Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu chiến lược đại đoàn két dân dộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam 1945 1946 (Trang 49 - 57)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.2 Những bài học kinh nghiệm

Khoảng thời gian từ khi nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945 đến khi cả dân tộc Việt Nam chính thức bƣớc vào cuộc kháng chiến trƣờng kỳ bảo vệ nền độc lập mới giành đƣợc - ngày 19/12/1946 - đó là một giai đoạn lịch sử khá đặc biệt. Chúng ta phải bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng trong điều kiện vừa có hòa bình vừa phải kháng chiến, vừa đấu tranh chính trị, ngoại giao, vừa phải tích cực kìm chân quân địch, vừa phải chống lại âm mƣu phá hoại và lật đổ của bọn phản động tay sai thực dân, đế quốc, vừa phải tích cực chăm lo bồi dƣỡng sức dân, xây dựng cuộc sống mới, đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.

Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huy động sức mạnh đoàn kết của toàn dân, huy động đƣợc mọi lực lƣợng vật chất và tinh thần của dân tộc để đƣơng đầu thắng lợi với các loại kẻ thù. Chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣợc vận dụng linh hoạt sáng tạo trong những điều kiện tình thế mới trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm có đƣợc qua quá trình đấu tranh đạt đƣợc những thành công to lớn.

Trong quá trình thực hiện đƣờng lối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn 1945 - 1946 của Đảng ta đã rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm sau:

1. Quán triệt vai trò,vị trí chiến lược của khối đại đoàn kết dân tộc trong mọi giai đoạn cách mạng.

Đảng ta xác định việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp rộng rãi và phát huy cao độ sức mạnh vật chất và tinh thần của quần chúng nhằm thực hiện các mục tiêu cách mạng không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời,

49

mà là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc lâu dài trong mọi thời kì cách mạng. Mặc dù có lúc, có nơi chƣa quán triệt một cách đúng đắn và đầy đủ đƣờng lối đại đoàn kết nhƣng về tổng thể xuyên suốt các chặng đƣờng lãnh đạo cách mạng, Đảng ta thƣờng xuyên chăm lo xây đựng khối đại đoàn kết, phê phán các quan điểm coi thƣờng công tác mặt trận, đánh giá không đúng vị trí của công tác quần chúng.

Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, chỉ khi nào từ Trung ƣơng đến cơ sở thấm nhuần quan điểm xác định vai trò vị trí của nhân dân đúng với tƣ cách là chủ thể lịch sử, coi sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân là một yếu tố nội sinh có ý nghĩa quyết định thành bại của cách mạng và coi trọng xây dựng đƣợc khối đại đoàn kết toàn dân thì sự nghiệp cách mạng dù khó khăn đến mấy cũng có thể vƣợt qua và giành thắng lợi. Đó là những bài học thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân năm 1945.

2. Xây dựng đường lối đúng đắn, xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ, có chủ trương chính sách phù hợp yêu cầu nguyện vọng của quần chúng nhân dân, thực hiện được sự thống nhất giữa “ý Đảng, lòng dân”.

Với tƣ cách là đội tiên phong lãnh đạo cách mạng nƣớc ta, trong hơn 80 năm qua Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đƣờng lối đúng đắn mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đƣờng lối đó vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới, vừa đáp ứng đúng yêu cầu nguyện vọng của toàn thể nhân dân ta. Đƣờng lối đó đã trở thành điểm tƣơng đồng, tạo cơ sở khách quan cho việc tập hợp lực lƣợng, xây dựng thành công khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt quá trình cách mạng nƣớc ta từ khi có Đảng.

Chẳng những vậy, trong bất kì giai đoạn lịch sử nào, Đảng ta cũng đề ra các nhiệm vụ cụ thể thích hợp, chỉ ra nhiệm vụ chính, các mắt xích chủ yếu nhất trong việc thực hiện đƣờng lối chiến lƣợc để tập trung vào nhiệm vụ chủ

50

yếu trƣớc mắt, tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ lâu dài, từ đó đã quy tụ đƣợc sức mạnh toàn dân hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng đề ra. Đó là kinh nghiệm đặc sắc của việc nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc trong Cách mạng Tháng 8 - 1945, là khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết” của giai đoạn 1945 - 1946, là sự kết hợp đúng đắn giữa nhiệm vụ dân tộc, dân chủ, nêu cao ngọn cờ độc lập dân tộc trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc và việc vận dụng bài học kinh nghiệm này trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

3. Phát huy điểm tương đồng, hạn chế tối đa những khác biệt, giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong nhân dân.

