Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch

Một phần của tài liệu Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta trường chuyên thái nguyên (Trang 26 - 27)

- Bước 3: Khái quát các mối liên hệ để đưa ra được nguyên nhân.

3. Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch

a) Đường ôtô

- Quốc lộ 1 từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến tận Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

- Quốc lộ 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang), nối thủ đô với trung tâm công nghiệp Việt Trì – Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc.

- Quốc lộ 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Kạn tới cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng).

- Quốc lộ 5 nối Hà Nội với Hải Phòng, qua thành phố Hải Dương, tuyến huyết mạch, là cửa ngõ xuất – nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc.

- Quốc lộ 6 nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến mang tính chiến lược đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc.

b) Đường sắt

- Đường sắt Thống Nhất chạy song song với tuyến quốc lộ 1 tạo nên 2 tuyến giao thông xuyên Việt có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

- Đường sắt Hà Nội – Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Bái nối với cửa khẩu Lào Cai sang Trung Quốc.

- Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

- Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn). - Đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta trường chuyên thái nguyên (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w