Điều kiện tự nhiên của huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Caỉ.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị trong lễ cấp sắc của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 35 - 39)

d) Giá tri cố kết cộng đằng

2.1.1Điều kiện tự nhiên của huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Caỉ.

Bảo Thắng là huyện biên giới cửa ngõ của tỉnh Lào Cai. Phía Bắc giáp huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với đường biên giới dài 6,5 km, phía Đông và Đông Bắc giáp với huyện Bắc Hà và Mường Khương, phía Nam giáp huyện Bảo Yên và Văn Bàn, phía Tây giáp huyện Sa Pa và Tây Bắc giáp Thành phố Lào Cai. Dưới thời Hùng Vương Bảo Thắng thuộc Tây Âu của Thục Phán, thời Bắc thuộc là châu Cam Đường quận Giao Chỉ, đến thời Lý thuộc Châu Đẳng , đời Trần thuộc Quy Hóa. Từ thời nhà Lê đến khi thực dân Pháp chiếm đóng(1428- 1886) Bảo Thắng thuộc châu Thủy Vỹ, phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Năm 1905 thực dân Pháp lấy phần đất của châu Thủy Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập và Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thủy Vỹ. Từ đó địa danh Châu Tấn không còn. Phần đất của châu Thủy Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng ổn định đến khi thành lập tỉnh Lào Cai (1907). Khi đó châu Bảo Thắng có 11 xã, phố trại và 30 làng bản, phố: Lào Cai, Phố Mới, Soi Mười, Sơn Mãn, Giang Đông, Cánh Chính, Thái Niên, Phố Lu, Xuân Quang, Phong Niên. Còn châu Thủy Vỹ có 4 xã là xã Nhạc Sơn (16 thôn bản), xã Xuân Giao (14 thôn bản), xã Cam Đường (137 thôn bản) và xã Gia Phú (16 thôn bản).

Ngày 19/03/ 1944 Thống sứ Bắc Kỳ ban hành nghị định bãi bỏ châu Thủy Vỹ, châu Bảo Thắng để thành lập phủ Thủy Vỹ, phủ Bảo Thắng, 3 châu: Bát Xát, Sa Pa, Bắc Hà và khu đô thị Lào Cai. Phủ Bảo Thắng gồm 17 làng, xã: Nhạc Sơn, Cam Đường, Gia Phú, Xuân Giao, Pha Long, Mường Khương, Bản Lầu, Phong Niên, Xuân Quang, Phố Mới, Trại Mới, Soi Mười, Sơn Mãn, Cánh Chín, Giang Đông, Thái Niên, Phố Lu. Lỵ sở của phủ đặt tại Lào Cai.

Từ năm 1944, mới gọi là huyện. Tuy địa giới đã điều chỉnh nhiều lần nhung địa danh “Bảo Thắng”thì vẫn giữ nguyên cho tới ngày nay. Hiện nay, Bảo Thắng thuộc 1 trong 9 huyện, thành của tỉnh Lào Cai với diện tích là 682,19 km với dân số là 102, 519 người. Bảo Thắng có 15 xã và thị trấn , phía hữu ngạn sông Hồng có 5 xã và một thị trấn: Sơn Hà, Sơn Hải, Phú Nhuận, Xuân Giao, Gia Phú, và thị trấn Tằng Loog, phía tả ngạn sông Hồng có 7 xã và 2 thị trấn bao gồm: thị trấn Phố Lu, xã Phố Lu, Trì Quang, Xuân Quang, Phong Niên, thị trấn Nông trường Phong Hải, Bản cầm, Bản Phiệt, Thái Niên. Huyện Bảo Thắng là một thung lũng nằm ven biến hai bên sông Hồng với độ cao phổ biến từ 80m đến 400m. Địa hình bao gồm dải thung lũng hẹp chạy dài ven sông Hồng, phía Tây là dải núi thấp của dãy Phan Xi Păng - Pú Luông, phía Đông là dải núi thấp của dãy thượng nguồn sông Chảy án ngữ. Đoạn sông Hồng sông Hồng chảy qua huyện dài 38km, chia huyện thành hai khu vực thành hai khu hữu ngạn và tả ngạn. Khu vực hữu ngạn có nhiều suối lớn đều bắt nguồn từ dãy núi Phan Xi Păng tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy như ngòi Bo, ngòi Như, suối Chát.... Tổng nhiệt độ của Bảo Thắng là 8000 độ c, nhiệt độ trung bình trên năm từ 220 độ c đến 240 độ c. Lượng mưa toàn huyện thuộc loại trung bình khoảng 1.600mm - 1.800mm. Phần lớn đất đai huyện Bảo Thắng là đất lâm nghiệp với diện tích 56.303 ha. Đất nông nghiệp toàn huyện có khoảng hơn 8.600 ha nhưng chỉ có hơn 300 ha là trồng cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, số còn lại phần lớn đất ở huyện Bảo Thắng là đất ferarit màu đỏ, vàng hoặc vàng đỏ thuận lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

