Xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng sống trong các

Một phần của tài liệu Vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với sự hình thành nhân cách học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng sống trong các

trường

Con ngƣời là nhân tố quyết định đến sự thành công của các hoạt động thực tiễn. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trung học phổ thông, giải pháp quan trọng nữa là xây dựng đội ngũ những cán bộ giáo dục KNS vừa đủ về lƣợng vừa mạnh về chất lƣợng, vừa có năng lực chuyên môn cao vừa có nhân cách trong sáng. Mỗi một trƣờng cần có ngƣời phụ trách công tác giáo dục KNS của trƣờng là đầu mối với tiêu chuẩn là có trình độ sƣ phạm, trình độ tâm lý học nhất định. Các giáo viên bộ môn cần đƣợc bổ sung chuyên môn và nghiệp vụ về kỹ năng sống để đảm nhận chia sẻ và san sẻ công tác này với các giáo viên phụ trách. Tăng cƣờng công tác đánh giá thi đua cán bộ trong nhà trƣờng bằng việc thực hiện hàng năm ít nhất mỗi giáo viên cần xây dựng chuyên đề KNS phù hợp với thực tiễn của trƣờng kết hợp với các chƣơng trình trải nghiệm ngoại khóa cho học sinh. Khuyến khích giáo viên bộ môn có những ý tƣởng sáng tạo trong công tác giáo dục nhằm tích hợp giáo dục kiến thức với giáo dục KNS, tăng cƣờng công tác tập huấn chuyển giao bài giảng kỹ năng sống chuyên đề cho giáo viên nhà trƣờng,... Điều này, nhằm thúc đẩy công tác giáo dục KNS trong nhà trƣờng trở thành hoạt động sôi nổi.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục KNS tại các lớp học. Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời luôn theo sát, thấu hiểu đặc điểm tâm lý, điều kiện, hoàn cảnh của từng học sinh, giáo viên

77

chủ nhiệm có khả năng thành công cao trong việc nêu gƣơng, biểu hiện nhân cách tốt, củng cố các em bằng những hành động thiết thực và bằng những buổi sinh hoạt lớp sôi nổi để học sinh có thể tự do bày tỏ tƣ tƣởng, óc sáng tạo của bản thân. Còn đối với giáo viên phụ trách môn giáo dục công dân, cần tổ chức những buổi tham quan thực tế nhằm bổ sung kiến thức và làm phong phú đời sống tinh thần, tạo động lực cho giáo viên tham gia hoạt động giảng dạy, giáo dục. Từ tác động giáo viên đến học sinh thông qua phƣơng pháp “nêu gƣơng” thì học trò cũng sẽ đem kiến thức ứng dụng thực tế một cách hiệu quả, họ sẽ là những mắt xích quan trọng, là tuyên truyền viên tiêu biểu ảnh hƣởng đến hành vi và cách cách ứng xử với bạn bè, cha mẹ và những ngƣời thân xung quanh họ, để họ cũng dần sẽ thành những tấm gƣơng nhân cách tốt đẹp cho mọi ngƣời trong xã hội.

2.2.4. Tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội.

Trong vấn đề giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng cần có sự vào cuộc của toàn xã hội mới tạo nên hiệu quả cao nhất và đồng bộ nhất cho việc hình thành những giá trị xã hội tốt đẹp cho học sinh trung học phổ thông. Trƣớc đó đã nói đến công tác trong nhà trƣờng còn đối với các tổ chức chính trị xã hội thì đơn vị gần gũi nhất với học sinh chính là các liên chi đoàn, chi đoàn mà học sinh đó trực thuộc. Vì vậy, cần tăng cƣờng và nâng cao công tác hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để giúp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục KNS cho học sinh THPT ở Hà Nội hiện nay.

Trong các trƣờng trung học phổ thông, vai trò giáo dục KNS cho học sinh của tổ chức Đoàn đóng vai trò đắc lực. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Đoàn cần tăng cƣờng phát động các phong trào vừa có ý nghĩa giáo dục vừa tạo cơ hội để học sinh khẳng định bản thân. Các phong trào ở trƣờng học thu hút học sinh tham gia nhƣ học sinh với nếp sống văn minh thanh lịch, học

