Quá trình Đảng thực hiện chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc (1945

Một phần của tài liệu chiến lược đại đoàn két dân dộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam 1945 1946 (Trang 29)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2 Quá trình Đảng thực hiện chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc (1945

2.2.1 Những chính sách đoàn kết của Đảng đối với từng đối tƣợng quần chúng

Ở một nƣớc nông nghiệp truyền thống nhƣ Việt Nam, nông dân chiếm số lƣợng rất lớn (hơn 90%). Đã vậy, trong thời kỳ Pháp thuộc, họ lại chịu nhiều tầng áp bức. Trong bản chất của họ vốn đã có mâu thuẫn không thể dung hòa với bọn đế quốc, thực dân. Chính vì thế, tinh thần cách mạng của giai cấp nông dân Việt Nam là rất triệt để. Việc phải đoàn kết họ vào lực lƣợng cách mạng là nhiệm vụ tất yếu mà Đảng phải thực hiện. Ngay trong Cƣơng lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930), Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rằng: công - nông là gốc cách mạng. Điều đó cho thấy, vai trò đấu tranh cách mạng của giai cấp nông dân ở Việt Nam là hết sức to lớn.

Sự lãnh đạo đúng đắn, kiên quyết của Đảng và Chính phủ dựa trên nền tảng ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn bảo vệ đời sống của nhân dân ta cùng với nhiệt tình cách mạng hồ hởi bảo vệ chính quyền mới, cuộc sống mới đã đƣa nhân dân ta từng bƣớc vƣợt lên khó khăn.

Đảng ta đã có nhiều chủ trƣơng kịp thời để khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bƣớc khắc phục khó khăn trong sản xuất, đẩy lùi nạn đói. Ngày 7/9/1945, Chính phủ lâm thời ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân. Ngày 26/10/1945, Chính phủ ban hành nghị định giảm thuế 25% và miễn thuế hoàn toàn cho những vùng bị thiên tai, bão lũ. Ngày 16/11/1945 Chính phủ ra thông tƣ về việc tạm chia ruộng đất của Đế quốc, phong kiến bỏ hoang cho dân cày nghèo theo nguyên tắc dân chủ, thực hiện việc tịch thu ruộng đất của Đế quốc, Việt gian chia cho nông dân nghèo, tạm giao hết ruộng đất của tƣ nhân bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng.

29

Tại các địa phƣơng thành lập các ban khuyến nông để giúp đỡ nông dân, khắc phục khó khăn về giống, vốn, nông cụ, hƣớng dẫn nông dân về kỹ thuật canh tác.

Giặc đói bị đẩy lùi. Đời sống vật chất của nhân dân đƣợc ổn định từng bƣớc. Việc chiến thắng “giặc đói” còn có một ý nghĩa lớn hơn về chính trị. Nó đã làm nổi bật tính ƣu việt của chính quyền nhân dân. Nhân dân - mà đại bộ phận là nông dân - càng thêm tin tƣởng vào Đảng, vào Chính phủ, vào Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giai cấp công nhân là lực lƣợng lãnh đạo cách mạng, cùng với giai cấp nông dân tạo thành liên minh công - nông. Đó là lực lƣợng chủ lực của cách mạng Việt Nam. Đảng luôn nhấn mạnh đến vai trò và sứ mệnh lịch sử của công nhân, một lực lƣợng có tinh thần yêu nƣớc, có tinh thần triệt để và tiên phong cách mạng, hăng hái đi đầu trong mọi nhiệm vụ.

Đồng thời với việc động viên, tổ chức cho công nhân tiến lên tuyến đầu của cuộc đấu tranh, Đảng và Chính phủ chú trọng tới việc giúp đỡ, cải thiện sinh hoạt cho ngƣời lao động. Ban hành chế độ ngày làm 8 giờ. Các chế độ cụ thể của ngƣời lao động trong việc tuyển dụng và thải hồi lao động, về quyền hội họp và học hành của công nhân… cũng lần lƣợt đƣợc quy định cụ thể. Những điều này đã đƣợc thể hiện qua dự án luật lao động đƣợc Quốc hội khóa I thông qua tại kỳ họp thứ 2 (28/10/1945 – 9/1/1946) trong đó nguyên tắc cơ bản là phải nhìn nhận lao động, không đƣợc bó buộc, lao động phải đƣợc tôn trọng, giá trị lao động phải đƣợc bù đắp chính đáng. Đảng chủ trƣơng lôi kéo đa số thợ vào Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, chú ý vận động cả những ngƣời lao động công giáo vào đó. Thành lập ban công vận toàn quốc.

