Nợ xấu theo ngành kinh tế của DNN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNGTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 55 - 59)

Ngành công nghiệp: Cũng tăng theo xu hướng chung, nhưng với tỷ lệ biến động nhỏ hơn so với các ngành khác. Năm 2010 nợ xấu của ngành tăng 2,17%, tức tăng 106 triệu đồng so với năm 2009, sang năm 2011 nợ xấu tiếp tục tăng thêm 9,08% tương đương 454 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2010, thời gian hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn kết thúc, ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến - thế mạnh của Cần Thơ, phải đối mặt với nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các DNNVV hoạt động trong ngành đã sử dụng nguồn vốn vay của mình không đúng mục đích khi đầu tư vào các kênh tài chính với đầy rủi ro, đến khi nền kinh tế khủng hoảng cũng là lúc các doanh nghiệp phải đối đầu với nguy cơ phá sản khi không bổ sung vốn lưu động kịp thời. Sang năm 2011, khi Chính phủ ban hành Nghi quyết 11 buộc các ngân hàng giảm dư nợ tín dụng xuống dưới 20%, đây được coi là bản án tử hình đối với những doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản vì rất khó để tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho nợ xấu ngành tăng qua các năm.

Ngành xây dựng: Đây là ngành có tỷ trọng nợ xấu cao nhất trong nhóm ngành (năm 2010 chiếm 40,73% trong tổng nợ xấu của DNNVV và tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong năm 2011 với gần 52%). Năm 2010, hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng liên tục phải đối diện với nhiều trở

Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại EXIMBank Cần Thơ

ngại. Diễn biến lạm phát trong nước làm giá các nguyên vật liệu chủ chốt tăng mạnh. Bất ổn tỷ giá chủ yếu theo hướng giảm giá đồng Việt Nam, khiến giá các nguyên vật liệu xây dựng nhập khẩu tăng cao. Nhiều công ty xây dựng cũng điêu đứng vì phí lãi vay cao, lại thêm sự đóng băng của thị trường bất động sản. Khó khăn chưa qua, sang năm 2011 tình hình càng trầm trọng thêm do lãi suất vẫn rất cao, nợ xấu các năm trước vẫn còn tồn động chưa giải quyết được, nên Ngân hàng cũng dè dặt khi cho vay đối với ngành này. Tất cả những bất lợi đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành này.

Bảng 2.14: Nợ xấu theo ngành kinh tế của DNNVV tại Eximbank Cần Thơ qua 3 năm 2009

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Công nghiệp 4.894 5.000 5.454 106 2,17 454 9,08 Xây dựng 6.770 7.808 13.519 1.038 15,33 5.711 73,14 TMDV 4.200 4.216 4.636 16 0,38 420 9,96 TM Nông - Lâm - Thủy sản 1.719 1.613 1.600 (106) (6,17) (13) (0,81) Ngành khác 431 532 947 101 23,43 415 78,01 Tổng 18.014 19.16 9 26.156 1.155 6,41 6.987 36,45

(Nguồn: Phòng khách hàng Doanh nghiệp tại Eximbank Cần Thơ)

Biểu đồ 2.10: Nợ xấu theo ngành kinh tế của DNNVV tại Eximbank Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011

GVHD: Ths. Phan Tùng Lâm GVHD: Huỳnh Tiểu Loan 39 Triệu đồng

Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại EXIMBank Cần Thơ

Ngành TMDV: Đây là ngành rất dễ chịu tác động từ những biến động kinh tế. Trong 3 năm nợ xấu của ngành luôn tăng nhưng với tỷ trọng không cao, năm 2010 tăng 0,38% so với năm 2009 và năm 2011 tăng thêm 9,96% so với năm 2010, nguyên nhân nợ xấu của ngành tăng là do trong năm có nhiều biến cố ảnh hưởng xấu đến ngành. Trước hết phải nói đến là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, kéo theo đó là sự đóng băng của thị trường bất động sản và gần đây nhất là việc ban hành Nghi quyết 11 của Chính phủ yêu cầu giảm dư nợ tín dụng < 20%, hạn chế tín dụng phi sản xuất, nhưng đây chỉ là những nguyên nhân khách quan khó lường trước được. Bên cạnh đó cũng tồn tại một số nguyên nhân chủ quan như việc một số doanh nghiệp tranh thủ nguồn vốn rẻ, sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư vào các thị trường khác với rủi ro cao như thị trường vàng và thị trường chứng khoán dẫn đến việc thua lỗ trầm trọng, một số doanh nghiệp còn đi đến phá sản.

Ngành TM nông, lâm, thủy sản & ngành khác: Đây là các ngành cũng có tốc độ nợ xấu tăng qua các năm và nguyên nhân cũng bắt nguồn từ sự bất ổn của nền kinh tế.

Tóm lại, nhìn chung nợ xấu của đối tượng DNNVV chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu của Chi nhánh, điều này cho thấy đây là các khoản vay có rủi ro cao. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV thiếu sự ổn định và dễ bị tác động trước những thay đổi của thị trường, khi nền kinh tế bất ổn các doanh nghiệp phải đối đầu với vô vàng khó khăn và khó khăn trước mắt là khoản nợ vay của Ngân hàng. Vì thế Ngân hàng cần có những biện pháp nhầm hạn chế sự gia tăng của nợ xấu của nhóm khách hàng này. Đồng thời, cũng góp phần giúp các DNNVV vừa có thể tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng, lại tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại EXIMBank Cần Thơ 2.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI EXIMBANK CẦN THƠ.

Bảng 2.15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 2010 2011 1. DSCV DNNVV Triệu đồng 4.619.171 5.150.490 5.547.120 2. DSTN DNNVV Triệu đồng 4.430.605 4.971.569 5.073.564 3. Dư nợ DNNVV Triệu đồng 1.256.857 1.435.778 1.909.334 4.Nợ xấu DNNVV Triệu đồng 18.014 19.169 26.156

5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.162.574 1.346.318 1.672.556 6. Vốn huy động Triệu đồng 1.525.315 1.866.898 2.160.000 7.Dư nợ / Vốn huy động Lần 0,82 0,77 0,88 8. Vòng quay vốn tín dụng (2/5) Vòng 3,81 3,81 3,03 9. Hệ số thu nợ (2/1) % 95,92% 96,53% 96,53% 10.Tỷ lệ nợ xấu (4/3) % 1,43% 1,34% 1,37% 2.3.1. Dư nợ DNNVV / Vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nó giúp ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động được chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt. Bởi nếu chỉ tiêu này lớn quá thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy ngân hàng sử dụng vốn huy động không đạt hiệu quả. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì vốn huy động chưa được sử dụng hết.

Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu này cả 3 năm từ 2009 - 2011 đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng tăng giảm không đều. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn của Chi nhánh là rất hiệu quả và cần được phát huy hơn nữa, tuy nhiên việc cho đối tượng DNNVV vay vốn là còn thấp, nghĩa là Chi nhánh vẫn còn dè dặt trong việc cho các DNNVV vay vốn. Tuy trong hai năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn của các NHTM, nhưng tình hình cũng không mấy khả quan. Vấn đề thực ra trước hết là nằm ở phía các DNNVV và các chính sách vĩ mô liên quan hơn là ở phía thủ tục vay vốn của Chi nhánh, với những điểm

Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại EXIMBank Cần Thơ

chung của các DNNVV là thiếu tài sản và nguồn vốn, hệ thống kế toán và các báo cáo tài chính không phù hợp với chuẩn mực, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, dễ bị tổn thương trước ảnh hưởng của môi trường là những nguyên nhân chính khiến cho các DNNVV khó tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNGTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 55 - 59)