78

sinh với việc giữ gìn vệ sinh trƣờng lớp, học sinh xây dựng quỹ hỗ trợ bạn nghèo, học sinh với công tác chống gian lận trong thi cử,… có sức mạnh giáo dục to lớn. Đoàn trƣờng cũng có thể phối hợp với tổ chức đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực tại các đơn phƣơng nơi trƣờng học đóng trụ sở với các hoạt động thiện nguyện nhƣ: chia sẻ với các gia đình khó khăn, yếu thế, khuyến khích học sinh chia sẻ kiến thức, hoạt động giao lƣu văn hóa văn nghệ tới các bạn nhỏ nghèo, khuyết tật,... Hệ thống tổ chức Đoàn thanh niên tại các trƣờng cũng cần tạo các sân chơi trí tuệ, sân chơi thể dục thể thao, văn nghệ hấp dẫn, bổ ích nhằm lôi cuốn các em tham gia nhƣ tạo sân chơi về âm nhạc, văn hóa đọc, văn hóa mạng hoặc các diễn đàn trao đổi giữa đoàn viên với các nhà chính trị, các nhà văn hóa, nhà lịch sử, nhạc sĩ, doanh nhân, luật sƣ,… để đoàn viên đƣợc bày tỏ những quan điểm của mình và trên cơ sở đó các chuyên gia phân tích, định hƣớng giá trị đúng đắn cho các em. Đoàn trƣờng luôn theo sát những diễn biến tâm lý và tâm tƣ, nguyện vọng của đoàn viên để có những tác động kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay với sự đan xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực trong các quan hệ xã hội, sự mở rộng của toàn cầu hóa và kinh tế thị trƣờng, sự phát triển của công nghệ thông tin vừa tạo cơ hội cho cá nhân khai thác, sử dụng thành tựu của nhân loại vừa đem đến những thách thức to lớn trong công tác giáo dục, xây dựng con ngƣời về tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống. Trong đời sống nhộn nhịp của cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều cạm bẫy, sẵn sang xô đẩy các em xuống những vực thẳm hoặc cuốn các em đi theo những con đƣờng lầm lạc. Đặc điểm thời đại này đòi hỏi hoạt động Đoàn phải đủ mạnh để cuốn hút các đoàn viên tham gia các hoạt động xã hội, giáo dục cho các em biết sống theo những giá trị đích thực của cuộc sống.

Trong quá trình giáo dục KNS, Đoàn thanh niên các trƣờng học cần kết hợp với nhà trƣờng, bộ phận phụ trách giáo dục KNS, giáo viên chủ nhiệm,

79

chính quyền địa phƣơng và các tổ chức xã hội bên ngoài nhà trƣờng nhằm tạo sức mạnh tổng hợp tác động đến học sinh. Đặc biệt Đoàn thanh niên các trƣờng cần giữ vai trò tiên phong trong các phong trào chính trị, xã hội ở địa phƣơng do chính quyền, các tổ chức xã hội tổ chức, qua đó giáo dục ý thức cộng đồng, giáo dục ứng xử và kỹ năng xử lý tình huống cho các đoàn viên của mình. Đồng thời hàng năm tổ chức các chƣơng trình nhằm tôn vinh, khuyến khích, khen thƣởng những đoàn viên học sinh có thành tích trong các phong trào, thể hiện kỹ năng ứng xử tích cực phù hợp với hành vi, chuẩn mực xã hội của học sinh trung học phổ thông.

Ngoài ra, đội ngũ những ngƣời làm công tác Đoàn cần đƣợc tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ giáo dục KNS, giúp nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức và góp phần chung vào công tác giáo dục KNS cho học sinh tại đơn vị mình.

Hàng năm nhà trƣờng cùng gia đình, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức chính trị xã hội cần tổ chức các hội nghị bàn bạc, thống nhất và cam kết thực hiện những biện pháp giáo dục KNS, giáo dục nhân cách cho học sinh. Giữa nhà trƣờng, gia đình và các cơ quan, tổ chức cần có chƣơng trình hành động và thống nhất quan điểm, nội dung, phƣơng pháp giáo dục KNS. Trong nội dung giáo dục KNS cần chú trọng khía cạnh bản sắc văn hóa, truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc và những giá trị mang tính phổ biến nhƣ lòng yêu nƣớc, yêu thiện nhiên, lòng nhân ái… Gia đình phải tạo điều kiện cần thiết cho các em thực tập, quan tâm đến việc rèn luyện các thói quen tốt trong cƣ xử, trong lối sống đồng thời các thành viên trong gia đình phải là tấm gƣơng mẫu mực về mọi mặt cho các em noi theo. Giữa nhà trƣờng (thông qua cô giáo viên chủ nhiệm, bộ phận tƣ vấn tâm lý – KNS) và gia đình cần thƣờng xuyên trao đổi thông tin trực tiếp, qua thƣ điện tử hoặc điện thoại. Thực tiễn cho thấy rằng chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng và gia đình thì

