NGÀNH DU LỊCH 1 Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN bố NGÀNH DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM trường quốc học huế (Trang 39 - 42)

IV.1. Tài nguyên du lịch

IV.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Địa hình: có 5- 6 vạn km địa hình caxtơ với 200 hang động đẹp: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, Bích Động,...Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1/12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014. Ven biển có 125 bãi biển, nhiều bãi biển dài và đẹp, các đảo ven bờ có khả năng phát triển du lịch.

- Khí hậu: Tương đối thuận lợi để phát triển du lịch. Với sự phân hóa đa dạng theo mùa, theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách.

- Nguồn nước: các hồ tự nhiên, sông ngòi chằng chịt ở vùng sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các thác nước đẹp, nguồn nước khoáng tự nhiên có giá trị đặc biệt đối với phát triển du lịch.

- Sinh vật: nước ta có hơn 30 vườn Quốc Gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường là cơ sở phát triển du lịch sinh thái.

IV.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

- Di tích: nước ta có 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn di tích được xếp hạng), nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận với 8 di sản thế giới (5 văn hóa, 2 thiên nhiên và 1 hỗn hợp) và 13 di sản thế giới phi vật thể và tư liệu: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, ...

- Lễ hội phong phú, diễn ra quanh năm, đặc biệt tập trung nhiều vào mùa xuân( lễ hội Chùa Hương, lễ hội Chùa Bái Đính, lễ hội Làng Gióng, lễ giỗ Tổ Hùng Vương,...)

- Các làng nghề truyền thống (gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông, cốm Làng Vòng, tranh Đông Hồ,...), văn nghệ dân gian (ca trù, chèo, tuồng, đờn ca tài tử,..), ẩm thực 3 miền,….

Sự giàu có về tài nguyên du lịch cùng với tình hình chính trị ổn định, mức sống và trình độ phát triển kinh tế-xã hội không ngừng gia tăng; người dân thân thiện, giá cả hàng hóa và dịch vụ thấp, cơ sở hạ tầng dịch vụ ngày càng hoàn thiện, đội ngũ lao động đông, nhiều kinh nghiệm và thu hút được ngày càng nhiều các dự án đầu tư nước ngoài,...là những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển ngành du lịch nước ta.

IV.2. Tình hình phát triển và sự phân hóa theo lãnh thổ IV.2.1. Tình hình phát triển

- Ngành du lịch nước ta đã có quá trình hoạt động từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển từ đầu thập niên 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước .

Số lượt du khách và tổng doanh thu

Bảng 19. Số lượt du khách và doanh thu du lịch nước ta giai đoạn 1991 - 2014

Năm Khách quốc tế

(triệu lượt)

Khách nội địa

(triệu lượt)

Doanh thu

(nghìn tỷ đồng)

1991 0,3 1,5 0,8

2014 7,9 38,5 230,0

Thay đổi Tăng 26,3 lần Tăng 25,7 lần Tăng 287,5 lần

- Các chỉ số về lượng khách và tổng thu của Du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm. Từ năm 1991 đến năm 2014, số lượt khách quốc tế tăng 26,3 lần, số lượt khách nội địa tăng 25,7 lần và doanh thu tăng 287,5 lần, chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nước ta trong thời gian qua.

- So với các nước trong khu vực thì số lượt khách quốc tế đến Việt Nam thấp hơn khá nhiều: năm 2014 Malaixia đón 27,4 triệu lượt; Thái Lan 24,8 triệu lượt; trong khi Việt Nam là 7,9 triệu lượt. Doanh thu của du lịch Việt Nam tuy tăng mạnh nhưng doanh thu bình quân trên lượt khách du lịch của nước ta thấp hơn nhiều nước trong khu vực.

Cơ cấu du khách:

- Du khách nội địa chiếm ưu thế với khoảng trên 80,0% tổng du khách từ trước đến nay ở nước ta.

- Du khách quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ ở nước ta và ít thay đổi theo thời gian. Từ năm 1991 đến năm 2014 du khách quốc tế luôn chiếm khoảng dưới 20% tổng khách du lịch cả nước. Trong đó phân theo châu lục có sự phân hóa như sau:

+ Khách quốc tế đến nước ta chủ yếu từ Châu Á và Châu Âu (năm 2013 khoảng 80%)

+ Các châu lục khác chiếm tỷ trọng nhỏ (năm 2013 khoảng 20%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Du lịch

- Định hướng của nước ta hiện nay là phát triển du lịch bền vững. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành du lịch. Sự bền vững thể hiện ở cả 3 góc độ: kinh tế, xã hội, tài nguyên – môi trường.

- Để phát triển di lịch bền vững cần tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tôn tạo và bảo vệ tài nguyên du lịch gắn với lợi ích cộng đồng, phát triển có quy hoạch, giáo dục và đào tạo về du lịch, nâng cao chất lượng ngành du lịch,...

IV.2.2. Sự phân hóa ngành du lịch theo lãnh thổ

- Về phương diện du lịch nước ta chia làm 3 vùng du lịch: vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Các khu vực phát triển mạnh tập trung ở 2 tam giác tăng trưởng du lịch là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt và ở dải ven biển.

- Các trung tâm du lịch Quốc gia: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế.

Sở dĩ đây là những trung tâm du lịch Quốc gia là vì có nhiều tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch đa dạng, kinh tế phát triển, đông dân với mức sống cao, cơ sở hạ tầng tốt và thu hút được nhiều dự án đầu tư của nước ngoài.

- Các trung tâm du lịch vùng: Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ,...

- Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định rõ Việt Nam có 7 vùng du lịch: Vùng trung du và miền núi phía Bắc - Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - Vùng Bắc Trung Bộ - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Vùng Tây Nguyên - Vùng Đông Nam Bộ - Vùng Tây Nam Bộ.

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN bố NGÀNH DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM trường quốc học huế (Trang 39 - 42)