Lạm phát và chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích định lượng tác động của các kênh truyền dẫn tiền tệ lên tổng sản lượng và mức giá tại Việt Nam sử dụng mô hình tự hồi quy Vector Var (Trang 26 - 37)

3. KHUÔN KHỔ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ & NHỮNG NGUYÊN NHÂN TẠO RA

3.2.2.Lạm phát và chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Theo IMF, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2006 - 2010 là 11,5%, đứng thứ 24 trên thế giới. Nếu xét trong khu vực, ngoại trừ năm 2009, từ năm 2007 - 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn các nƣớc trong khu vực. Năm 2010, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam cao gấp 1,5 lần so với tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ, so với Trung Quốc cao hơn 3 lần và so với Thái Lan cao đến 8 lần.

Có thể thấy, lạm phát là vấn đề dai dẳng và tác động lớn, làm bào mòn những thành quả của tăng trƣởng kinh đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc tìm hiểu nguyên nhân

cốt lõi của lạm phát nhằm đƣa ra những giải pháp xử lý đúng đắn, hiệu quả, sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô.

Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về lạm phát tại Việt Nam để tìm ra nguyên nhân lạm phát gia tăng trong thời gian qua. Từ các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, một cách tổng quát có thể phân ra làm bốn nhóm nguyên nhân khác nhau:

 Thứ nhất : do ảnh hƣởng của giá hàng hóa thế giới;

 Thứ hai : do hiệu quả đầu tƣ không cao

 Thứ ba : do chính sách tiền tệ mở rộng của Việt Nam

 Thứ tƣ : do lạm phát kỳ vọng Việt Nam cao

Hai nguyên nhân đầu tiên đƣợc xem là nguyên nhân lạm phát chi phí đẩy. Nguyên

nhân thứ ba là từ phía tổng cầuđặc trƣng bởi kênh truyền dẫn cung tiền của chính sách tiền tệ. Nguyên nhân thứ tƣ đƣợc ghi nhận trong một vài nghiên cứu gần đây và cũng đang đƣợc kiểm chứng. Đây là cũng đƣợc xem là nguyên nhân định tính quan trọng tác động mạnh đến tình hình lạm phát tại Việt Nam trong thời gian quan.

Hình 6: Lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1996 – 2011

(Nguồn: Datamonitor) -5 0 5 10 15 20 25 Lạm Phát Việt Nam 1996 - 2011

Nguyên nhân từ chi phí đẩy

Kể từ sau khi thực hiện chính sách Đổi Mới năm 1986, độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng lên. Đặc biệt, năm 2005 Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Liên tục những năm gần đây, những con số thống kê đã cho thấy bằng chứng về độ mở lớn của Việt Nam với tỷ trọng XNK/GDP đạt 160% GDP, tỷ lệ nhập khẩu/GDP cao ở mức trên 80%. Cùng với đó, Việt Nam thuộc vào nhóm các nền kinh tế có mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu lớn nhất khu vực, cơ cấu chi phí sản xuất có tỷ trọng lớn các đầu vào sản xuất phải nhập khẩu. Do đó, tác động của mặt bằng giá thế giới tới giá cả hàng hóa trong nƣớc là điều không tránh khỏi. Giai đoạn 2006 - 2011, chỉ số hàng hóa thế giới chung tăng 132%, giá năng lƣợng tăng 90,9%, giá lƣơng thực tăng 151,2%; với độ mở cửa nền kinh tế lớn và tỷ lệ nhập khẩu/GDP cao, những biến động về giá thế giới sẽ tác động tới nền kinh tế nƣớc ta trên diện rộng hơn so với các nƣớc. Giá trên thị trƣờng quốc tế tăng tác động đến giá cả trong nƣớc qua hàng hóa nhập khẩu, đồng thời cũng ảnh hƣởng đến giá cả những loại hàng hóa vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ trong nƣớc, đặc biệt là hàng hóa nông sản, đã góp phần làm tăng mặt bằng giá chung trong nƣớc. Nếu vào những năm 2001 đến đầu 2004, giá dầu thô trên thị trƣờng thế giới dao động khá ổn định dƣới mức 35$/thùng thì cũng trùng khớp với giai đoạn lạm phát thấp và ổn định của Việt Nam quanh mốc 4%/năm; giai đoạn đỉnh điểm của giá dầu (tính theo mức giá trung bình) vào năm 2008 cũng là giai đoạn lạm phát tại Việt Nam đạt mức cao nhất; sau đó giai đoạn giá dầu thế giới đi xuống cũng trùng khớp với mức đi xuống của lạm phát Việt Nam. Biểu đồ diễn biến giá dầu thế giới đi cùng nhịp với biểu đồ thể hiện lạm phát ở Việt Nam.