80

giáo dục học sinh mới đạt đƣợc hiệu quả. Song song với công tác này sự phối hợp giữa nhà trƣờng với các tổ chức đoàn thể, cơ quan nhà nƣớc và mỗi thành viên trong xã hội để giáo dục học sinh ý thức trau dồi KNS cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Đƣợc hƣởng nền giáo dục của xã hội là quyền và nghĩa vụ của học sinh. Nhà trƣờng các lực lƣợng xã hội có biện pháp hữu hiệu xây dựng môi trƣờng sống lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát huy năng lực và phẩm chất của mình, hƣớng dẫn các hành vi tích cực giáo dục các em khả năng thích nghi với điều kiện xã hội và có ý thức làm chủ bản thân đồng thời biết tự đặt mình vào khuôn khổ, hoàn cảnh của ngƣời khác,….Tăng cƣờng sự phối hợp một cách đồng bộ, thƣờng xuyên của các cấp, các ngành cũng nhƣ gia đình, một mặt khai thác triệt để những yếu tố tích cực, mặt khác kịp thời hạn chế, ngăn chặn những tác động tiêu cực từ môi trƣờng xã hội và hƣớng tới tạo lập sự thống nhất giữa thực tiễn ứng xử của học sinh với nội dung giáo dục kỹ năng sống. Sử dụng sức mạnh tổng hợp trong công tác giáo dục KNS nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, sự liên kết giữa các cơ quan có chức năng giáo dục KNS tạo ra cộng đồng trách nhiệm đồng thời tạo điều kiện để học sinh vừa là đối tƣợng của công tác giáo dục KNS nhƣng cũng sẽ trở thành ngƣời tự giáo dục chính mình trong quá trình hoàn thiện nhân cách bản thân.

2.2.5. Hiện đại hóa phương tiện giáo dục đảm bảo thực hiện tốt chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông

Ngoài việc xây dựng hệ thống tài liệu giáo dục KNS chính thống riêng cho từng trƣờng trên địa bàn thành phố tùy theo năng lực giáo viên và khả năng tiếp thu của học sinh. Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội cần phối hợp với Đài truyền hình, các trung tâm hỗ trợ KNS cho thanh thiếu niên trên địa bàn nhằm đầu tƣ xây dựng những bộ phim ngắn, các vở kịch về tình huống về thiếu nhi và đƣợc trang bị và thực hành thƣờng xuyên KNS, cảnh

81

quay này sẽ đƣợc sử dụng trong các giờ sinh hoạt lớp mỗi tuần. Đặc biệt Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội nên phối hợp với Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội xây dựng tài liệu tuyên truyền giáo dục KNS cho học sinh dƣới hình thức tờ rơi, tờ gấp, đọc truyện để học sinh có thể đọc, xem vào giờ sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt lớp là cách thức giáo dục rất hiệu quả. Việc thiết kế tờ rơi, tờ gấp có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi và thiết thực với học sinh, cách trình bày đơn giản, đẹp và hƣớng đến mục tiêu vừa cung cấp kiến thức vừa định hƣớng hành vi và trang bị kỹ năng không đơn thuần chỉ là liệt kê các nội dung kỹ năng và những điều nên và không nên làm trƣớc mỗi tình huống. Xây dựng các tờ gấp, tờ rơi trên cơ sở trình bày nội dung vấn đề với những hình ảnh sinh động, gần gũi, không chỉ chuyền tải những thông điệp cần thiết về nội dung pháp luật, các ứng phó với tình huống khác nhau mà còn tạo sự hấp dân, lôi cuốn ngƣời đọc. Tờ rơi, tờ gấp về phòng chống bạo lực, phòng chống lạm dụng tình dục, lạm dụng sức khỏe lao động trẻ em, bảo vệ môi trƣờng, ma túy, cờ bạc, trò chơi trực tuyến, bạo lực học đƣờng, … đƣợc thiết kế theo hình thức đó sẽ mang lại hiệu quả giáo dục KNS cao.

