Thực liệu dùng trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh khí gây hiệu ứng nhà kính của một số loại thức ăn thô trong điều kiện in vitro (Trang 30)

2.3.1 Bìm bìm

Bìm bìm có tên khoa học là Operculia turpethum. Đây là loại thân dây mọc hoang dại khắp nơi trong tự nhiên. Bìm bìm là một loại dây leo, cuốn, thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới dài 14 cm, rộng 12 cm, cuống dài 5-9 cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành tim 1-3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8 mm, có 3 ngăn. Hạt 2-4,

19

hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹp, nhẵn nhưng ở tễ hơi có lông, màu đen hay trắng tùy theo loài, dài 5-8 mm, rộng 3-5 mm.

Trong bìm bìm có khoảng 2% chất glucozit gọi là phacbitin có tác dụng tẩy, ngoài ra còn chừng 11% chất béo và 2 sắc tố cũng là glucozit.

Bảng 2.1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bìm bìm (%)

Thực liệu DM OM CP NDF ADF Ash

Bìm bìm 15,2 85,7 17,9 44,0 30,7 14,3

Ghi chú: Nguyễn Thị Kim Đông (2011). DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: protein thô;

ADF: xơ acid, NDF: xơ trung tính; Ash: khoáng tổng số.

2.3.2 Cỏ đậu lá nhỏ

Cỏ Đậu lá nhỏ có tên khoa học là Psophocarpus scanden. Cỏ họ đậu là một họ thực vật rất quan trọng bao gồm: họ phụ muồng, họ phụ trinh nữ và họ phụ đậu. cỏ họ đậu như so đũa, bình linh, Stylo, đậu biếc, đậu ma,… có hàm lượng dưỡng chất cao (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2005). Đây là nguồn thức ăn cung cấp đạm tốt cho gia súc. Cỏ đậu ở nước ta thường giàu protein thô, vitamin, giàu khoáng Ca, Mg, Zn, Fe nhưng ít P, K hơn cỏ hòa thảo.

Ưu điểm của cỏ đậu sử dụng làm thức ăn gia súc là khả năng cộng sinh với vi sinh vật trong nốt sần ở rễ mên có thể sử dụng được Nitơ trong không khí tạo nên thức ăn giàu protein, vitamin, khoáng đa lượng và khoáng vi lượng mà không cần bón nhiều phân. Nhược điểm của cỏ đậu làm thức ăn gia súc là chứa chất khó tiêu hóa hay độc tố làm gia súc không ăn được nhiều. Bởi vậy cần thiết phải sử dụng phối hợp với cỏ hòa thảo để nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn (Viện chăn nuôi quốc gia, 1995).

Bảng 2.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ đậu lá nhỏ (%)

Ghi chú: Trần Thị Hồng Trang (2013). DM: vât chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số

2.3.3 Cỏ Ruzi

Cỏ Ruzi là giống cỏ lâu năm thuộc họ hòa thảo, có thân bò, thân và cành nhỏ, có nhiều lá, thân lá mềm có lông mịn. Cỏ có thể mọc cao tới 1,2-1,5 m, bẹ lá mọc quanh gốc, rễ chùm, phát triển mạnh và bám chắc vào đất. Cỏ Ruzi ra hoa và kết trái tốt trong nhiều điều kiện (Fao, 2011).

Thực liệu DM OM CP NDF ADF Ash

20

Cỏ Ruzi có khả năng chịu khô hạn tốt nhưng phát triển tốt nhất là vào mùa mưa, cỏ có thể mọc tốt những vùng cao tới 2000 m. Cỏ Ruzi phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, có thể trồng ở vùng đồng bằng hoặc ở vùng trung du miền núi với độ dốc không quá cao (đồng cỏ cắtn<8o, đồng cỏ chăn thả <15o), pH thích hợp từ 5,3-6,6. Cỏ Ruzi cho năng suất cao nơi đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, nơi có lượng mưa cao, phản ứng mạnh với phân bón đặc biệt là phân đạm. Cỏ Ruzi không sinh trưởng tốt ở vùng đất nghèo dinh dưỡng, úng nước hay những nơi có mùa khô kéo dài, cỏ có khả năng chịu giẫm đạp cao nên có thể trồng là bãi chăn thả gia súc (Trương Ngọc Ý, 2006).

Theo Đinh Văn Cải et al., 2006 cỏ Ruzi trồng với khoảng cách 40x20 cm năng suất chất xanh đạt được (cỏ trồng được 60 ngày cắt lứa 1 và 30 ngày sau cắt lứa 2) là 171,08 tấn/ha/năm. Và với khoảng cách trồng 50x50 cm thì năng suất chất xanh thu được trong lứa cắt đầu tiên (cỏ được trồng 70 ngày) là 9,8 tấn/ha (Trương Ngọc Ý, 2006).

