UBĐKCGVN thực hiện vai trò đoàn kết người Công giáo xây

Một phần của tài liệu Vai trò của ủy ban đoàn kết công giáo việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay (Trang 36 - 41)

2.1.2. UBĐKCGVN thực hiện vai trò đoàn kết người Công giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân khối đại đoàn kết toàn dân

Được hình thành trong bối cảnh xã hội Việt Nam phải trải qua liên tiếp hai cuộc kháng chiến gian khổ, phát triển cùng những biến đổi không ngừng

36

của bối cảnh trong nước và quốc tế, UBĐKCGVN đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc liên lạc, đoàn kết người Công giáo tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Ủy ban khẳng định sứ vụ của mình là hòa giải và đoàn kết mọi người thiện chí, đấu tranh cho công lý và hòa bình, nỗ lực phát triển con người và xã hội. Những người tham gia vào Ủy ban xác định trách nhiệm “làm như là men, là muối, để cố gắng bảo vệ môi trường sống của mình khỏi những ô nhiễm tinh thần, làm dấy lên men yêu thương và đoàn kết dân tộc” [12,7].

Quá trình truyền giáo phát triển, Công giáo ở Việt Nam (đặc biệt là từ thời cận đại) bị đế quốc thực dân lợi dụng vào âm mưu xâm lược nước ta. Âm mưu của kẻ địch rất thâm độc, tinh vi, đa dạng. Không ít thủ đoạn núp dưới danh nghĩa bảo vệ đạo để lừa phỉnh, lôi kéo một bộ phận giáo dân còn non yếu về nhận thức chính trị để chống phá cách mạng. Một trong những âm mưu thâm độc đó là chia rẽ trong nội bộ đồng bào Công giáo và chia rẽ giữa đồng bào Công giáo với đồng bào lương nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Lịch sử đã cho thấy, tín đồ tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng lòng tin, tình yêu với Thiên chúa để nhằm mục đích chuộc lợi, phá hoại khối đại đoàn kết. Tình yêu, sự kính trọng với Chúa, với các thánh thần bị lợi dụng vào những mục đích cá nhân, bị đánh tráo, làm cho sai lệch, mù quáng. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Ủy ban suốt quá trình hoạt động vừa qua được đặt ra là kiên quyết đấu tranh, vạch trần những âm mưu lợi dụng tôn giáo, chia rẽ của kẻ địch; tập hợp đông đảo đồng bào Công giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết đồng bào Công giáo, đoàn kết đồng bào trong đạo và ngoài đời, phát huy sức mạnh của giới Công giáo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

37

Mục đích đoàn kết rộng rãi người Công giáo Việt Nam của Ủy ban được ghi trong Điều lệ của các kỳ đại hội. Việc tập hợp, đoàn kết rộng rãi người Công giáo được thực hiện qua các cuộc vận động và những việc làm thiết thực, cụ thể. Trước hết, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBĐKCGVN tham gia tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo. Những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc đường lối tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, những việc làm vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam đặc biệt là những hành động làm phương hại đến đoàn kết lương giáo đều bị đấu tranh phê phán, đẩy lùi.

Các phong trào được Ủy ban triển khai đến từng địa phương đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Dưới sự chỉ đạo của UBĐKCGVN, các phong trào và cuộc vận động yêu nước càng ngày càng cụ thể hơn, sát thực hơn.

Công tác đền ơn, đáp nghĩa được giới Công giáo tích cực tham gia với cả tấm lòng ghi nhớ công lao đóng góp của các bậc anh hùng, liệt sĩ, người có công trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc. Người Công giáo tham gia phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, nhận nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, nhận đỡ đầu con em liệt sĩ.

Giáo dân Công giáo thường sống theo làng, xứ, họ đạo, được cố kết bởi sợi dây tâm linh của người đồng đạo, chung một nhà thờ, chung một Thánh quan thầy… nên đồng bào Công giáo dễ dàng gắn bó, đoàn kết với nhau. Người Công giáo đoàn kết với nhau trên cơ sở sự kết hợp giữa luật đời và phép đạo.

38

Hiện nay, việc đầu tư cho học tập được nhiều gia đình quan tâm và Giáo hội hỗ trợ, khuyến khích cho con em giáo dân. Cùng với đó, nhiều giáo xứ, họ đạo có đời sống kinh tế phát triển tương đối nhanh. Trong giáo dân xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến về làm kinh tế giỏi. Vì lý do đó, đời sống nâng lên, trình độ dân trí cũng phát triển hơn. Lễ hội hàng năm của các giáo xứ, họ đạo Công giáo diễn ra sôi nổi và cũng là cơ sở rất quan trọng của tình đoàn kết, đồng thuận nội bộ cộng đồng.

Quan hệ giữa người Công giáo với người ngoài Công giáo giờ đây không còn những khoảng cách, bất đồng. Không ít khu dân cư có đồng bào Công giáo sống tập trung hoặc xen kẽ nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, bà con đoàn kết một lòng hăng hái tham gia các phong trào, các cuộc vận động đã trở thành các khu dân cư tự quản tốt, khu dân cư văn hóa tiên tiến xuất sắc nhiều năm liền. Quan hệ của Giáo hội Công giáo với những tôn giáo khác đã được cải thiện đáng kể với hi vọng tình đoàn kết giữa các giáo hội ngày càng tốt đẹp để cùng nhau phục vụ hạnh phúc của đồng bào.