Tạo sân chơi cho học sinh và học sinh THPT nói riêng và đặc biệt vào kỷ nghỉ hè là giải pháp lâu dài. Ngoài các sân chơi nhƣ Đƣờng lên đỉnh Olympia, Ngƣợc dòng lịch sử, Hội thi về An toàn giao thông, … cần tổ chức nhiều hơn nữa các sân chơi nhằm tạo cơ hội cho học sinh thể hiện và phát triển những năng lực của bản thân nhƣ tổ chức các Hội thi hoặc diễn đần với chủ đề nếu em là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, khi em là doanh nhân, là bộ đội, …

Khuyến khích nhà trƣờng phối hợp tổ chức các chƣơng trình hoạt động ngoại khóa, trải nhiệm trong kỳ học cũng nhƣ trong kỳ nghỉ hè nhƣ: học kỳ quân đội, một ngày làm lính cứu hỏa, trải nghiệm làm nông dân,...Các chƣơng trình sẽ tạo hứng thú, thu hút học sinh tham gia với những nội dung hấp dân.

82

Qua chƣơng trình, học sinh sẽ học đƣợc các KNS, tác phong khoa học và hiểu đƣợc và trân quý những giá trị cuộc sống mà các em đang đƣợc tiếp thu và hƣởng thụ.

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần đầu tƣ xây dựng các khu vực chơi thể thao và vui chơi dành cho trẻ em ở địa phƣơng. Khu vực này bao gồm sân bóng, cầu lông, bóng bàn và các trò chơi để trẻ em vui chơi, giải trí. Tạo sân chơi ý nghĩa cho học sinh, nghĩa là tổ chức tốt đời sống thực cho các em, thỏa mãn đúng các nhu cầu đặc thù của các em nhƣ giao tiếp, sự tôn trọng, yêu thƣơng, quan tâm chăm sóc. Đây là biện pháp góp phần tích cực vào việc phát triển lành mạnh nhân cách của HS đồng thời hạn chế tình trạng học sinh tìm đến các môi trƣờng khác nhƣ là một cách để thích ứng mà sự sa đà vào thế giới ảo, tụ tập đi bụi,...

Tăng cường công tác đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến: Một câu hỏi đặt

ra là công nghệ thông tin có thay thế ngƣời thầy đƣợc không? Câu trả lời là: không thể và có thể! Các phần về xây dựng nội dung thông tin, phƣơng pháp tiếp cận, truyền cảm, đặc biệt là nêu tấm gƣơng về nhân cách thì công nghệ thông tin không thể thay thế đƣợc ngƣời thầy. Còn phần truyền thụ kiến thức, truyền bá thông tin thì công nghệ thông tin có nhiều ƣu thế hơn thầy. Tất nhiên, muốn truyền thị, truyền bá thì trƣớc đó phải xây dựng nội dung thông tin là công việc không thể thay thế của ngƣời thầy. Nhƣng nếu có một ngƣời thầy giỏi cộng với công nghệ thông tin thì có thể thay thế cho nhiều ngƣời thầy không giỏi. Theo nghĩa đó, công nghệ thông tin tạo điều kiện cho nhiều học sinh, ở nhiều nơi có thể cùng tiếp xúc với ông thầy giỏi để chất lƣợng cao hơn đồng đều hơn, tức là công nghệ thông tin cũng là “ngƣời thầy” để giúp học sinh có thể tự học mọi lúc, moi nơi. Cần chủ động sử dụng lợi thế của công nghệ thông tin và cách tổ chức thông tin đi theo công nghệ ấy để đổi mới và phát triển giáo dục. Điều này càng cần phải ứng dụng với thế hệ học

83

sinh trung học phổ thông, nhất là HS thủ đô bởi tính nhanh nhạy và thông tin bắt kịp thời đại của các em.

Từ kết quả nghiên cứu về công tác giáo dục tại Hà Nội nói chung, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Giáo dục KNS là sự tác động của các tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức chính trị xã hội với nhiều hình thức, phƣơng pháp giáo dục khác nhau nhằm từng bƣớc đƣa kỹ năng vào cuộc sống, góp phần nâng cao dân trí và chuẩn mực văn hóa đến với thế hệ trẻ. Giáo dục KNS cho học sinh trong trƣờng trung học phổ thông chính là dạy cho các emm phát triển toàn diện, dạy cách sống và làm việc theo các chuẩn mực của xã hội, của đạo đức và pháp luật, có khả năng thích ứng với những điều kiện

Một phần của tài liệu Vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với sự hình thành nhân cách học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)