Phân tích tình hình dư nợ DNN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNGTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 48)

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ đối với DNNVV trong tổng dư nợ của Eximbank Cần Thơ qua 3 năm 2009-2011.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2009 2010 2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ 1.951.300 100% 2.951.580 100% 3.031.810 100%

Dư nợ DNNVV

1.256.857 64,40% 1.435.778 51,35% 1.909.334 62,98%

Khác 694.443 35,60% 1.515.802 48,65% 1.122.476 37,02%

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ)

Sau khi đánh giá các chỉ tiêu DSCV và DSTN, ta xem xét đến dư nợ của DNNVV. Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm mà Ngân hàng hiện cho vay bao nhiêu và là các khoản sẽ phải thu về. Qua dư nợ ta sẽ thấy được quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng.

Trong tổng cơ cấu dư nợ của Ngân hàng thì dư nợ đối với DNNVV chiếm tỷ trọng khá lớn trên 50%, điều này cho thấy các khoản tín dụng này càng hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Quy mô tín dụng DNNVV sẽ ngày càng được mở rộng và đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Việc mở rộng hoạt động cho vay DNNVV Ngân hàng có ưu điểm tạo ra nhiều lợi nhuận, do cho vay DNNVV với mức lãi suất thường cao và khả năng thương lượng của các doanh nghiệp này thấp hơn doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, phát triển tín dụng DNNVV rất được khuyến khích, bởi nó phù hợp với đặc điểm kinh tế đa phần là DNNVV của khu vực, tín dụng phát triển đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn nhiều hơn, giúp các doanh nghiệp khắc phục được khó khăn lớn nhất là thường xuyên thiếu vốn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNGTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 48)