Việc tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội được giáo hội quan tâm nhiều nhất. Thông qua hoạt động này vừa để góp phần nâng cao uy tín các tổ chức Công giáo, vừa là đóng góp quý giá để giảm thiểu gánh nặng cho Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của nước nhà. Với tấm lòng bao dung, nhân hậu, cũng là thực hiện lời răn của Chúa phải biết chia sẻ, đồng cảm, nhiều hộ gia đình và cá nhân người Công giáo đã sẵn sàng tạo công ăn việc làm, san sẻ ruộng vườn, cho vay vốn, hỗ trợ kinh nghiệm sản xuất cho bà con trong vùng, trong cộng đồng dân cư, bất kể người đó theo hay không theo tôn giáo nào. Chính ở nơi đây, bằng những việc làm cụ thể, hơn ai hết người Công giáo càng thấm thía ý nghĩa của tình yêu thương đoàn kết, nhường cơm xẻ áo để ai cũng được hưởng hạnh phúc, ấm no. Từ phần xác

39

được ấm no, hạnh phúc làm cho phần hồn cũng thong dong, hướng thiện, lòng nhân ái được rộng mở. Như một quy luật tất yếu “yêu người để người yêu”, bà con “ngoan đạo” bất kể là ai cũng đều nhìn nhận lại bà con Công giáo với sự tôn trọng, trong ánh mắt tin yêu, hòa đồng.

Ủy ban đã thực hiện trách nhiệm hài hòa vấn đề tôn giáo và chính trị, giúp chúng có mối liên kết với nhau nhưng vẫn đảm bảo quyền tự do hoạt động theo pháp luật của nhà nước. Có không ít quốc gia đã vướng phải những mâu thuẫn trong vấn đề này. Như vậy đủ để thấy được ý nghĩa và giá trị to lớn của chính sách đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào không theo tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo, trong đó đồng bào theo đạo Công giáo ở nước ta trong một khối đại đoàn kết chung thống nhất. Đó chính là một trong những cơ sở đảm bảo cho sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nước.

Nhờ có sự ổn định về chính trị - xã hội mà bà con theo Công giáo có thể tự do cùng nhau làm ăn sinh sống, cùng nhau đoàn kết với bà con trong và ngoài tôn giáo. Nhà nước Trung ương và bộ máy chính quyền ở các địa phương Việt Nam công nhận và bảo hộ cho các hoạt động của đạo Công giáo theo pháp luật, hành đạo gắn bó với dân tộc, với nhân dân; tập hợp đông đảo bà con Công giáo đoàn kết lẫn nhau và đoàn kết với người theo hoặc không theo các tôn giáo khác xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Song song, Đảng và Nhà nước ta cũng công khai thể hiện quan điểm kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động, bọn người xấu lợi dụng đạo Công giáo để chống lại chế độ, chia rẽ phân hóa trong nội bộ đồng bào Công giáo, giữa đồng bào Công giáo với đồng bào theo hoặc không theo tôn giáo khác để phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc.

40

Đại đa số đồng bào Công giáo sống trên đất nước Việt Nam đều ý thức đoàn kết toàn dân là sự nghiệp của tất cả mọi người, của cả hệ thống chính trị. Ở địa phương nào cũng dấy lên phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo. Nhiều lo âu, mặc cảm về sự “không cùng đức tin” nhằm chia rẽ đoàn kết do kẻ xấu tuyên truyền trong đồng bào Công giáo cũng dần dần được gỡ bỏ để thay vào đó bằng sự cởi mở, đoàn kết chân thành. Đồng bào Công giáo ở bất kỳ nơi đâu trên đất nước Việt Nam, không kể thành thị hay nông thôn, miền đồng bằng ven biển hay vùng núi cao, hải đảo đều đồng hành, đều hòa mình yêu thương lẫn nhau; yêu Tổ quốc, yêu quê hương; cùng sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; cùng hướng tới mục tiêu chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội để đất nước không chỉ theo lẽ tự nhiên do cùng chung cội nguồn dân tộc, cùng sinh ra trong “một bọc” mà còn như một đòi hỏi của Phúc âm “kính Chúa yêu người”. Cách nghĩ, cách làm như vậy đã giúp cho đồng bào Công giáo ngày càng có vị trí xứng đáng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong khối đại đoàn kết chung thống nhất.

Các phong trào đoàn kết của Ủy ban đưa ra đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của Mặt trận Trung ương, Hội đồng Giám mục Việt Nam và sự hưởng ứng và tham gia tích cực của đồng bào Công giáo. Trải qua thời gian, giáo dân nói riêng càng nhận thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình với Tổ quốc, đồng bào nói chung cũng nhìn nhận những người có đạo đầy thiện cảm và gắn kết.

Một phần của tài liệu Vai trò của ủy ban đoàn kết công giáo việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay (Trang 36 - 41)