàu mạnh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Một trong những nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cán bộ nhân dân tỉnh để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Dưới sự tàn phá của chiến tranh cũng như ý thức của người dân về giá trị của các di sản văn hóa chưa được cao mà các di sản văn hóa bị xâm hại trầm trọng, vì vậy bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ phải chú trọng thực hiện.
Tháng 12 năm 1990, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh đã trình lên Bộ Văn hóa hồ sơ di tích và văn bản đề nghị công nhận các di tích lịch sử trên
36
địa bàn tỉnh. Ngày 9-1-1990, Bộ trưởng Bộ Văn hóa đã duyệt hồ sơ và đưa ra quyết định số 34/VH-QĐ về việc công nhận 4 di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ninh. Đó là: Cụm di tích kiến trúc - nghệ thuật: Chùa Cự Trữ - xã Phương Định, huyện Nam Ninh; Di tích lịch sử: Đến Giáp Nhất - xã Quang Trung, huyện Vụ Bản; Di tích lịch sử: Đền Xuân Hy - xã Xuân Thuỷ, huyện Xuân Thuỷ; Di tích kiến trúc - nghệ thuật: Chùa Xuân Trung - xã Xuân Trung, huyện Xuân Thuỷ. Quyết định Nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực bảo vệ của di tích đã khoanh vùng. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh phải được phép của Bộ trưởng Bộ Văn hoá.
Sau Nghị quyết của Quốc hội ngày 7-1-1992, tỉnh Hà Nam Ninh được chia tách thành hai tỉnh là Nam Hà và Ninh Bình. Xuất phát từ tình hình thực tế, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Hà lần thứ VIII diễn ra từ ngày 10-8- 1992 đến ngày 12- 8-1992 tại Hội trường 3-2 thành phố Nam Định. Trong Báo cáo Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đã đưa ra phương hướng phát triển văn hóa: Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hoá”, phong trào “Người tốt, việc tốt”, làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
Tháng 5-1994, Ban chỉ đạo tỉnh đã tổ chức Ban quản lý di tích để thực hiện công tác sưu tầm, kiểm kê, giám sát và bảo tồn các di tích lich sử – văn hóa trên địa bàn tỉnh. Bước đầu, Ban quản lý đã đạt được những thành tựu trong việc bảo tồn và trùng tu các di sản văn hóa đã bị xuống cấp như: Đền Bà Kiến Quốc phu nhân, đình Thượng Đồng và hệ thống các từ đường.
37