Thí nghiệm 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh khí gây hiệu ứng nhà kính của một số loại thức ăn thô trong điều kiện in vitro (Trang 50 - 57)

Bảng 4.6 Thành phần dưỡng chất thức ăn dùng trong thí nghiệm 2 (%DM)

Thực liệu DM OM CP EE CF NFE NDF ADF Ash

Trichanthera 19,3 79,3 19,2 5,39 16,4 38,4 43,8 29,9 20,7

Cúc dại 14,9 81,9 10,0 5,63 21,0 45,3 42,6 41,2 18,1

Lá anh đào 23,0 86,3 11,7 7,47 13,1 54,1 30,1 20,7 13,7

Cỏ Voi 16,5 87,4 9,72 4,79 32,3 40,6 63,6 39,7 12,6

Cỏ Paspalum 18,3 90,4 5,59 3,21 34,2 47,4 65,4 40,3 9,63

DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, CF: xơ thô, NFE: chiết chất không đạm, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số.

Bảng 4.6 trình bày thành phần hóa học của các thực liệu dùng trong thí nghiệm 2. Lá anh đào có hàm lượng DM (23,0%) cao hơn hàm lượng DM của các thực liệu khác trong thí nghiệm và thấp nhất là cúc dại (14,9%). Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường (2011) là 29,8%. Kết quả DM của Trichanthera (19,3%) cao hơn nghiên cứu của Đào Tiến Đức (2008) là 15,1% và Nguyễn Văn Hớn (2009) là 14,7%. Hàm lượng OM của các thực liệu trong thí nghiệm tương đối cao, cao nhất là cỏ Paspalum (90,4%), thấp

nhất là Trichanthera là 79,3%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005) với hàm lượng OM của cỏ Paspalum là 85,3

Hàm lượng CP của Trichanthera (19,2%) cao hơn những thực liệu còn lại, thấp nhất là cỏ Paspalum (5,59%). Kết quả này thấp hơn kết quả phân tích hàm lượng CP của Nguyễn Văn Thu (2008) là 23,9% và cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhân (1996) là 18,2%. Hàm lượng protein thô của Lá anh đào là 11,7%, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường (2011) là 8,14% và thấp hơn kết quả báo cáo của Nguyễn Thị Hồng Nhân (2009) là 23,7%. Hàm lượng NDF của cỏ Paspalum (65,4%) cao hơn các thực liệu trong cùng thí nghiệm, kế tiếp là cỏ Voi (63,6%) và thấp nhất là lá anh đào (30,1%), Kết quả phân tích hàm lượng NDF của cỏ Paspalum này thấp hơn với kết quả nghiên cứu của Trương Ngọc Trưng (2005) là 68,7% và Danh Mô (2009) là 67,4%.

Nhìn chung, các thực liệu dùng trong thí nghiệm này đều là nguồn cung cấp xơ cho vi sinh vật dạ cỏ len men.

39

Bảng 4.7 Sự sinh khí theo thời gian của thí nghiệm 2

Thời điểm theo dõi Nghiệm thức

±SE P

CV PAS LAĐ TRI

12 giờ 5,88a 6,29a 9,87b 4,8c 4,43c 0,125 0,001 24 giờ 19,4a 21,1b 18,5c 14,8d 9,20e 0,173 0,001 36 giờ 31,1a 30,6a 24,7b 25,2b 13,4c 0,232 0,001 48 giờ 38,7a 37,1b 27,7c 29,0d 16,2e 0,107 0,001 60 giờ 43,6a 40,9b 29,9c 31,1d 17,6e 0,178 0,001 72 giờ 45,7a 43,0b 31,1c 31,9d 19,1e 0,149 0,001

CV, PAS, LAĐ, CĐ, TRI: các nghiệm thức trong thí nghiệm lần lượt là cỏ Voi, cỏ Paspalum, Lá anh đào, Cúc dại và Trichanther gigantea. Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 4.7 trình bày lượng khí gas sinh ra theo thời gian (12 – 72 giờ). Qua bảng 4.7 ta thấy lượng khí của các loại thức ăn thô theo thời gian khác biệt có ý nghĩa thống kê (<0,05). Tại thời điểm 12 giờ, Lá anh đào có lượng khí cao nhất là 9,87 ml, tiếp đến là cỏ Paspalum (6,29 ml) và thấp nhất là Trichanthera gigantea (4,43 ml). Có sự thay đổi về lượng khí sinh ở thời điểm 24 giờ, cao

nhất là cỏ Paspalum (21,1 ml), tiếp đến là cỏ Voi (19,4 ml) và thấp nhất là Trichanthera (9,20 ml). Lượng khí gas tại thời điểm 48 giờ, cao nhất là cỏ Voi