Hình 7: Diễn biến giá dầu thế giới từ 1995 – 2011

(Nguồn: Datamonitor)

Bên cạnh nguyên nhân về giá hàng hóa thế giới tăng, thì cơ cấu bên trong của nền kinh tế cũng tác động làm tăng chi phí sản xuất, cụ thể qua các yếu tố sau:

Chi phí sản xuất của nền kinh tế cao. Chi phí năng lƣợng tính cho một đơn vị GDP, mặc dù đã giảm xuống từ năm 2006 đến 2010, nhƣng vẫn tƣơng đối cao so với các nƣớc trong khu vực. Theo thống kê của WB, chi phí năng lƣợng để tạo ra 01đô la Mỹ GDP của Việt Nam giảm từ 0,119 wat năm 2006 xuống 0,065 wat năm 2010, trong khi đó, Trung Quốc giảm từ 0,064 wat xuống 0,041wat, Ấn Độ giảm từ 0,046 wat xuống 0,029 wat, Thái Lan giảm từ 0,027 xuống 0,023. Chi phí vận chuyển cao do kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông còn chƣa phát triển. Theo thống kê của WB, chất lƣợng cơ sở hạ tầng của Việt Nam xếp thứ 66, trong khi đó Trung Quốc xếp thứ 27, Ấn Độ 47, Thái Lan 36. Tiền lƣơng tối thiểu đƣợc điều chỉnh tăng trong mấy năm qua phần nào trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất, qua đó ảnh hƣởng đến CPI.

Tăng trƣởng kinh tế chủ yếu dựa trên mở rộng đầu tƣ, sử dụng nhiều vốn, trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ thấp. Chỉ số ICOR năm 2008: 6,3; năm 2009: 7,16; năm 2010: 5,61; cao hơn nhiều so với mức 3-4 của các nƣớc trong khu vực. Nguyên

0 20 40 60 80 100 120 1995 2000 2005 2010 2015

nhân của tình hình trên, là do cơ cấu đầu tƣ đang có xu hƣớng chuyển dịch và tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp các loại dịch vụ thƣơng mại, khách sạn, bất động sản… đây không phải là những ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh và có độ lan tỏa cao. Trong khi đó, các ngành công nghệ cao có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại lại không đáng kể.

Hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc kém hiệu quả (trong khi tăng trƣởng kinh tế chủ yếu dựa vào khu vực này), làm cho chi phí sản xuất, giá thành và giá vốn tăng cao. Qua báo cáo, chỉ tiêu lợi nhuận trƣớc thuế trên vốn chủ sở hữu của 81 tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc năm 2010 chỉ đạt khoảng 14,2%, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng hiện nay. Những hạn chế trong công tác quản lý của khu vực này thể hiện: chƣa minh bạch hóa hoạt động và công khai thông tin; chủ sở hữu nhà nƣớc chƣa thực sự trở thành một nhà đấu tƣ; chƣa chuyên nghiệp theo kinh tế thị trƣờng; công tác giám sát còn thiếu tách bạch giữa quản lý và điều hành, giữa chủ thể giám sát và đối tƣợng giám sát.

Giai đoạn ICOR

1991 - 1995 3.5 1996 - 2000 4.8 2001 - 2003 5.34 2004 - 2006 5.04 2007 - 2008 6.15 2009 - 2010 8.3

Bảng 1: ICOR Việt Nam qua các giai đoạn

(Nguồn : GSO)

Việc đầu tƣ tràn lan, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, dẫn đến hiệu quả đầu tƣ không cao và tạo gánh nặng về vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc triển khai cùng một lúc nhiều chƣơng trình tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc và tín dụng chính sách với lãi suất ƣu đãi, trong khi hiệu quả đầu tƣ thấp cũng làm tăng thêm chi phí vốn cho nền kinh tế.

Đồng Việt Nam mất giá so với USD trong nhiều năm qua cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa trong nƣớc, tác động đáng kể đến lạm phát. Với cơ cấu xuất nhập khẩu đặc trƣng của Việt Nam, trong đó xuất khẩu phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài và với tỷ trọng nhập khẩu/GDP cao thì việc đồng Việt Nam mất giá sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến mức giá cả trong nƣớc.

Nguyên nhân từ phía tổng cầu

Việc nới lỏng cung tiền và tăng trưởng tín dụng trong một thời gian dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao ở nước ta.

Tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam khá cao so với các nƣớc trong khu vực. Trong giai đoạn 2000 - 2010, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam đạt mức 31,4%, trong khi đó của Trung Quốc là 17,8%, Inđônêxia 13%, Malaysia 8,7%, Thái Lan 6,2%. Do cung tiền tăng nhanh nên tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Nếu nhƣ năm 2000 tỷ lệ này ở mức dƣới 60%, thì đến cuối năm 2010 đã lên đến trên 130%. Trong giai đoạn 2007-2010, M2 của Việt Nam đã tăng 2 lần, trong khi đó, GDP danh nghĩa tăng 1,73 lần và GDP thực tế tăng 1,20 lần. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Việt Nam cũng luôn ở mức cao so với các nƣớc trong khu vực. Trong giai đoạn 2007 - 2010, tín dụng bình quân tăng 30,6%/năm. Hệ số dƣ nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã tăng từ 40% năm 2000, lên mức 116,14% năm 2010 (gần 3 lần). Ở Trung Quốc, hệ số này tăng 1,23 lần, Thái Lan và Malaysia hầu nhƣ không tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 8: Tốc độ tăng trưởng cung tiền của các nước so với Việt Nam

(Nguồn: ADB)

Chính việc tăng trƣởng tín dụng nhanh là nguyên nhân dẫn đến M2 tăng cao. Mặc dù tăng trƣởng tín dụng đã giúp tăng mức đầu tƣ trên GDP từ 29,8% trung bình giai đoạn 1991 - 2000, lên 40,7% trung bình giai đoạn 2001 - 2010, nhƣng không phải toàn bộ lƣợng tín dụng tăng lên này đƣợc đƣa vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.

So sánh giữa tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng cung tiền của các nƣớc trong khu vực cho thấy, lạm phát có xu hƣớng tăng khi tốc độ tăng cung tiền tăng. Do đó, có thể nói rằng, cung tiền tăng nhanh là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao của Việt Nam trong một thập kỷ qua

Năm/Quốc Gia Thái Lan Việt Nam Ấn Độ Philippines Trung Quốc

2001 4.2 25.5 14.1 6.9 17.6 2002 2.6 17.6 14.7 9.6 16.9 2003 4.9 24.9 16.7 4.2 19.6 2004 5.8 29.5 12.1 10 14 2005 6.1 29.7 17 9.8 16.5 2006 8.2 33.6 21.7 22.1 16.7 2007 6.3 46.1 21.4 10.7 16.7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thái Lan Việt Nam Ấn Độ Philippines Trung Quốc

2008 9.2 20.3 19.3 15.4 17.8

2009 6.8 29 16.8 7.7 27.6

2010 10.9 33.3 15.9 10.7 19.7

Trung bình 6.5 28.95 16.97 10.71 18.31

Bảng 2: Tăng trưởng cung tiền của Việt Nam so với các nước trong khu vực(%)

(Nguồn: ADB)

Bội chi ngân sách của Việt Nam từ năm 2006 đến nay luôn ở mức cao trên 5% GDP (trừ năm 2008 đạt 4,6%), đã gây áp lực rất lớn lên lạm phát. Trong tổng chi ngân sách, tỷ trọng chi cho đầu tƣ, chi cho lĩnh vực xã hội luôn ở mức khá cao, nhất là chi cho đầu tƣ công. Đặc biệt trong giai đoạn 2009 - 2010, nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế do ảnh hƣởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, đầu tƣ công tăng rất cao, gây sức ép làm tăng tổng cầu.

Để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ đã phải huy động nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu Kho bạc và vay nợ quốc tế thậm chí là tăng thuế. Việc phát hành trái phiếu, tín phiếu này sẽ không tác động làm thay đổi M2 nếu đƣợc bán cho công chúng (hộ gia đình và doanh nghiệp). Nhƣng thực tế số trái phiếu này hầu hết bán cho tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng sử dụng để chiết khấu hoặc bán cho Ngân hàng Nhà nƣớc qua nghiệp vụ thị trƣờng mở, theo đó đã trở thành một nhân tố làm tăng M2.

Tình trạng phát triển quá nóng của thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng chứng khoán, tình trạng đô la hóa, vàng hóa nghiêm trọng, đã khiến cho một lƣợng vốn lớn của xã hội không đƣợc đầu tƣ trực tiếp cho sản xuất hàng hóa để cân đối với với nguồn tiền; đồng thời gây ra những cơn sốt giá và lan tỏa sang giá các mặt hàng khác, cũng góp phần làm tăng lạm phát.

