Sau khi nhận xét phải kèm theo số liệu minh họa (bắt buộc phải xử lý số liệu đó) Cụ thể:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta trường chuyên thái nguyên (Trang 32 - 36)

số liệu đó). Cụ thể:

+ Đối với số liệu tuyệt đối (thường là bảng số liệu đề bài) khi nhận xét cần dẫn chứng số liệu bằng phép trừ và phép chia (lấy 2 mốc cần nhận xét trừ hoặc chia cho nhau). Hiệu số (hoặc thương) của nó là biểu hiện giá trị cao, thấp cho thấy đối tượng địa lí thay đổi, hay so sánh giữa chúng với nhau.

+ Đối với số liệu tương đối (bảng số liệu đã xử lý) thì dùng phép trừ.

+ Có thể lấy tổng số rồi chia trung bình để biết sự khác nhau của từng giai đoạn.

Hướng dẫn trả lời

1. Giao thông đường biển

a) Hệ thống cảng biển

Hệ thống cảng biển của nước ta phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam:

- Phía Bắc có 3 cảng chính: Cửa Ông, Cái Lân, Hải Phòng, trong đó quan trọng nhất là cảng Hải Phòng.

- Miền Trung: Duyên hải miền Trung, tính từ Thanh Hóa đến Bình Thuận do có đường bờ biển dài với nhiều vị trí thuận lợi để xây dựng cảng biển nên có số lượng cảng biển nhiều nhất nước ta (12 cảng): Cửa Lò, Vũng Áng, Nhật Lệ, Thuận An, Chân Mây, Đà Nẵng, Kì Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Cam Ranh, Phan Thiết. Trong đó, quan trọng nhất là cảng Đà Nẵng.

- Miền Nam: có một số cảng là Nhà Bè, Sài Gòn, Kiên Lương,… trong đó quan trọng nhất là cảng Sài Gòn.

b) Các tuyến đường biển chính

+ Hải Phòng – TP. Hồ Chí Minh là tuyến quan trọng nhất với quãng đường dài 1500 km. + Hải Phòng - Cửa Lò: 390 km. + Hải Phòng – Đà Nẵng: 500 km. + Cửa Lò – Đà Nẵng: 420 km. + Đà Nẵng – Quy Nhơn: 300 km. + Đà Nẵng – đảo Hoàng Sa: 390 km. + Quy Nhơn – Phan Thiết: 440 km. + Phan Thiết – Sài Gòn: 290 km.

- Các tuyến quốc tế chủ yếu xuất phát từ 2 cảng lớn nhất ở nước ta là cảng Hải Phòng và Sài Gòn đi đến nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

+ Hải Phòng – Hồng Kông: 900 km. + Hải Phòng – Tôkiô: 4350 km. + Hải Phòng – Vlađivôxtôc: 4500 km. + Hải Phòng – Manila: 1500 km. + TP. Hồ Chí Minh – Xingapo: 1170 km. + TP. Hồ Chí Minh – Băng Cốc: 1180 km. + TP. Hồ Chí Minh – Vlađivôxtôc: 4500 km. + TP. Hồ Chí Minh – Hồng Kông: 1720 km.

2. Vận tải đường biển

a) Tình hình vận tải

- Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng tăng nhanh, liên tục. Từ năm 1995 – 2007 tăng 31.783,3 nghìn tấn (gấp 2,3 lần).

- Khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hàng nội địa đều tăng, nhưng với tốc độ tăng khác nhau:

+ Hàng xuất khẩu tăng 3,1 lần. + Hàng nhập khẩu tăng 2,3 lần.

+ Hàng nội địa tăng nhanh nhất: tăng 5,9 lần.

- Hàng nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng cao nhất: năm 1995 chiếm 54,6%, năm 2007 là 38,6%.

- Do tốc độ gia tăng khác nhau nên tỉ trọng hàng hóa có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa, giảm tỉ trọng hàng xuất khẩu và nhập khẩu.

c) Cơ cấu hàng phân theo cảng

- Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn là 3 cảng lớn nhất nước ta, nhưng khối lượng hàng hóa vận chuyển chủ yếu thuộc 2 cảng Hải Phòng và Sài Gòn (chiếm 69,3% năm 2007).

- Tỉ trọng hàng hóa của các cảng có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của cảng Hải Phòng (tăng 7,4%), giảm tỉ trọng của cảng Sài Gòn (giảm 19,2%), cảng Đà Nẵng có tỉ trọng nhỏ và tăng không đáng kể (từ 5,7% lên 5,9%).

Trên đây là một số dạng câu hỏi thường gặp trong thi học sinh giỏi đối với Chuyên đề về sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Hi vọng với Chuyên đề này tôi mong muốn giúp ích phần nào các thầy cô giáo dạy Địa lí, các em học sinh phổ thông trong các đội tuyển thi học sinh giỏi Địa lí trong quá trình giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, muốn trả lời tốt tất cả các dạng câu hỏi thì việc nắm kiến thức cơ bản là nền tảng vững chắc cho tư duy và cơ sở cho sự thăng hoa sáng tạo. Như vậy, việc chuẩn bị cho thi học sinh giỏi các cấp, đặc biệt là thi học sinh giỏi quốc gia là một quá trình lâu dài và công phu cả về kiến thức, kĩ năng địa lí và kĩ năng tư duy.

Ngành dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới và mỗi quốc gia. Chính vì vậy, về mặt giáo dục và đào tạo, dịch vụ đã được đưa vào chương trình giảng dạy với mức độ khác nhau và đặc biệt là trong chương trình Địa lí lớp 12 với số tiết phân phối chương trình là 5 tiết. Do đó, cấu trúc đề thì học sinh giỏi các cấp ngày càng đi sâu hơn nữa vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch.

Với Chuyên đề này, đã đóng góp được phần nào những nội dung cơ bản và khái quát về sự phát triển và phân bố một số ngành dịch vụ ở nước ta. Từ đó đưa ra được một số dạng câu hỏi thường gặp để bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi Địa lí. Tuy nhiên, điểm khác của học sinh giỏi với học sinh thường là ở chỗ học sinh giỏi nắm kiến thức cơ bản địa lí vững chắc và toàn diện hơn, có kĩ năng địa lí hoàn thiện hơn và đặc biệt có tư duy địa lí linh hoạt và sâu sắc hơn. Ở mức độ cao hơn nữa, học sinh giỏi là những em có khả năng sáng tạo. Như vậy, muốn làm được bài thi được điểm cao, thì các em học sinh ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản, nắm được các dạng câu hỏi, bài tập thì cần kết hợp các kĩ năng về bản đồ, biểu đồ hay nhận xét bảng số liệu…

Mặc dù, Chuyên đề đã đưa ra được một số nội dung cũng như các dạng câu hỏi về ngành giao thông vận tải, thông tin lien lạc, thương mại, du lịch. Tuy nhiên, Chuyên đề cũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy cô và các em học sinh để Chuyên đề hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, 2002. Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Giáo dục.

2. Lê Thông (chủ biên). Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí - Trung học phổ thông, NXB Giáo dục.

3. Lê Thông (chủ biên), 2009. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.

4. Lê Thông (chủ biên). Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam,

NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

5. Lê Thông (chủ biên). Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí, NXB Giáo dục.

6. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (đồng chủ biên), 2008. Địa lí dịch vụ, tập 2, Địa lí giao thông vận tải, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), 2005. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

8. Các website: http://www.giaothongvantai.com.vn http://www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta trường chuyên thái nguyên (Trang 32 - 36)