(38,7 ml), cỏ Paspalum (37,1 ml) và thấp nhất là Trichanthera (16,2 ml). Ở thời điểm 72 giờ, lượng khí của cỏ Voi đạt giá trị cao nhất là 45,7 ml, cỏ Paspalum là 43,0 ml và Trichanthera có lượng khí thấp nhất là 19,1 ml. Bảng lượng khí

gas sinh ra được trình bày qua Hình 4.6

40 Bảng 4.8 Lượng khí mêtan sinh ra theo thời gian

Thời điểm theo dõi Nghiệm thức ±SE P

CV PAS LAĐ CD TRI

12 giờ 1,20a 0,94bc 2,07d 0,830c 1,06b 0,026 0,001 24 giờ 4,03a 3,11b 3,90a 2,56c 2,20d 0,042 0,001 36 giờ 6,02a 5,77a 5,16b 3,66c 2,54d 0,056 0,001 48 giờ 7,19a 7,18a 5,80b 4,21c 3,07d 0,059 0,001 60 giờ 7,93a 8,09a 6,26b 4,52c 3,35d 0,066 0,001 72 giờ 8,34a 8,45a 6,51b 5,04c 3,61d 0,067 0,001

CV, PAS, LAĐ, CD, TRI: các nghiệm thức trong thí nghiệm lần lượt là cỏ Voi, cỏ Paspalum, Lá anh đào, Cúc dại và Trichanther gigantea. Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua kết quả của bảng 4.8 cho thấy lượng khí mêtan của các loại thức ăn thô theo thời gian khác biệt có ý nghĩa thống kê (<0,05). Ở thời điểm 12 giờ, Lá anh đào có lượng khí CH4 cao nhất là 2,07 ml, tiếp đến là cỏ Voi (1,02 ml) và thấp nhất là Cúc dại (0,830 ml). Đến thời điểm 24 giờ thì lượng khí sinh CH4 của các loại cỏ có sự thay đổi, cao nhất là cỏ Voi (4,03 ml), tiếp đến là Lá anh đào (3,90 ml) và thấp nhất là Trichanthera (2,20 ml). Lượng khí tại thời điểm 48 giờ, lượng khí mêtan của cỏ Voi và cỏ Paspalum có giá trị tương đương

nhau, lần lượt là 7,19 ml và 7,18 ml; Trichanthera có giá trị thấp nhất là 3,07 ml. Tại thời điểm 72 giờ, lượng khí của cỏ Voi và cỏ Paspalum tương đương nhau, lần lượt là 8,34 ml và 8,45 ml; và Trichanthera vẫn có lượng khí thấp nhất là

3,58 ml. Bảng lượng khí mêtan sinh ra được trình bày qua Hình 4.8

41

Bảng 4.9 Lượng khí cacbonic sinh ra theo thời gian

Thời điểm theo dõi Nghiệm thức ±SE P

CV PAS LAĐ CD TRI

12 giờ 4.55a 4.37a 6.59b 3.45c 2.21d 0.316 0.001 24 giờ 15.3a 14.4b 12.4c 10.7d 5.81e 0.119 0.001 36 giờ 22.2a 22.4a 16.6b 19.3c 10.2d 0.202 0.001 48 giờ 26.8a 27.9b 18.6c 22.2d 12.3e 0.149 0.001 60 giờ 29.6a 31.4b 20.1c 23.8d 13.4e 0.130 0.001 72 giờ 31.1a 33.0b 20.9c 24.4d 14.5e 0.162 0.001

CV, PAS, LAĐ, CD, TRI: các nghiệm thức trong thí nghiệm lần lượt là cỏ Voi, cỏ Paspalum, Lá anh đào, Cúc dại và Trichanther gigantea. Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 4.9 cho thấy lượng khí cacbonic của các loại thức ăn (cỏ Voi, cỏ