Chính phủ điều chỉnh tăng lƣơng tối thiểu, làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và lạm phát kỳ vọng: Tiền lƣơng liên tục đƣợc điều chỉnh trong những năm qua nhằm bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho ngƣời lao động, cán bộ, công chức và các

đối tƣợng hƣởng lƣơng ngân sách trong bối cảnh lạm phát cao. Bình quân giai đoạn 2006 - 2010, mức lƣơng danh nghĩa của cán bộ, công chức tăng bình quân 16,18%/năm, làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giá thành…; đồng thời làm tăng thu nhập và thu nhập kỳ vọng, tiêu dùng tăng. Do đó, mặc dù điều chỉnh lƣơng thƣờng diễn ra theo sau lạm phát, nhƣng cũng có tác động đến chỉ số giá CPI và mặt bằng giá ở kỳ tiếp theo.

Yếu tố tâm lý hay nguyên nhân từ kỳ vọng

Yếu tố tâm lý tác động đến giá cả, lạm phát ở nƣớc ta mạnh hơn các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Đây là nguyên nhân có tính lịch sử, do nƣớc ta đã từng rơi vào tình trạng siêu lạm phát.

Trong báo cáo nhan đề “Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: Phát hiện mới từ những bằng chứng mới”, các tiến sĩ kinh tế Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành thuộc VEPR cho biết lạm phát ở Việt Nam có những nét “đặc thù”, một trong số đó là kỳ vọng lạm phát của ngƣời dân rất cao. Theo báo cáo này, ngƣời dân Việt Nam có khuynh hƣớng lƣu giữ ấn tƣợng về lạm phát trong quá khứ, đồng thời có kỳ vọng nhạy cảm về lạm phát trong tƣơng lai. Đây là hai yếu tố đồng thời chi phối mức lạm phát hiện tại. Điều này hàm ý rằng uy tín hay độ tinh cậy của Chính phủ trong các chính sách liên quan đến lạm phát có vai trò to lớn trong việc tác động tới mức lạm phát hiện thời. Ký ức hay ấn tƣợng về một giai đoạn lạm phát cao trong quá khứ thƣờng chỉ bắt đầu mờ nhạt dần sau khoảng 6 tháng có lạm phát thấp liên tục và ổn định. Điều này hàm ý rằng để chống lạm phát, Chính phủ trƣớc hết phải giữ đƣợc mức lạm phát thấp ít nhất trong vòng sáu tháng, qua đó dần lấy lại niềm tin của công chúng về một môi trƣờng giá cả ổn định hơn.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc Chính phủ phải kiên nhẫn trong quá trình chống lạm phát. Sáu tháng có thể đƣợc xem nhƣ giới hạn thấp nhất cho nỗ lực duy trì môi trƣờng lạm phát thấp của Chính phủ nhằm lấy lại niềm tin của công chúng, để công chúng cho rằng Chính phủ đang cam kết chống lạm phát một cách nghiêm túc, và do

đó là cam kết xây dựng một môi trƣờng vĩ mô ổn định. Sự kết hợp giữa ký ức dai dẳng về lạm phát trong quá khứ và sự nhạy cảm về kỳ vọng lạm phát trong tƣơng lai trong việc quyết định mức lạm phát ở hiện tại giải thích một thực tế ở Việt Nam là sẽ rất khó kiềm chế lạm phát khi lạm phát đã bắt đầu cao, nói cách khác, lạm phát rất nhạy cảm với các điều kiện có khả năng tác động đến kỳ vọng của công chúng. Do đó, trạng thái lạm phát thấp thực tế là một cân bằng không bền và rất dễ bị phá vỡ, trong khi tình trạng lạm phát cao có khuynh hƣớng tự tái tạo đối với trƣờng hợp của Việt Nam.

Khi kinh tế vĩ mô bất ổn, các mục tiêu kinh tế quan trọng không đạt đƣợc, phát sinh các biến cố lớn hoặc thông tin chính sách thiếu rõ ràng, thì sẽ làm gia tăng lạm phát kỳ vọng và trở thành lạm phát tâm lý, tức là stình trạng ngƣời dân phản ứng một cách thái quá trƣớc những biến động của thị trƣờng và qua đó đẩy lạm phát cao hơn

Một phần của tài liệu Phân tích định lượng tác động của các kênh truyền dẫn tiền tệ lên tổng sản lượng và mức giá tại Việt Nam sử dụng mô hình tự hồi quy Vector Var (Trang 26 - 37)