Để xây dựng đƣợc khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh, Đảng và Nhà nƣớc ta phải có chính sách giải quyết một cách hài hòa các mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; phát huy dân chủ trên cơ sở đảm bảo thực hiện tốt mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân trong cộng đồng xã hội.

Đại đoàn kết dân tộc không phải là khái niệm trừu tƣợng mà là thực thể liên kết giữa các giai cấp, tầng lớp dân cƣ, các dân tộc, tôn giáo và các cá nhân vừa có lợi ích chung vừa có lợi ích riêng. Mối quan hệ trong cộng đồng dân tộc vừa mang tính thống nhất vừa tồn tại mâu thuẫn. Trong xã hội, mỗi giai cấp, tầng lớp có lợi ích riêng khác nhau, song về cơ bản lại thống nhất ở lợi ích dân tộc chân chính, cùng mƣu cầu một nƣớc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Đó là mẫu số chung cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công - nông - trí, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Mặt khác, bên cạnh lợi ích chung, mỗi giai cấp có lợi ích riêng; vì vậy đƣờng lối, chính sách của Đảng phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích chung với lợi ích chính đáng của mỗi giai cấp, tầng lớp, bảo đảm chăm lo xây dựng cơ sở xã

51

hội của chế độ. Ở mỗi thời kì cách mạng, tùy thuộc vào đƣờng lối chỉ đạo chiến lƣợc cách mạng có thể có các hình thức tập hợp quần chúng phù hợp, có tên gọi Mặt trận dân tộc thống nhất linh hoạt với hoàn cảnh, tạo sức thu hút đến mức cao nhất lực lƣợng cách mạng, hạn chế đến mức nhỏ nhất đối tƣợng của cách mạng.

Đảng ta đã phát huy đƣợc tối đa sức mạnh của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi dân tộc và tôn giáo tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng thời, Đảng cũng coi trọng việc đề ra các chính sách cụ thể nhằm đáp ứng từng bƣớc yêu cầu, nguyện vọng của từng giai cấp và tầng lớp khác nhau nhƣ ban hành luật lao động đảm bảo lợi ích của công nhân, thực hiện giảm tô, giảm tức và từng bƣớc thực hiện cải cách ruộng đất trong kháng chiến phù hợp với nguyện vọng cơ bản của ngƣời nông dân.

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc - giai cấp là thành công lớn của Đảng ta trong cách mạng dân tộc dân chủ. Nêu cao ngọn cờ dân tộc, đặt yêu cầu cứu nƣớc giải phóng dân tộc là nhiệm vụ tối cao chi phối và quy định các nhiệm vụ khác, từ đó Đảng đã thực hiện đƣợc chủ trƣơng vừa mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, vừa xây dựng đƣợc khối liên minh công nông vững chắc làm nòng cốt.

4. Củng cố tổ chức của mặt trận và các đoàn thể một cách chặt chẽ và linh hoạt đi đôi với không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng.

Tuyên truyền và tổ chức là nhiệm vụ gắn bó hữu cơ không thể tách rời trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Trong tất cả các thời kỳ cách mạng việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất dựa trên cơ sở liên minh công - nông - trí là nhiệm vụ nhất quán đƣợc Đảng ta hết sức coi trọng. Mục tiêu, nội dung, tên gọi của mặt trận luôn

52

gắn bó với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng thời kỳ (Mặt trận phản đế, Mặt trận dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Liên Việt, Mặt trận dân tộc giải phóng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Đảng ta đã chỉ ra rằng: Mặt trận dân tộc thống nhất là liên minh chính trị, là tổ chức liên hiệp tự nguyện của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo. Mặt trận làm việc theo nguyên tắc hiệp thƣơng dân chủ, hợp tác bình đẳng, chân thành, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên theo chƣơng trình chung.

Các đoàn thể nhân dân là các tổ chức thành viên của mặt trận có vai trò nhiệm vụ và phƣơng thức hoạt động riêng, theo tính chất đặc điểm giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp vừa góp phần giáo dục động viên các thành viên thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, vừa đảm bảo lợi ích chính đáng của hội viên, giữ gìn mối quan hệ theo cƣơng lĩnh chung của Mặt trận dân tộc thống nhất.

5. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh là điều kiện để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Trong điều kiện trở thành Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội. Đảng ta hết sức chăm lo đến việc củng cố, phát huy vai trò của hệ thống chính trị. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận thống nhất là cơ sở chính trị quan trọng để tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và ngƣợc lại xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để củng cố và tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân.

Đảng ta cũng nhấn mạnh rằng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là đƣờng lối chiến lƣợc nhất quán của Đảng và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cụ thể là:

53

- Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc đề ra đƣờng lối, chính sách và chỉ đạo thực tiễn.

- Xây dựng bộ máy nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân trong sạch, vững mạnh từ Trung ƣơng đến cơ sở. Hoạt động của chính quyền trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều phải nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Khắc phục tình trạng quan liêu, không ngừng cải tiến nội dung hoạt động các tổ chức quần chúng.

- Xây dựng và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ, xây dựng chính quyền và đảm bảo lợi ích chính đáng của mọi giai cấp và tầng lớp nhân dân. Đảng đã có nhiều hình thức tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất phong phú, linh hoạt.

6. Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức, tăng cường quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân là điều kiện tiên quyết để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng ta phân tích đúng đắn các mối quan hệ trong xã hội để đề ra một Cƣơng lĩnh chung của mặt trận, tập hợp thật rộng rãi các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân yêu nƣớc vào trong mặt trận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành đƣợc địa vị lãnh đạo” [11: 139].

54

KẾT LUẬN

Một trong những yếu tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong mấy thập kỉ qua là do Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức đƣợc vai trò, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từ đó có hình thức, phƣơng pháp tác động tích cực để tập hợp rộng rãi và phát huy cao độ sức mạnh các giai cấp, tầng lớp. Đoàn kết dân tộc là chính sách nhất quán và là chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đƣờng lối, chính sách đoàn kết rộng rãi đã không ngừng đƣợc thể chế hóa cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nƣớc, thể hiện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại,…

Từ khi ra đời đến nay Đảng ta luôn giƣơng cao ngọn cờ đại đoàn kết, coi đó là đƣờng lối chiến lƣợc cơ bản, lâu dài, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn của cách mạng, của dân tộc Việt Nam. Nhờ có chiến lƣợc đại đoàn kết mà Đảng lãnh đạo nhân dân ta giành đƣợc những thắng lợi vĩ đại có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử đó là tổng khởi nghĩa Tháng tám thành công lập nên Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Mở rộng khối đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới - thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc - là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Thực hiện tốt trách nhiệm xây dựng khối đoàn kết của từng cán bộ, Đảng viên là yêu cầu quan trọng đảm bảo cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng đƣợc củng cố và phát huy sức mạnh đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, vì mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ƣơng - “Những sự kiện lịch sử Đảng”, tập I (1920 - 1945), Nxb Sự thật, Hà Nội năm 1976.

2. Ban dân vận trung ƣơng - “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994.

3. C.Mác - Ăngghen tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984.

4. C.Mác - Ăngghen toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995. 5. Đảng cộng sản Việt Nam - Ban chấp hành trung ƣơng - “Văn kiện Đảng”

(1930 - 1945) - Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ƣơng xuất bản, Hà Nội năm 1977, tập III.

6. Đảng cộng sản Việt Nam - Ban chấp hành trung ƣơng - “Văn kiện Đảng

1945 - 1946” (Lƣu hành nội bộ) - Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ƣơng xuất bản, Hà Nội năm 1978, tập I.

7. Hoàng Ngọc La - “Một số vấn đề đoàn kết dân tộc dưới ánh sáng tư

tưởng Hồ Chí Minh” - Tạp chí lịch sử Đảng, số 3.1993.

8. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2. 9. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7. 10. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8.

11. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 xuất bản lần thứ 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

12. Hồ Chí Minh toàn tập - In lần thứ hai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tập 4.

13. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995.

14. “Lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên Việt Nam (1925 - 1995)” - Sơ thảo, Nxb Thanh niên, Hà Nội 1997.

56

15. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Văn phòng Quốc hội - Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946 - 1960), Nxb Chính trị Quốc gia. 16. Võ Nguyên Giáp - Chiến đấu trong vòng vây (Hồi ký) - Nxb Quân đội

nhân dân - Nxb Thanh niên, Hà Nội năm 1995.

Một phần của tài liệu chiến lược đại đoàn két dân dộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam 1945 1946 (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)