Paspalum, Lá anh đào, Cúc dại và Trichanthera gigantea) theo thời gian khác

biệt có ý nghĩa thống kê (<0,05). Ở thời điểm 12 giờ, Lá anh đào có lượng khí CO2 cao nhất là 6,59 ml, cỏ Voi và cỏ Paspalum có gia trị tương đương nhau lần lượt là 4,55 ml và 4,37 ml; thấp nhất là Trichanthera (2,21 ml). Cỏ Voi có lượng khí CO2 cao nhất là 15,3 ml, tiếp đến là cỏ Paspalum (14,4 ml) và thấp nhất là Trichanthera (5,81 ml) tại thời điểm 24 giờ. Ở thời điểm 48 giờ, lượng

khí cacbonic của cỏ Paspalum cao nhất là 27,9 ml, kế tiếp cỏ Voi (26,8 ml), Trichanthera gigantea có giá trị thấp nhất là 12,3 ml. Và tại thời điểm 72 giờ,

lượng khí cacbonic của cỏ Paspalum cao nhất là 33,0 ml, kế tiếp là cỏ Voi (31,1 ml) và Trichanthera vẫn có lượng khí thấp nhất là 14,5 ml. Bảng lượng khí

cacbonic sinh ra được trình bày qua Hình 4.8

42

Bảng 4.10 Lượng khí sinh ra, tỷ lệ tiêu hóa DM và OM ở 72 giờ của thí nghiệm 2

Chỉ tiêu theo dõi Nghiệm thức ±SE P

CV PAS CD TRI

Khí tổng số_72h, ml 43,0a 45,7b 31,1c 31,9d 19,1e 0,149 0,001 CH4_72h, ml 8,34a 8,01b 6,51c 5,04d 3,58e 0,067 0,001 CO2_72h, ml 31,1a 33,4b 20,8c 23,7d 13,3e 0,145 0,001 DMD_72h,% 25,8ab 29,9b 20,3a 21,6a 13,9c 1,36 0,001 OMD_72h,% 53,5a 52,7a 51,5a 47,9ab 39,9b 1,82 0,002 CH4_72h, ml/g OM 47,9a 44,7b 37,7c 30,8d 22,6e 0,419 0,001 CO2_72 h, ml/g OM 179a 187b 120c 145d 83,9e 0,856 0,001 Khí tổng số_72h, ml/g DOM 464 ac 485a 349b 410bc 301d 15,8 0,001 CH4_72h, ml/g DOM 90,0a 84,8ab 73,2bc 64,8cd 56,6d 2,94 0,001 CO2_72 h, ml/g DOM 336a 354a 234b 305a 210b 11,9 0,001

CV, PAS, AD, CD, TRI: các nghiệm thức trong thí nghiệm lần lượt là cỏ Voi, cỏ Paspalum, Lá anh đào, Cúc dại và Trichanther gigantea. DMD, OMD: tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và vật chất hữu cơ, Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 4.10 trình bày về lượng khí tổng số, CH4 và CO2 (ml) sinh ra, tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và vật chất hữu cơ, lượng khí CH4 và CO2 sinh ra theo vật chất hữu cơ tiêu hóa (gDOM) ở in vitro ở các nghiệm thức tại thời điểm 72 giờ.

Qua bảng 4.10 ta thấy ở các loại thức ăn khác nhau (cỏ Voi, cỏ Paspalum, lá anh đào, cúc dại và Trichanthera gigantea) thì tổng lượng khí,

CH4 và CO2 (ml) sinh ra giữa các loại thức ăn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Lượng khí tổng số sinh ra đạt mức cao nhất là cỏ Paspalum (45,7 ml), kế đến là cỏ Voi (43,0 ml) và thấp nhất là Trichanthera (19,1 ml). Bên cạnh đó, lượng khí CH4 sinh ra của cỏ Voi có giá trị cao nhất là 8,34 ml, kế đến là cỏ Paspalum (8,01 ml) và thấp nhất là Trichanthera (3,58 ml), Còn lượng khí CO2

sinh ra có giá trị cao nhất là cỏ Paspalum (33,4 ml), kế đến là cỏ Voi (31,1 ml) và thấp nhất là Trichanthera (13,3 ml).

Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô giữa các loại thức ăn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cỏ Paspalum có DMD là 29,9% có giá trị cao nhất, Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của cỏ Voi là 25,8% và thấp nhất là Trichanthera (13,3%). Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ giữa các loại thức ăn cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, Cỏ Voi có OMD là 53,5% có giá trị cao nhất, kế đến là

43

Paspalum và lá anh đào tương đương nhau lần lượt là 52,7% và 51,5%; và thấp nhất là Trichanthera (39,9%).