Với ý chí cách mạng triệt để và lý luận cách mạng tiên tiến, giai cấp công nhân Việt Nam đã gánh vác đƣợc sứ mệnh lịch sử của mình, là ngƣời

30

lãnh đạo đáng tin cậy nhất của cách mạng Việt Nam. Nhận rõ đƣợc “cách mạng không thể riêng giai cấp mình hoàn thành”, giai cấp công nhân vốn có tinh thần đoàn kết giai cấp chặt chẽ đã liên minh với giai cấp nông dân tạo thành khối lực lƣợng cách mạng mạnh mẽ. Khối liên minh công nông đƣợc xây dựng thành công và bền vững qua thử thách là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút, đoàn kết giới trí thức, mở rộng khối liên minh công - nông với trí thức cách mạng.

Ngoài ra trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, nhiều nhân sĩ trí thức giác ngộ cách mạng đã tham gia và đảm nhiệm nhiều công tác quan trọng.

Trí thức Việt Nam vốn có truyền thống yêu nƣớc và tinh thần dân tộc cao. Từ khi thực dân Pháp xâm lƣợc và đặt ách cai trị thực dân ở Việt Nam, một bộ phận không nhỏ trong giới trí thức đã đứng về phía nhân dân, chống lại thực dân Pháp bằng nhiều cách. Họ là ngƣời đã góp phần quan trọng trong sự chuyển biến kinh tế - xã hội - văn hóa mạnh mẽ ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX với vai trò là ngƣời tiên phong trong việc nhận thức và truyền tải những tƣ tƣởng mới. Qua thực tiễn của phong trào yêu nƣớc, phong trào cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đánh giá đúng vai trò của trí thức cách mạng.

Những đóng góp của trí thức cho cách mạng rất to lớn trên nhiều mặt trận diệt giặc đói, giặc dốt và chống giặc ngoại xâm. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã áp dụng những chính sách tín nhiệm đối với tri thức để thu hút, tổ chức, tạo điều kiện cho trí thức có thể phát huy tài năng và trí tuệ của mình cống hiến cho cách mạng, cho nhân dân.

Ngày 31/12/1945, Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết Quốc gia của Chính phủ lâm thời đƣợc thành lập. Hầu hết các thành viên trong tổ chức này đều là những trí thức tiêu biểu nhƣ: Phan Anh, Kha Văn Cận, Võ Nguyên

31

Giáp, Hoàng Xuân Hãn… Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết Quốc gia, có nhiệm vụ nghiên cứu, dự thảo để trình lên Chính phủ công việc kiến thiết các ngành nhƣ kinh tế, tài chính, hành chính, xã hội, văn hóa. Ngoài ra các thành viên của ủy ban này đã góp phần đáng kể vào việc dự thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc quốc hội khóa I thông qua ngày 9/1/1946

Tiếp bƣớc những bậc trí thức đàn anh kể trên là một loạt thế hệ thanh niên, sinh viên, học sinh sôi nổi đóng góp cho cách mạng. Thế hệ trẻ là tƣơng lai của đất nƣớc. Trong “ thƣ gửi các học sinh” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Non sông Việt Nam có trở nên tƣơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bƣớc đến đài vinh quang để sánh vai với các cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em” [12: 33].

Thanh niên là lực lƣợng đông đảo, có sức khỏe, có nhiệt tình yêu nƣớc, có trình độ nhận thức cao, luôn là lực lƣợng xung kích đi đầu trong các công tác cách mạng. Công tác tuyên truyền, vận động thanh niên luôn là một mảng quan trọng trong những hoạt động của Đảng. Sau Cách mạng Tháng tám, Trung ƣơng Đảng và các cấp ủy Đảng đều rất coi trọng công tác giáo dục và vận động tổ chức thanh niên.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, thông qua các tổ chức thanh niên, lực lƣợng to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam đã đƣợc tập hợp và phát huy sức mạnh của mình trên tất cả các mặt trận. Thanh niên hăng hái tăng gia sản xuất, nhƣờng cơm sẻ áo, tích cực đẩy lùi nạn đói. Thanh niên là nòng cốt trong phong trào diệt giặc dốt. Thanh niên xung phong tòng quân, tham gia dân quân tự vệ, xây dựng lực lƣợng vũ trang, bảo vệ chính quyền cách mạng. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cứu quốc và phong trào thanh niên đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của dân tộc.

