Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng

Một phần của tài liệu Vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với sự hình thành nhân cách học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng

cho học sinh THPT

Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các cấp, các ngành đối với công tác giáo dục KNS cho học sinh trong trƣờng trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội. Cần thấy rằng đây là công tác quan trọng,

72

không chỉ trang bị cho học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội những kiến thức trong nhà trƣờng mà cần phải giúp họ có những kỹ năng thành thạo để thực hiện kiến thức trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng quá trình giáo dục KNS là lâu dài và bền bỉ, là nhân tố quan trọng trong những yếu tố hình thành nhân cách và tăng tính ổn định trong nhân cách học sinh ở Hà Nội nói riêng, ở Việt Nam nói chung. Vì thế, nội dung giáo dục KNS cần sát thực tiễn, không chung chung mơ hồ và cần có định hƣớng rõ ràng giúp cho học sinh trung học phổ thông phát triển những KNS cốt lõi và cần thiết. Mặt khác, học sinh cũng cần có nhận thức là chủ động nắm bắt và tiếp thu đƣợc với những KNS, có thái độ tích cực trong sự rèn luyện thói quen của bản thân, trong việc ứng xử, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Để góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học trong thời gian tới nhất là đƣa vai trò giáo dục KNS vào là công tác quan trọng trong nhà trƣờng trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội. Trƣớc hết, cần có những chuyển biến mạnh mẽ về tƣ duy và hành động của các cấp ủy Đảng, các Sở, ban ngành, lãnh đạo nhà trƣờng về vai trò của kỹ năng sống, vai trò của công tác giáo dục KNS bên trong nhà trƣờng.

Trƣớc hết thay đổi tƣ duy về mục đích giáo dục, đó là phát huy đầy đủ nhân tố ngƣời học. Mục đích này không chỉ dừng lại ở lý luận mà đƣợc cụ thể hóa trong từng chính sách, hành động. Một mặt giáo dục trang bị tri thức, mặt khác phát huy tối đa năng lực bản chất ngƣời, năng lực sáng tạo và chủ động và tƣ duy nhanh nhạy của học sinh, đào tạo học sinh thành những con ngƣời hiện đại, có trách nhiệm, biết chung sống, có một giá trị xã hội nhất định và đƣơng đầu với những thách thức của cuộc sống. Tiếp đến là thay đổi tƣ duy về nội dung giáo dục. Thay vì nhồi nhét khối lƣợng kiến thức khổng lồ, bao cấp tri thức cần cung cấp cho học sinh những vấn đề cơ bản, thiết thực, phù

73

hợp với lứa tuổi và nhu cầu phát triển tâm lý của học sinh. Nội dung và phƣơng pháp dạy học cần chuyển từ đem kiến thức cho học sinh sang dạy cho học sinh phƣơng pháp đi tìm kiếm kiến thức. Tiếp đến, các cấp, các ngành phải có cách nhìn mới, đúng đắn và tích cực hơn về vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trƣờng trung học phổ thông. Cần xác định công tác giáo dục KNS là trách nhiệm, là nhiệm vụ thƣờng xuyên của các cơ quan ban ngành và nhất là của ngành GD & ĐT Hà Nội; Các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan giáo dục và cơ quan hỗ trợ giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội hàng năm cần tổ chức và nâng cao chất lƣợng các cuộc hội thảo về công tác giáo dục KNS trong nhà trƣờng, vừa khẳng định vai trò, củng cố nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức đoàn thể đối với vai trò của giáo dục KNS đối với hình thành nhân cách học sinh trung học phổ thông. Từ đó, huy động đƣợc trí tuệ của các lực lƣợng xã hội, huy động nguồn lực kinh phí, huy động đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục KNS đối với học sinh trung học phổ thông ở thủ đô.

