Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, bác ái

Một phần của tài liệu Vai trò của ủy ban đoàn kết công giáo việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay (Trang 44 - 46)

Phát huy tinh thần tương thân tương ái, sống đạo tình thương, thực hành nội dung giáo huấn, công tác từ thiện luôn là điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước của người Công giáo. Giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là những vấn đề xã hội mang tầm quốc tế, cần sự chung tay giải quyết của toàn thể cộng đồng. Thời gian qua, các quốc gia, trong đó có

4 Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo lần thứ IV, giai đoạn 2010 -2015.

44

Việt Nam, đã rất nỗ lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, kêu gọi, khuyến khích, tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, trong đó có các tổ chức tôn giáo, thực hiện các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ người nghèo khổ, bất hạnh. Các linh mục, tu sĩ, giáo dân rất tích cực tham gia các hoạt động này.

Hiện nay, 20% dân số thế giới và 14,8% dân số Việt Nam đang phải sống trong nghèo đói. Khoảng 850 triệu người trên thế giới và gần 1,7 triệu dân Việt Nam mù chữ. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (0,22%) trong tổng số 5,4 triệu người khuyết tật tại Việt Nam được sống trong các trại bảo trợ xã hội của Nhà nước. Năm 2009, có 1.786 người Việt Nam chết và bị thương do thiên tai. Ngoài ra, còn nhiều người dân sống bất hạnh do bệnh tật, mồ côi, không

nơi nương tựa,… [37,153].

Hoạt động từ thiện xã hội của Công giáo ở nước ta đã trở thành một trong những lẽ sống và ngày càng được tổ chức mang tính chuyên nghiệp, với quy mô lớn và đạt được nhiều hiệu quả. Công giáo có một hệ thống tổ chức từ thiện xã hội chặt chẽ, từ cấp quốc tế đến từng giáo phận, giáo xứ. Với quan điểm, hành động từ thiện bác ái sẽ loan báo Tin Mừng đến những người nghèo khổ để mở mang Nước Chúa, cho nên giáo dân rất tích cực làm từ thiện. Ngoài ra, trên cơ sở nền tảng kinh thánh và thần học đề cao lòng bác ái, Công giáo rất chú trọng đến với mong muốn góp phần xây dựng một xã hội công bằng, trong đó quyền lợi và nhu cầu của người nghèo được tôn trọng và đáp ứng một cách xứng đáng. Giáo hội Công giáo xác định, hoạt động bác ái chính là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của Giáo hội. Tuy chỉ chiếm chưa đến 10% tổng số dân cả nước, nhưng người Công giáo Việt Nam trong xu thế “đồng hành cùng dân tộc”, sống “tốt đời đẹp đạo” và tinh thần thương yêu tha nhân như chính mình, đã có những đóng góp không nhỏ cho công tác từ thiện xã hội.

45

Công tác từ thiện của Công giáo được tiến hành dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, mang lại hiệu quả thiết thực cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Hàng loạt các hoạt động đã được thực hiện nhằm trợ giúp cho nhóm đối tượng cần giúp đỡ như mở trường lớp tình thương, trợ cấp học bổng, tiếp sức mùa thi, khám chữa bệnh cho người nghèo, cứu trợ nạn nhân thiên tai, chăm sóc bệnh nhân AIDS, phong, nuôi dưỡng người già cô đơn, trẻ em khuyết tật, tặng quà và hỗ trợ vốn làm ăn cho người nghèo… Các hoạt động nhân ái này không chỉ góp phần tự củng cố đức tin cho người Công giáo, mà còn đem đến cho họ sự trân trọng và tình cảm yêu thương của toàn dân tộc, giúp xoá đi những mặc cảm và định kiến trong quá khứ giữa những người cộng sản và người Công giáo. UBĐKCG các cấp đã tích cực động viên giáo dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động từ thiện, bác ái xã hội.

Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động từ thiện xã hội của đạo Công giáo ở một số địa phương còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. Lợi dụng chính sách tôn giáo cởi mở, thông thoáng và sự khuyến khích các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài đã thông qua các tổ chức tôn giáo phi chính phủ (NGO) để móc nối, cấu kết với các đối tượng xấu trong nước nhằm chống phá chế độ và truyền đạo trái pháp luật. Làm cho hoạt động từ thiện của người Công giáo vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập, hiệu quả chưa cao, có lúc có nơi không tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước… Đây cũng là một vấn đề đặt ra cho UBĐKCGVN để hoạt động nhân đạo từ thiện thực sự ý nghĩa và thể hiện được tinh thần đức Chúa.

Một phần của tài liệu Vai trò của ủy ban đoàn kết công giáo việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)