32

Với các dân tộc thiểu số, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một đƣờng lối đoàn kết kiên trì và nhất quán. Đó là tinh thần bình đẳng, xóa bỏ các thành kiến dân tộc, giúp đỡ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần để miền núi tiến kịp với miền xuôi.

Trong “Lời phát biểu tại hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam” ngày 3/12/1945, Hồ Chí Minh nói: “Nhờ sự đoàn kết đấu tranh chung của tất cả các dân tộc, nƣớc Việt Nam ngày nay đƣợc độc lập, các dân tộc thiểu số đƣợc bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều nhƣ anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trƣớc kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa” [12: 110].

Trong “Thƣ gửi đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plây cu” ngày 19/4/1946, Hồ Chủ tịch viết “đồng bào Kinh hay Thổ, Mƣờng hay Mán, Gia Rai hay Ê đê, Xê Đăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, no đói giúp nhau.” [12: 217].

Quan điểm bình đẳng dân tộc của Đảng ta đã đƣợc đồng bào các dân tộc ít ngƣời hoan nghênh và tin tƣởng. Một trong những biện pháp của Đảng và Chính phủ trong chiến lƣợc đại đoàn kết các dân tộc là dựa vào các thủ lĩnh địa phƣơng, các thổ ty, lang đạo để “dìu dắt đồng bào”.

Với chính sách đoàn kết các dân tộc, Đảng ta đã tập hợp và phát huy đƣợc sức mạnh của các dân tộc thiểu số trong cuộc đấu tranh. Địa bàn cƣ trú của các dân tộc thiểu số trƣớc kia đã là những căn cứ địa cách mạng, nay đứng trƣớc nguy cơ của một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ với thực dân Pháp nó lại phát huy vai trò to lớn của mình, chuẩn bị địa bàn cho các lực lƣợng kháng chiến, tránh cuộc tiến công ồ ạt của kẻ địch mạnh hơn, làm thất

33

bại âm mƣu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. Trong sự chuẩn bị tích cực đó, đồng bào các dân tộc thiểu số đã góp nhiều công sức.

Chính sách thống nhất quốc gia, đoàn kết dân tộc của Đảng ta đã đập tan âm mƣu chia rẽ dân tộc, chia rẽ đất nƣớc của thực dân Pháp, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam. Thực tế lịch sử cách mạng đã chứng minh tình đoàn kết chiến đấu của đồng bào các dân tộc thiểu số với đồng bào Kinh, với bộ đội cụ Hồ trong suốt những năm dài kháng chiến về sau. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã nghe theo, tin theo tiếng gọi đại đoàn kết dân tộc của Đảng, của Hồ Chủ tịch, đứng lên đấu tranh chống lại mọi âm mƣu áp bức và chia rẽ của địch, chịu đựng gian khổ, hi sinh để đi đến ngày chiến thắng. Đây là một thắng lợi to lớn của chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta.

Việt Nam là một nƣớc có nhều tôn giáo. Đảng ta luôn xem đồng bào theo các tôn giáo khác nhau là một bộ phận của dân tộc. Dù theo đạo nào thì họ vẫn là ngƣời Việt Nam, là đối tƣợng của chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc.

Trong diễn biến phức tạp của tình hình, tuy giữa các tôn giáo, giữa ngƣời theo đạo và ngƣời không theo đạo, giữa tôn giáo với chính quyền, giữa các phe phái trong nội bộ các tôn giáo có những vấn đề mâu thuẫn nhƣng về đại thể, đại bộ phận đồng bào theo các tôn giáo đã hƣởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, của Hồ Chí Minh, đoàn kết cùng toàn dân vƣợt qua những hiểu lầm, mâu thuẫn, xung đột để xây dựng đất nƣớc và chuẩn bị lực lƣợng bảo vệ tổ quốc. Ngày 13/9/1945, Hồ Chí Minh nói với các đại biểu đại diện các tôn giáo: “Dân tộc có giải phóng thì tôn giáo mới giải phóng đƣợc. Lúc này chỉ có quốc gia và không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi ngƣời đều là công dân của nƣớc Việt Nam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của tổ quốc” [20: 275].