Tăng cƣờng quản lý của Sở, Ban, ngành trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt xuất bản, phát hành các ấn phẩm văn hóa trong đó chú trọng định hƣớng giá trị văn hóa, giá trị đạo đức và giá trị xã hội tốt đẹp cho học sinh, nghiêm cấm đăng tải, quảng cáo các hình ảnh khiêu dâm, khêu gợi, bạo lực, chám dứt việc miêu tả rùng rợn, chi tiết vụ án trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Từ đó giúp học sinh tránh tiếp xúc với những nội dung xấu tiếp cận với những nội dung tốt đẹp. Qua đây, cần tuyên truyền những kết quả của việc không trang bị kỹ năng sống cho học sinh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra

nhƣ: tự tử, ngạt khói, thói quen chỉ biết nói chuyện với máy tính và sách, tự kỉ,

74

2.2.2. Xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông Hà Nội

Hiện nay ở hầu hết các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội chƣa xây dựng chƣơng trình giáo dục KNS riêng, điều này dẫn đến về nhận thức chƣa thấy đƣợc tầm quan trong của công tác giáo dục kỹ năng sống. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quá trình giáo dục thì mỗi giáo viên cần xây sựng một chuyên đề riêng. Chƣơng trình phải xây dựng đƣợc mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục KNS trong ngành và nhà trƣờng, phải căn cứ vào yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với đặc điểm đối tƣợng giáo dục, đặc điểm văn hóa của từng địa phƣơng. Đối với học sinh trung học phổ thông cần căn cứ theo từng khối lớp 10, 11, 12 để xây dựng chƣơng trình và liên thông suốt ba năm học nhằm đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện và phát triển. Đồng thời trên cơ sở chƣơng trình giáo dục KNS hàng năm các trƣờng xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNS với những nội dung, thời gian, địa điểm cụ thể cho từng khối với nội dung phong phú nhƣng có trọng tâm, trong từng thời điểm biết lựa chọn nội dung chuyên đề KNS thiết thực

với học sinh theo tinh thần “mưa dầm thấm lâu”.

Các trƣờng học có thể tích hợp nội dung giáo dục KNS với nội dung, chƣơng trình học môn giáo dục công dân, bởi đây là môn học đặc thù với mong muốn giáo dục học sinh trở thành những công dân mẫu mực trong xã hội. Khi đƣa công tác giáo dục KNS cho học sinh vào môn học giáo dục công dân cũng một phần giúp giảm áp lực học tập cho học sinh với khối lƣợng lớn của các môn học. Do vậy, việc đổi mới nội dung giáo dục trong hệ thống các trƣờng THPT Hà Nội, đặc biệt trong công tác GDKNS cho học sinh THPT cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Nội dung giáo dục KNS cần đƣợc xây dựng phải bám sát quan điểm giáo dục toàn diện, phù hợp với nhận thức và xu hƣớng phát triển của học

75

sinh trung học phổ thông. Với đặc điểm nhận thức của học sinh trung học phổ thông đã phát triển tƣ duy phản biện, các em biết phân tích, suy luận, có chính kiến nhất định nên không thích sự áp đặt, không thích sự nhồi nhét bởi tƣ duy của ngƣời lớn, trong độ tuổi của sự lãng mạn, thích tự do nên nội dung giáo dục KNS cần đòi hỏi thiết thực, dễ hiểu, chƣơng trình phong phú, sinh động vừa xuất phát từ nhu cầu của học sinh vừa hƣớng tới thực tiễn cuộc sống. Nội dung cần đƣợc đảm bảo tính hệ thống và phát triển theo cấp độ ba năm 10,11,12 và giữa ba khối đều có sự khác biệt nhất định trong sự phát triển tâm lý và khả năng nhận thức của học sinh. Do đó, việc thiết kế nội dung giáo dục lớp 10 đến lớp 12 phải từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao và kế thừa và phát triển từ tiểu học đến THCS, THPT, đáp ứng tinh đồng bộ và toàn diện. Sự thống nhất trƣớc hết thể hiện qua nội dung những chuẩn mực cơ bản đồng thời thể hiện qua quá trình từ nhận thức đến tình cảm, hành động của học sinh. Đồng thời nội dung giáo dục KNS hƣớng học sinh THPT vƣơn tới những giá trị cơ bản của ngƣời công dân Việt Nam trong thời đại mới. Đặc biệt, dƣới tác động của xã hội hiện đại với hệ thống truyền thông mạng rộng mở, sự du nhập các luồng văn hóa bên ngoài, áp lực học tập, thi cử, thiếu vắng sự chăm sóc của gia đình và sự quan tâm của xã hội,… đã làm cho một bộ phận giới trẻ thiếu định hƣớng giá trị và hành vi dẫn đến sự rối nhiễu cảm xúc và rối nhiễu hành vi. Hậu quả là nhiều em đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần và xuất hiện bạo lực, hiếp dâm, bỏ nhà đi bụi, sex chat, nude chat, chơi trò chơi vợ chồng trên mạng,… để thoát khỏi hiện tại hoặc tìm riêng cho mình niềm vui mà theo các em là niềm vui “thực sự”. Do đó, giáo dục KNS giúp các em biết tự bảo vệ bản thân, biết làm chủ hoàn cảnh. Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục KNS kết hợp các chƣơng trình trải nghiệm ngoại khóa tạo sự hấp dẫn, thu hút sự tò mò, ƣa khám phá của học sinh. Trong chƣơng trình đào tạo giáo dục công dân thuộc khối các trƣờng trung học phổ

