Các Bƣớc Thực Hiện Phân Tích Định Lƣợng

Một phần của tài liệu Phân tích định lượng tác động của các kênh truyền dẫn tiền tệ lên tổng sản lượng và mức giá tại Việt Nam sử dụng mô hình tự hồi quy Vector Var (Trang 41 - 42)

5. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1.Các Bƣớc Thực Hiện Phân Tích Định Lƣợng

Trƣớc hết tác giả sẽ kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp VAR tiêu chuẩn chỉ áp dụng đƣợc cho các chuỗi dừng. Nếu dữ liệu của biến nào là không dừng, thì sẽ tiến hành lấy sai phân bậc I và kiểm định tính dừng của chuỗi sai phân.

Tiếp đến tác giả sẽ tiến hành Tự hồi quy vector cho các biến đã chọn. Sữ dụng các hàm phản ứng xung (impulse response function), kiểm định nhân quả Ganger, và phản ứng phân rã phƣơng sai (variance decomposition) để phân tích tác động của các cú sốc lên sản lƣợng thực và lạm phát.

Với phƣơng pháp VAR, việc lựa chọn độ trễ là điều quan trọng. Do đó, tác giả cũng sẽ sử dụng các tiêu chuẩn thống kê nhƣ LR (Likelihood-Ratio test), FPE (Final Prediction Error), AIC (Akaike‟s Information Criterion), SBIC (Schwarz‟s Bayesian Information Criterion) và HQIC (Hannan and Quinn Information Criterion) để tìm kiếm độ trễ tối ƣu cho các biến của mô hình. Thông qua đó, tác giả cũng sẽ xác định đƣợc khoảng thời gian để một kênh truyền dẫn phát huy tác dụng mình.

Tác giả sẽ lần lƣợt thực hiện các bƣớc trên đối với 3 mô hình. Đầu tiên tác giả sẽ ƣớc lƣợng mô hình VAR cơ bản với các biến nội sinh là (y, cpi, m2) và các biến

ngoại sinh là (c, oil, rice, ffr) trong đó c là biến chặn của mô hình. Thứ tự của các biến đƣợc sắp xếp dựa vào giả định rằng một cú sốc trong cung tiền sẽ truyền dẫn tới mức giá và sản lƣợng thực. Các biến oil, rice, ffr đƣợc bao hàm trong mô hình để đánh giá việc kiểm soát các cú sốc từ bên ngoài, trong việc xem xét độ mở của nền kinh tế Việt Nam và việc sử dụng cặp tỷ giá USD/VND nhƣ một neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ về tỷ giá. Tác giả sử dụng cung tiền m2 nhƣ một dẫn xuất của cú sốc tiền tệ bởi vì tỷ lệ tăng trƣởng M2 đƣợc xem nhƣ là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc ra quyết định và điều hành Chính sách tiền tệ (SBV, 2003).

Sau khi ƣớc lƣợng mô hình VAR cơ bản nhƣ trên, tác giả sẽ lần lƣợt đƣa các biến tỷ giá (ex), và lãi suất (ir) vào mô hình với thứ tự các biến nội sinh là (y, cpi, ex, m2) và (y, cpi, ir, m2) nhằm đánh giá tách biệt vai trò riêng rẽ của các chỉ tiêu tỷ giá và lãi suất trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ. Tác giả không phân tích cơ chế truyền dẫn của kênh giá tài sản do thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chỉ mới hình thành từ năm 2000 và chỉ số thị trƣờng VNINDEX chƣa có cơ sở vững chắc để đại diện cho bức tranh của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 – 2011.

Một phần của tài liệu Phân tích định lượng tác động của các kênh truyền dẫn tiền tệ lên tổng sản lượng và mức giá tại Việt Nam sử dụng mô hình tự hồi quy Vector Var (Trang 41 - 42)