Với những ngƣời trong dòng dõi hoàng tộc và quan lại cũ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi sự hợp tác vì quyền lợi chung của Tổ quốc, cố

34

gắng lôi kéo họ về phía cách mạng, tạo điều kiện để họ góp phần vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc.

Chính sách đúng đắn này đã mở rộng thêm khối đại đoàn kết dân tộc, cô lập kẻ thù. Chủ trƣơng chính sách đúng đắn của Hồ Chí Minh cùng với bƣớc chuyển mình vĩ đại của lịch sử dân tộc đã thức tỉnh đƣợc nhiều ngƣời trong hoàng tộc và giới quan lại cũ.

Đối với những ngƣời lầm lỗi chạy theo thực dân Pháp ở Nam Bộ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có thái độ khoan hồng. Với truyền thống “Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cƣờng bạo” đã đƣợc Nguyễn Trãi đúc kết từ hơn 500 năm trƣớc, Đảng ta và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng và khéo léo khơi dậy những tình cảm tốt đẹp với quê hƣơng, với dân tộc của họ, đồng thời từng bƣớc giác ngộ họ, chỉ cho họ con đƣờng đấu tranh đúng đắn và tạo điều kiện để họ tự nguyện đứng trong hàng ngũ của nhân dân.

Với cộng đồng đồng bào Việt Nam sống ở nƣớc ngoài, Đảng luôn coi họ là bộ phận của dân tộc, là một bộ phận trong khối đại đoàn kết dân tộc và đề ra những chính sách đoàn kết đúng đắn đã huy động đƣợc nhân tài, vật lực khá quan trọng từ nƣớc ngoài.

2.2.2 Chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc và những thành tựu đạt đƣợc

Thứ nhất: Mở rộng mặt trận các tổ chức quần chúng. Mặt trận Việt Minh đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình trong việc tập hợp toàn dân đấu tranh giành chính quyền, nay tiếp tục phát huy vai trò của mình trong giai đoạn giữ chính quyền. Các tổ chức đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển: Hội công nhân cứu quốc ở các xí nghiệp; Các đoàn thể nông dân, thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nhi đồng cứu quốc ở các địa phƣơng; Hội học sinh, sinh viên cứu quốc ở các trƣờng học;

35

Hội viên cứu quốc ở các công sở; Hội công thƣơng cứu quốc ở các đô thị; Hội phật giáo cứu quốc; Hội công giáo cứu quốc…

Để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc, những lực lƣợng đứng ngoài Mặt trận Việt Minh, theo sáng kiến của Hồ Chủ tịch, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt, Tôn Đức Thắng là phó chủ tịch). Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam “đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nƣớc và các đồng bào yêu nƣớc không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hƣớng chính trị, chủng tộc để làm cho Việt Nam đƣợc độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cƣờng” [6: 216].

Ngày 27/5/1946 “Việt Nam công nhân cứu quốc hội” họp Hội nghị toàn quốc tại Hà Nội đã quyết định thành lập Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Đến ngày 20/7/1946 Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chính thức thành lập với tôn chỉ, mục đích là bảo vệ quyền lợi giai cấp, dân tộc và bảo vệ hòa bình dân chủ thế giới. Các chi hội công nhân cứu quốc đổi thành Công đoàn. Bản thân việc đổi tên này đã bao hàm ý nghĩa mở rộng lực lƣợng cách mạng. Đứng trong hàng ngũ của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam không chỉ bao gồm những ngƣời công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ…mà còn bao gồm toàn thể những ngƣời lao động Việt Nam - những ngƣời rất gần gũi với giai cấp vô sản.

Tháng 6/1946 Tổng đoàn thanh niên Việt Nam đã tổ chức đoàn kết, tập

Một phần của tài liệu chiến lược đại đoàn két dân dộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam 1945 1946 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)