76

thông cần bổ sung các nội dung về kỹ năng cho học sinh nhƣ: giao tiếp, giải

quyết vấn đề, giải quyết các xung đột mâu thuẫn, tư duy sáng tạo,… và theo

hệ thống tăng dần của từ cấp độ thấp lên cao, từ sơ khai lên đến khoa học cho học sinh thấy đƣợc sự cần thiết trong những bài học trƣớc đối với bài học sau, thấy đƣợc tính ứng dụng thực tiễn của bài học trong toàn bộ chƣơng trình.

2.2.3. Xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng sống trong các trường trường

Con ngƣời là nhân tố quyết định đến sự thành công của các hoạt động thực tiễn. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trung học phổ thông, giải pháp quan trọng nữa là xây dựng đội ngũ những cán bộ giáo dục KNS vừa đủ về lƣợng vừa mạnh về chất lƣợng, vừa có năng lực chuyên môn cao vừa có nhân cách trong sáng. Mỗi một trƣờng cần có ngƣời phụ trách công tác giáo dục KNS của trƣờng là đầu mối với tiêu chuẩn là có trình độ sƣ phạm, trình độ tâm lý học nhất định. Các giáo viên bộ môn cần đƣợc bổ sung chuyên môn và nghiệp vụ về kỹ năng sống để đảm nhận chia sẻ và san sẻ công tác này với các giáo viên phụ trách. Tăng cƣờng công tác đánh giá thi đua cán bộ trong nhà trƣờng bằng việc thực hiện hàng năm ít nhất mỗi giáo viên cần xây dựng chuyên đề KNS phù hợp với thực tiễn của trƣờng kết hợp với các chƣơng trình trải nghiệm ngoại khóa cho học sinh. Khuyến khích giáo viên bộ môn có những ý tƣởng sáng tạo trong công tác giáo dục nhằm tích hợp giáo dục kiến thức với giáo dục KNS, tăng cƣờng công tác tập huấn chuyển giao bài giảng kỹ năng sống chuyên đề cho giáo viên nhà trƣờng,... Điều này, nhằm thúc đẩy công tác giáo dục KNS trong nhà trƣờng trở thành hoạt động sôi nổi.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục KNS tại các lớp học. Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời luôn theo sát, thấu hiểu đặc điểm tâm lý, điều kiện, hoàn cảnh của từng học sinh, giáo viên

77

chủ nhiệm có khả năng thành công cao trong việc nêu gƣơng, biểu hiện nhân cách tốt, củng cố các em bằng những hành động thiết thực và bằng những buổi sinh hoạt lớp sôi nổi để học sinh có thể tự do bày tỏ tƣ tƣởng, óc sáng tạo của bản thân. Còn đối với giáo viên phụ trách môn giáo dục công dân, cần tổ chức những buổi tham quan thực tế nhằm bổ sung kiến thức và làm phong phú đời sống tinh thần, tạo động lực cho giáo viên tham gia hoạt động giảng dạy, giáo dục. Từ tác động giáo viên đến học sinh thông qua phƣơng pháp “nêu gƣơng” thì học trò cũng sẽ đem kiến thức ứng dụng thực tế một cách hiệu quả, họ sẽ là những mắt xích quan trọng, là tuyên truyền viên tiêu biểu ảnh hƣởng đến hành vi và cách cách ứng xử với bạn bè, cha mẹ và những ngƣời thân xung quanh họ, để họ cũng dần sẽ thành những tấm gƣơng nhân cách tốt đẹp cho mọi ngƣời trong xã hội.

