Tỷ lệ C/N của nguyên liệu nạp

Một phần của tài liệu khả năng sinh khí của rơm sau khi ủ nấm trong túi ủ biogas (Trang 32 - 33)

Trong quá trình ủ yếm khí cacbon và nitơ là nhân tố chính tham gia vào quá trình tạo sinh khối của vi khuẩn yếm khí. Mối quan hệ giữa hàm lượng cabon và nitơ được thể hiện thông qua vật chất hữu cơ đại diện cho tỷ lệ cacbon trên nitơ (C/N). Tỷ lệ C/N ảnh hưởng đến sự hoạt động của vi khuẩn yếm khí: C/N quá cao thì quá trình phân hủy xảy ra chậm, C/N quá thấp thì quá trình phân hủy bị ngừng trệ vì tích lũy nhiều amoniac là một độc tố đối với vi sinh vật ở nồng độ cao.

23

Kết quả phân tích C/N trong thí nghiệm của phân heo là 19,5, giá trị này thấp hơn rất nhiều so với giá trị trong nghiên cứu của Lê Hoàng Tới (2013) (35,66). Tuy nhiên, so với nghiên cứu của Trịnh Hoài Nam (2012), C/N của phân heo là (15,17) thì kết quả chênh lệch không cao. Kết quả thể hiện tại bảng 4.1 cho thấy phần trăm đạm của thí nghiệm cao hơn 1,67 lần so với nghiên cứu trước của Lê Hoàng Tới (2013) nên đạm là nguyên nhân làm cho tỷ lệ C/N trong phân heo của đề tài thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá phù hợp cho sự phân hủy yếm khí của vi sinh vật là từ 20 -

30 (Monnet, 2003).

Tỷ lệ C/N của rơm sau ủ nấm trong nghiên cứu là 28,57. Theo nhiều nghiên cứu trước đây, tỷ lệ C/N của rơm rạ tương đối cao khoảng 48 – 117 (Nguyễn Quang Khải, 2001). Tuy nhiên, tỷ lệ C/N của rơm sau ủ nấm đã giảm đi rất nhiều do lượng cacbon và nitơ được nấm sử dụng một phần trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Do đó, tỷ lệ này vẫn còn thích hợp cho sự phân hủy yếm khí là 20 – 30. Mặc khác, khi nguyên liệu có tỷ lệ C/N cao chỉ ra rằng vi khuẩn sinh khí methane sẽ tiêu thụ nitơ nhanh chóng gây ra thiếu đạm và kết quả là lượng khí sinh ra sẽ giảm (Monnet, 2003).

Một phần của tài liệu khả năng sinh khí của rơm sau khi ủ nấm trong túi ủ biogas (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)