Lượng khí CH4/gOM và CO2/gOM ở 72 giờ khác biệt có ý nghĩa thống kê. Lượng khí CH4/gOM của cỏ Voi có giá trị cao nhất là 47,9 ml/g, kế đến là cỏ Paspalum (44,7 ml/g) và thấp nhất là Trichanthera (22,6 ml/g). Còn lượng CO2/gOM sinh ra của cỏ Paspalum (187 ml/g) có giá trị cao hơn các loại thức ăn khác trong thí nghiệm, kế đến là cỏ Voi (179 ml/g) và thấp nhất là Trichanthera (83,9 ml/g).

Lượng khí tổng số sinh ra trên gDOM, CH4/gDOM và CO2/gDOM khác biệt có ý nghĩa thống kê. Lượng khí tổng số sinh ra trên gDOM của cỏ Paspalum có giá trị cao nhất là 485 ml/g, kế đến là cỏ Voi (464 ml/g) và thấp nhất là Trichanthera (301 ml/g). Còn lượng CH4/gDOM sinh ra của cỏ Voi (90,0 ml/g) có giá trị cao hơn các loại thức ăn khác trong thí nghiệm, kế đến là cỏ Paspalum (84,8 ml/g) và thấp nhất là Trichanthera (56,6 ml/g), Lượng CH4/g DOM được mô phỏng ở Hình 4.9

Hình 4.9 Lượng CH4/g DOM sinh ra ở in vitro giữa các nghiệm thức tại thời điểm 72 giờ của thí nghiệm 2

Qua Hình 4.9 lượng CH4/gDOM sinh ra ở in vitro giữa các nghiệm thức tại thời điểm 72 giờ khác biệt có ý nghĩa thống kê. Lượng CH4/gDOM sinh ra của cỏ Voi (90,0 ml/g) có giá trị cao hơn các loại thức ăn khác trong thí nghiệm, kế đến là cỏ Paspalum (84,8 ml/g) và thấp nhất là Trichanthera (56,6 ml/g).

Bên cạnh đó, lượng CO2/gDOM sinh ra của cỏ Voi có giá trị cao nhất là 354 ml/gDOM, kế đến cũng là cỏ Paspalum (336 ml/gDOM). Trichanthera có

44

giá trị thấp nhất là 210 ml/gDOM. Lượng CO2/g DOM được mô phỏng ở Hình 4.4

Hình 4.10 Lượng CO2/g DOM sinh ra ở in vitro giữa các nghiệm thức tại thời điểm 72 giờ của thí nghiệm 2

Qua hai Hình trên, ta có thể khái quát như sau: cỏ Voi và cỏ Paspalum có

lượng khí CH4 và CO2 (ml) sinh ra đạt giá trị cao nhất, lượng khí CH4/gDOM và CO2/gDOM cũng đạt giá trị cao nhất. Bên cạnh đó, Trichanthera có lượng khí CH4 và CO2 (ml) sinh ra cũng như lượng khí CH4/gDOM và CO2/gDOM có giá trị thấp nhất. Ở thí nghiệm của Huỳnh Hoàng Thi (2013) trong điều kiện in vitro cho kết quả như sau: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ của cỏ lông tây ở 72 giờ lần lượt là 52,9% và 53,3%. Thí nghiệm in vitro của Đoàn Thị Ngọc Duyên (2013) ở 72 giờ thì lượng khí CH4/g DOM sinh ra của cỏ lông tây có giá trị là 53,8 ml/gDOM và lượng khí CH4/g DOM sinh ra của cỏ đậu lá lớn có giá trị thấp hơn là 51,2 ml/gDOM.

Tóm lại, những loại thức ăn có hàm lượng chiết chất không đạm cao thì lượng khí tổng số sinh ra nhanh và cao, đặc biệt là cỏ Voi và cỏ Paspalum. Ngược lại, các loại thức ăn có hàm lượng chiết chất không đạm càng thấp thì lượng khí tổng số sinh ra càng thấp. Các loại thức ăn có hàm lượng NDF cao thì lượng khí CH4 và CO2 sinh ra cao, như cỏ Paspalum và cỏ Voi và ngược lại. Đồng thời, chúng cũng có tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô và vật chất hữu cơ cao. Bởi vì, cỏ Voi và cỏ Paspalum là cỏ tự nhiên có chứa nhiều carbohydrate, nên lượng khí sinh ra trong quá trình lên men cao.

45

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh khí gây hiệu ứng nhà kính của một số loại thức ăn thô trong điều kiện in vitro (Trang 50 - 57)