Bảng 2.3: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Ruzi (%)

Thực liệu DM CP EE CF Ash Cỏ Ruzi (1) Có Ruzi (2) 19,0 22,43 13,7 2,91 2,5 0,32 29,4 7,11 8,5 1,37

Ghi chú: (1): Nguyễn Thị Thu Hồng et al., (2006); (2): Viện chăn nuôi quốc gia (2001). DM: vât chất khô, CP: protein thô, CF: xơ thô, Ash: khoáng tổng số

2.3.4 Cỏ mồm

Cỏ Mồm có tên khoa học là Hymenachne acutigluma. Loại cỏ sống lâu năm, ưa thích điều kiện ẩm ướt, cỏ đứng hay bò ở gốc, cao 0,3-1,2m, thường phân nhánh ở gốc với các thân hơi dẹt, mềm. Cao và thân bò quanh năm, cọng cỏ cao 2m, chùy hoa hơi hẹp dài 15cm. Phân bố ở miền bắc Australia, Papua New Guinea, Assam, Burma, Malaysia, Polinesia và Việt Nam. Cỏ mồm phân bố rộng ở vùng nam Á và bắc Australia (Henty (1969)). Cỏ mọc ở vùng đầm lầy, nó không phụ thuộc ít hay nhiều vào lượng mưa. Nhìn chung cỏ chịu đựng được hạn hán vì nó sống ở vùng đất ẩm cao, trừ khi hạn hán kéo dài. Cỏ dùng để chăn thả tốt nhưng chăn thả nhiều heo, trâu, bò hoang dã ở miềm bắc Australia làm giảm mật độ cỏ theo Sturz, Harrison và Falvey (1975).

21

Bảng 2.4: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Mồm (%)

Thực liệu DM OM CP EE NFE CF NDF

Cỏ mồm 15,0 89,5 11,8 5,1 41,7 68,0 46,5

Ghi chú: Danh Mô, 2008. DM: vật chất khô, CP: đạm thô, EE: chất béo, NDF: xơ trung tính, NFE: chiết chất không đạm, CF: xơ thô.

2.3.5 Lá khoai mì

Lá khoai mì có tên khoa học là Manihot esculenta. Cây khoai mì còn được gọi là cây sắn, là cây lương thực dạng củ có thể sống lâu năm. Cây khoai cao từ 2-3m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích lũy tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. Chất đạm của lá khoai mì có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysine nhưng thiếu methionin. Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố (HCN) đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80-110mg HCN/kg lá tươi và 20-30 mg/kg củ tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg HCN/kg lá tươi và 60-150 mg/kg củ tươi. Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50mg HCN cho mỗi 50kg thể trọng. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau. Tuy nhiên, ngâm, luộc, sơ chế khô, ủ chua là những phương thức cho phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN.

Bảng 2.5: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lá khoai mì (%)

Thực liệu DM CP EE NDF CF

Lá khoai mì 90,6 19,0 7,36 48,7 15,1

Ghi chú: Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2005. DM: vật chất khô, CP: đạm thô, EE: chất béo, NFE: chiết chất không đạm, CF: xơ thô, Ash: khoáng tổng số.

2.3.6 Cây anh đào giả

Cây anh đào giả có tên khoa học là Gliricida sepium. Theo Devendrac (1997) ngọn lá của cây anh đào giả có thể thay thế nguồn thức ăn protein thương mại đắt tiền mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc thu nhận thức ăn và năng suất sữa của gia súc ăn cỏ. Sự hạn chế của cây anh đào giả có chứa các chất độc và chất kháng dinh dưỡng như chất coumarin (Đỗ Huy Bích và et al., (2004)) tannin, canavanin và những dẫn xuất họ hàng khác với nó (Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005)). Anh đào giả có khả năng cải tạo đất rất mạnh, ngoài khả năng cố định đạm tự do của bộ rễ, lá và hoa khi rụng cũng làm tăng nguồn đạm đáng kể cho đất. Không những thế, những nơi có thảm cỏ tranh phát triển mạnh, khó diệt trừ, người ta dùng cây anh đào giả để trồng thành rừng một