Huyện Bảo Thắng có nhiều tài nguyên khoáng sản quý: mỏ apatit với trữ lượng lớn, hàm lượng cao chạy dài hàng chục kilomet bên hữu ngạn sông Hồng thuộc các xã Cam Đường , Tả Phời, Hợp Thành... Apatit ở đây hầu như nguyên chất, trỉa rộng không những là tài nguyên quý mà còn làm giàu cho đất rất thuận lợi cho trồng trọt. Bảo Thắng còn có các mỏ cao lanh, mi ca, đất sét trắng... về lâm sản có các loại gỗ quý như: lát, đinh, lim, sến.... Đặc biệt các khu công nghiệp Tằng Loong chuyên chế biến, sản xuất các chất hóa học và phân bón phục vụ sản xuất công - nông nghiệp làm

giàu cho Tổ quốc, góp phần thay đối bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung.

về đường giao thông, từ đầu công nguyên đến nay, Bảo Thắng đều nằm trên đường huyết mạch, nối liền ta với Vân Nam (Trung Quốc). Đó là hệ thống sông Hồng và đường bộ, nằm ở vị trí đầu mối giao thông này “cửa quan Bảo Thắng” luôn luôn là cửa ngõ tiền đồn trọng yếu ở vùng Tây Bắc tổ quốc. Nhưng hơn một thế kỉ qua, tuyến giao thông đường bộ dọc hữu ngạn ít được đầu tư phát triển. Trước Cách mạng 8/1945, đường giao thông chủ yếu ở Bảo Thắng là là tuyến đường xe lửa nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Nội, Hải Phòng đoạn đường qua Bảo Thắng dài 40km. Từ thời phong kiến và đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, đường sông Hồng mới được tận dụng triệt để.

Từ năm 1966 đường Quốc lộ 70 được xây dựng, nối thong các huyện, thị biên giới phía Bắc với các huyện phía Nam Lào Cai xuôi về trung tâm Hà Nội. Bảo Thắng là đầu mối quan trọng tỏa đi năm huyện, thị của khu vực. Tuyến đường đi từ phía Tây và phía Nam huyện dọc theo hữu ngạn sông Hồng, Trong thập kỷ qua cũng được mở rộng và phát triển nối liền các thị xã Cam Đường (thị xã Cam Đường thành lập năm 1964 nằm trong phần đất xã Cam Đường của Bảo Thắng. Năm 1979 sáp nhập vào thị xã Lào Cai. 1991 tách khởi thị xã Lào Cai và ngày 1/4/2002 lại sáp nhập vào thị xã Lào Cai nay là thành phố Lào Cai). Thành phố Lào Cai với khu công nghiệp Tằng Loỏng và Văn Bàn.

Hiện nay, Bảo Thắng đã có đường ô tô xuống tất cả 15 xã, thị trấn trong huyện. Đặc biệt, tuyến đường sắt mới mở ở phía hữu ngạn sông Hồng nơi nối liền Phố Lu với Tằng Loỏng - Cam Đường, góp phần vào việc thúc đấy kinh tế Bảo Thắng phát triển mạnh. Bảo Thắng trở thành huyện có hệ thống giao thông phát triến nhất tỉnh Lào cai. Các địa hình, tài nguyên Bảo Thắng rất thuận lợi cho việc phát triển cơ cấu nông - lâm - công nghiệp - thương mại - dịch vụ, trong đó đặc trưng chủ yếu là trồng chè, mía, nhãn, vải,... Là cửa ngõ biên cương của Tố Quốc từ ngàn xa xưa Bảo Thắng dã là vùng đất cố lịch sử. Trên vùng đất này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của văn hóa Vi Sơn, nền văn hóa hậu kỳ đá cũ, cách ngày nay khoảng 30.000 đến 11.000 năm. Ở Phú Nhuận, Xuân Giao tìm thấy chiếc rìu đá có có những vết sứt,