2.2.4. Tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội.

Trong vấn đề giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng cần có sự vào cuộc của toàn xã hội mới tạo nên hiệu quả cao nhất và đồng bộ nhất cho việc hình thành những giá trị xã hội tốt đẹp cho học sinh trung học phổ thông. Trƣớc đó đã nói đến công tác trong nhà trƣờng còn đối với các tổ chức chính trị xã hội thì đơn vị gần gũi nhất với học sinh chính là các liên chi đoàn, chi đoàn mà học sinh đó trực thuộc. Vì vậy, cần tăng cƣờng và nâng cao công tác hoạt động Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để giúp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục KNS cho học sinh THPT ở Hà Nội hiện nay.

Trong các trƣờng trung học phổ thông, vai trò giáo dục KNS cho học sinh của tổ chức Đoàn đóng vai trò đắc lực. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Đoàn cần tăng cƣờng phát động các phong trào vừa có ý nghĩa giáo dục vừa tạo cơ hội để học sinh khẳng định bản thân. Các phong trào ở trƣờng học thu hút học sinh tham gia nhƣ học sinh với nếp sống văn minh thanh lịch, học

78

sinh với việc giữ gìn vệ sinh trƣờng lớp, học sinh xây dựng quỹ hỗ trợ bạn nghèo, học sinh với công tác chống gian lận trong thi cử,… có sức mạnh giáo dục to lớn. Đoàn trƣờng cũng có thể phối hợp với tổ chức đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực tại các đơn phƣơng nơi trƣờng học đóng trụ sở với các hoạt động thiện nguyện nhƣ: chia sẻ với các gia đình khó khăn, yếu thế, khuyến khích học sinh chia sẻ kiến thức, hoạt động giao lƣu văn hóa văn nghệ tới các bạn nhỏ nghèo, khuyết tật,... Hệ thống tổ chức Đoàn thanh niên tại các trƣờng cũng cần tạo các sân chơi trí tuệ, sân chơi thể dục thể thao, văn nghệ hấp dẫn, bổ ích nhằm lôi cuốn các em tham gia nhƣ tạo sân chơi về âm nhạc, văn hóa đọc, văn hóa mạng hoặc các diễn đàn trao đổi giữa đoàn viên với các nhà chính trị, các nhà văn hóa, nhà lịch sử, nhạc sĩ, doanh nhân, luật sƣ,… để đoàn viên đƣợc bày tỏ những quan điểm của mình và trên cơ sở đó các chuyên gia phân tích, định hƣớng giá trị đúng đắn cho các em. Đoàn trƣờng luôn theo sát những diễn biến tâm lý và tâm tƣ, nguyện vọng của đoàn viên để có những tác động kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay với sự đan xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực trong các quan hệ xã hội, sự mở rộng của toàn cầu hóa và kinh tế thị trƣờng, sự phát triển của công nghệ thông tin vừa tạo cơ hội cho cá nhân khai thác, sử dụng thành tựu của nhân loại vừa đem đến những thách thức to lớn trong công tác giáo dục, xây dựng con ngƣời về tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống. Trong đời sống nhộn nhịp của cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều cạm bẫy, sẵn sang xô đẩy các em xuống những vực thẳm hoặc cuốn các em đi theo những con đƣờng lầm lạc. Đặc điểm thời đại này đòi hỏi hoạt động Đoàn phải đủ mạnh để cuốn hút các đoàn viên tham gia các hoạt động xã hội, giáo dục cho các em biết sống theo những giá trị đích thực của cuộc sống.

Trong quá trình giáo dục KNS, Đoàn thanh niên các trƣờng học cần kết hợp với nhà trƣờng, bộ phận phụ trách giáo dục KNS, giáo viên chủ nhiệm,

79

chính quyền địa phƣơng và các tổ chức xã hội bên ngoài nhà trƣờng nhằm tạo

Một phần của tài liệu Vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với sự hình thành nhân cách học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)