22

thời gian sẽ diệt được và biến đất cỏ tranh thành đất canh tác nông nghiệp. Gỗ của anh đào giả có thớ mịn, vân khá đẹp và bền, thường được dùng làm đồ trang trí nội thất, làm nông cụ, làm tà vẹt đường tàu và làm gỗ xây dựng… Anh đào giả có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới châu Á làm cây cảnh quan trong các công viên, vườn hoa, biệt thự và làm cây che bóng cho các cây công nghiệp. Cây thích điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ không khí 20–30oC, độ chua đất 5-6,2. Trong điều kiện thích hợp cây thường có chiều cao từ 4-7m, cành nhánh khá nhiều, mọc chếch, mang những lá kép lông chim lẻ, với 9-15 lá chét hình xoan hơi thuôn màu xanh sáng, dài 4-5cm, rộng 1,5-3cm. Hoa khá lớn, màu trắng phớt hồng hay hồng thắm (tùy giống), đài hình chuông hay có 5 thùy nhỏ hình răng, tràng có cánh hình mắt chim, mọc ở nách lá dọc suốt cành. Hiện nay, ở Huế chỉ mới xuất hiện giống anh đào giả hoa trắng phớt hồng, chưa thấy giống hoa màu hồng thắm.

Bảng 2.6: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây anh đào giả (%)

Thực liệu DM CP EE CF Ash

Anh đào giả, lá (1) 22,8 23,0 6,64 11,5 10,9 Anh đào giả (2) 22,5 20,1 5,32 17,6 7,57

Ghi chú: (1) Lưu Hữu Mãnh (1999), (2): Viện Chăn Nuôi Quốc Gia (1995). DM: vật chất khô; CP: Protein thô; EE: béo thô; CF: xơ thô; Ash: khoáng tổng số.

2.3.7 Trichantera gigantea

Trichantera Gigantea là cây bụi nhỏ, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, có

hiều mấu lồi nhỏ, phân bố thẳng hàng theo dọc theo thân, tạo nên 2-4 đường bên ở hai phía của thân. Khi còn non thân mềm mọng nước. Sau 6 tháng sinh trưởng thân hóa gỗ cứng phía ngoài, màu nâu; phía trong mềm, nhưng không hóa bấc. Lá Trichanthera màu xanh sẫm, mọc đối chéo chữ thập, lá đơn nguyên, giòn và hơi ráp. Khi lá khô ngả màu đen.

Trichantera Gigantea là cây ưu ấm, chịu được bóng râm vừa. Cây có tốc

độ tăng trưởng vừa trong năm. Gigantea chịu được cắt liên tục trong năm. Khả năng hình thành lá non khá tốt. Tốc độ tái sinh chậm trong năm nên một năm chỉ cắt được 3-4 lần với năng suất chất xanh 70-80 tấn/năm (Nguyễn Thiện, 2003).

Trichantera Gigantea tươi thu hoạch trong mùa mưa có hàm lượng nước

23

Bảng 2.7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của Trichantera gigantean (%)

Ghi chú: Nguyễn Văn Thu (2008), DM: vât chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số

2.3.8 Cỏ Voi

Theo Nguyễn Thiện (2003) và Đào Lệ Hằng (2008) cỏ Voi thuộc họ Hoà Thảo là cây lâu năm, thân đứng có thể cao từ 4-6 m, nhiều đốt như mía, mọc thành bụi. Những đốt gần gốc thường ra rễ và hình thành cả thân ngầm phát triển thành bụi to, rễ phát triển mạnh ăn sâu vào đất có khi tới 2 m. Lá hình dài có mũi nhọn ở đầu, nhẵn, bẹ lá dẹt, ngắn và phát triển có khi dài đến 30 cm, rộng 2 cm. Hoa chùm, hình chùy giống đuôi chó, màu vàng nhạt.

Theo Lê Đức Ngoan et al. (2006), tỷ lệ thân lá trên toàn cây biến động rất lớn, phần thân và lá chiếm khoảng 58% các phần ngầm dưới đất chiếm khoảng 42%. Tỷ lệ lá giảm dần khi tăng tuổi cây (từ 66% xuống còn khoảng 30% khi cỏ từ 2 đến 12 tuần tuổi), cỏ tái sinh nhanh lúc 30 ngày có thể đạt độ cao trung bình 120 cm. Cỏ Voi cần lượng nước cao và ưa đất tốt, màu mỡ có tầng canh tác sâu, pH từ 6-7, đất không bùn, úng, đất cát. Ngoài ra đối với đất pha cát, đất thịt tương đối khô hay ẩm cỏ Voi có thể thích ứng nhưng không chịu ngập nước. Phải thu cắt thường xuyên để duy trì tỷ lệ lá cho gia súc ăn ngon miệng (Horne and Stur, 2000).

Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân và Nguyễn Văn Hớn (2009) cỏ Voi có ưu điểm là dù bị cắt liên tục nhưng vẫn không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Tùy theo điều kiện đất đai, phân bón, chăm sóc, thời gian thu hoạch…cỏ Voi có thể cho năng suất xanh từ 100-300 tấn/ha/năm, còn theo Duke (1983) có thể lên đến 500 tấn/ha/năm. Theo Nguyễn Đăng Khôi và Dương Hữu Thời (1981) năng suất cỏ Voi ở đất không tưới trong 3 năm liền cắt với độ tuổi 40 ngày không hề giảm năng suất 12,8-16 tấn/ha/lứa tương đương 240-350 tấn/ha/năm.

Bảng 2.8: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Voi (%)

Ghi chú: Nguyễn Phạm Tú (2013 ), DM: vât chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số

Thực liệu DM OM CP NFE NDF Ash

Trichanthera 15,1 86,4 23,9 40,9 34,2 13,6

Thực liệu DM OM CP NDF ADF Ash

24

2.3.9 Cỏ Paspalum atratum

Cỏ Paspalum atratum là giống cỏ lâu năm, cỏ tạo thành chùm là lớn và nếu không cắt thảm lá có thể cao đến 1m và khi nở hoa có thể cao đến 2 m (VietNam.Tropicalforages, 2011).

Là loài cỏ bụi mọc thẳng, nhiều lá, thường thấp hơn 1 m và đạt 2 m khi ra hoa. Lá rộng hơn 2,5 cm, bóng và giòn, thậm chí lúc đã trưởng thành. Hạt sinh ra từ chùy đơn giản dài 26 cm và gồm 20 cụm hoa, những chùy thấp hơn dài 14 cm. Bông chét dài 3 mm, rộng 2 mm. Trọng lượng hạt 250.000- 450.000 hạt/kg (VietNam.Tropicalforages, 2011).

Cỏ Paspalum atratum mọc tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 22-27ºC, cỏ sẽ hạn chế sinh trưởng trong mùa lạnh. Trong điều kiện đất đai màu mỡ thì Cỏ

Paspalum atratum phát triển rất tốt, mềm mại, ngon miệng và rất thích hợp cho chăn nuôi gia súc nhai lại, đặc biệt là bò sữa và bò trong giai đoạn tăng trưởng. Tuy nhiên lá và thân trở nên khô cứng và không ngon miệng vào mùa khô. Trồng thành công trên đất cát đến sét, và chịu được hoàn cảnh thoát nước kém, chua và nghèo dinh dưỡng (VietNam.Tropicalforages, 2011).

Cỏ Paspalum atratum và phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh tốt, có thể chăn thả được và cỏ cho năng suất cao trong bình khoảng 120-180 tấn ha/năm.

Theo kết quả nghiên cứu của Dương Hoàng Phúc (2004) năng suất chất xanh cỏ Paspalum atratum ở 56 ngày sau khi trồng với lượng phân bón là 30 đơn vị Nitơ đạt 39,4 tấn/ha

Bảng 2.9: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của Paspalum atratum (%)

Ghi chú: Nguyễn Phạm Tú (2013 ), DM: vât chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số

2.3.10 Địa cúc

Địa cúc còn được gọi là cúc dại, là một loại thực vật sống dai, thân bò trên mặt đất, lan tới đâu rễ mọc tới đó, nơi đất tốt có thể mọc tới 0,5 m. Thân màu xanh có lông trắng rất cứng nhỏ. Lá gần như không có cuốn, mọc đối xứng, có long nhỏ ở hai mép lá, mép có 1-3 răng cưa. Là một loại thực vật dễ trồng, ưa ẩm. trong vòng 15-20 ngày cây đã mọc tối, sau 1,5-2 tháng, cây có thể phụ kín luống và có thể thu hoạch, cắt sát gốc, tưới nước và bón phân tốt

Thực liệu DM OM CP NDF ADF Ash

25

thì sau 15 ngày có thể thu hoạch tiếp. Địa cúc có thành phần đạm ở mức trung bình (8,37%), nhưng hàm lượng NDF thấp (37,2%) nên khả năng tiêu hóa tốt. Bảng 2.10: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của Địa cúc (%)

Ghi chú: Danh Mô (2008), DM: vât chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, EE:Béo thô, NDF: xơ trung tính, Ash: khoáng tổng số.

Hình các loại thức ăn sử dụng trong hai thí nghiệm được trình bày ở trang sau.

Thực liệu DM OM CP EE NDF Ash

26

Hình 2.1 Bìm bìm Hình 2.2 Cỏ Đậu lá nhỏ

Hình 2.3 Cỏ Ruzi Hình 2.4 Cỏ Mồm

27

Hình 2.9 Cỏ Paspalum Hình 2.10 Địa cúc

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh khí gây hiệu ứng nhà kính của một số loại thức ăn thô trong điều kiện in vitro (Trang 30)