mẻ, ... dấu hiệu của việc chặt, cắt của người xưa. Dấu vết người nguyên thủy thời đại đồ đá mới cách ngày nay khoảng 7000 - 8000 năm cũng được tìm thấy ở Bảo Thắng. Qua các bộ sưu tầm về công cụ ta có thế thấy được rõ vào thời kỳ này, các bộ lạc nguyên thủy ở đây đã có trình độ về kinh tế và kĩ thuật tương đương với các vùng khác trên đất nước ta. Ở Phố Lu và Phú Nhuận còn tìm thấy một số rìu đồng và mũi dao đồng, các công cụ này là loại hình đồng thau của văn hóa Đông Sơn thời các vua Hùng dựng nước. Như vậy, cách ngày nay hàng vạn năm trên mảnh đất Bảo Thắng con người đã đến định cư sinh sống.

Tính liên tục của các hiện vật khảo cố càng chứng minh địa bàn cư trú lâu đời của con người ở nơi đây. Và khi nhà nước Văn Lang ra đời, miền đất biên cương này đã trở thành một bộ phận của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu dựng nước. Bên cạnh đó còn có di tích lịch sử và danh thắng như: Ben Đen (Gia Phú), nơi nghĩa quân Gia Phú phục kích nổ sung chết nhiều tên

Pháp ngày 25/03/1886 , đồn Phố Lu nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt suốt 5 ngày, 6 đêm (8/2/1950 - 13/2/1950) của bộ đội củ lực (trung đoàn 102) và quân dân đỉa phương mở đầu chiến dịch Lê Hồng Phong màn 1. Những di tích lịch sử đó đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Thời phong kiến, cư dân Bảo Thắng gồm nhiều dân tộc cư trú theo từng bản, từng mường. Có các mường lớn như: Mường Bo, Mường Bo. Đứng đẩu mối mường là chủ mường. Các chủ mường này đều thuần phục quan cai trị của các triều đình phong kiến Việt Nam. Thời Minh Mạng cả Bảo Thắng có khoảng 2000 người chủ yếu là các đồng bào các dân tộc như: Dao, Thái, Tây, Giáy, Nùng.... Ở ngay cửa quan có các binh lính người kinh và một số thương nhân Hoa Kiều. Năm 1928 Bảo Thắng có 5000 khẩu. Đến năm 1945 Bảo Thắng có khoảng 8000 khấu, có khoảng 1.200 người kinh còn chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Năm 1960 có trên 13.000 người. Năm 1989 Bảo Thắng có 86.633 người, năm 1999 có 99.819 người đến năm 2008 Bảo Thắng đã có 102.519 người... Gồm 17 dân tộc anh em, các dân tộc cư trú ở Bảo Thắng dù đến vào bất cứ vào thời gian hay đến từ đâu nhưng đều đoàn kết, chung lưng đấu cật bảo vệ và xây dựng vùng biên cương của Tổ quốc.

Các dân tộc Bảo Thắng còn giữ được nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như lễ Lập tịch người Dao Họ ở các Khe Mục, lễ Trừ tà đón xuân người Xá Phó lành An Thành (Gia Phú)., hội Xuống đồng của đồng bào Tày với sinh hoạt hát then, hát giao duyên trong những đêm xuân.

Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cơ cấu dân cư trong những thập kỉ qua có những biến đối theo xu hướng đô thị hóa. Thời kỳ phong kiến, Bảo Thắng tuy là cửa quan, là đầu mối giao thông, nhưng do nền kinh tế tự cung tự cấp quá nặng nề nên chưa có một điểm dân cư nào mang tính chất đô thị. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, chúng tuy có mở đồn điền, phát triển giao thông, khai thác mỏ apatit nhưng dân cư rất ít. Sau hơn 30 năm xây dựng CNXH, đã từng bước chuyến nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế mang tính chất sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Trong huyện đã xuất hiện ba thị trấn, tiêu biểu là thị trấn Phố Lu trở thành một trung tâm mua bán, giao dịch khá sầm uất. Cư dân thành thị tăng lên nhanh chóng, trong quá trình sinh sống nơi đây họ đã tạo dựng được những nét văn hóa riêng biệt mang đậm bản sắc dân tộc mình, phù họp với điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội của huyện miền núi.

2.1.2 Điều kiện xã hội của ngưòi Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.a) Nguồn gốc lịch sử và địa bàn cư trú của người Dao Tuyến ở huyện Bảo Thắng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị trong lễ cấp sắc của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 35 - 39)