4. Cấu trúc của tiểu luận
3.2 Các giải pháp nhằm giữ gìn, kế thừa và phát huy mỹ thuật truyền thống trong mỹ thuật
thống trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
Sự phát triển của xã hội, bao giờ cũng do nhiều nguyên nhân thúc đẩy. Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã từng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về những nguyên nhân này. Câu trả lời về vấn đề này của chủ nghĩa Mác – Lênin là sự khẳng định vai trò quyết định của nhân tố kinh tế đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Vì vậy, phương thức sản xuất của một xã hội chính là cơ sở vật chất cho sự phát triển mọi mặt của xã hội.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, rõ ràng việc kế thừa và phát huy mỹ thuật truyền thống đang là mục tiêu thu hút sự chú ý của toàn Đảng, toàn dân ta và là một nhiệm vụ lịch sử trọng đại của tất cả nghệ sĩ trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Lịch sử là có tính liên tục, giai đoạn sau đón nhận những tư liệu (vật chất và tinh thần) do giai đoạn trước tạo ra, cải tạo chúng và phát triển lên. Kinh nghiệm của các nước Á Đông đã thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho thấy việc phát huy truyền thống tích cực của quá khứ, nhất là truyền thống văn hóa trong xã hội hiện đại không chỉ là một khả năng, một thực tế mà còn là một nhân tố quan trọng làm nên kỳ tích phát triển được cả thế giới ngưỡng mộ. Truyền thống tác động nhiều đến hiện đại, đương nhiên là cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Nó có thể kìm hãm, níu áo, cũng có thể phát huy, thúc đẩy sự phát triển của hiện tại. Điều cần chú ý là, sự tác động tiêu cực của những thói quen xấu, những hủ tục lạc hậu thường là tự phát và chi
phối hành vi con người một cách vô thức; còn sự tác động tích cực của truyền thống chỉ thực sự có ý nghĩa to lớn khi nó được thẩm định và phát huy một cách chủ động và tự giác. Truyền thống cũng là một động lực, nhưng không phải là tồn tại song song với các động lực do yếu tố hiện đại đưa lại. Vấn đề là tư liệu truyền thống phải hòa nhập với tư liệu hiện đại để cùng với tư liệu hiện đại đến với con người và làm cơ sở tạo nên con người vừa truyền thống vừa hiện đại. Hai mặt này phải thống nhất biện chứng với nhau trên cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển của hiện đại. Vậy để thực hiện công việc kế thừa và phát huy mỹ thuật truyền thống ngày một tốt hơn thì cần phải có nhiều yếu tố.
Thứ nhất, muốn phát huy tối đa nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển của mỹ thuật dân gian, nhất thiết chúng ta phải làm sống dậy và phát huy sức mạnh của văn hóa truyền thống - yếu tố đã từng làm nên cội nguồn của sức mạnh dân tộc, giúp dân tộc ta vượt qua bao thăng trầm của lịch sử.
Thứ hai, cùng với đó, để giữ gìn, kế thừa và phát huy mỹ thuật truyền thống Việt Nam hiện nay mỗi cá nhân, mỗi tập thể cùng chung sức phấn đấu để nền mỹ thuật Việt Nam đương đại ngày càng phát triển hơn nữa. Đi vào đổi mới để phát triển, để chấn hưng nền mỹ thuật dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XXI, để mở cửa và hội nhập quốc tế, nhất định chúng ta phải quảng bá những di sản văn hóa, những tinh hoa tư tưởng Việt Nam, những tác phẩm nghệ thuật hiện đại có giá trị truyền thống cao trong giao lưu, tiếp xúc và đối thoại với các nền nghệ thuật của các dân tộc trên thế giới. Điều đó không chỉ có ý nghĩa thuần túy về văn hóa nghệ thuật mà còn có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế, xã hội. Chúng ta phải “làm cho tính truyền thống thấm sâu vào cá nhân họa sĩ, hoàn thiện giá trị mới của họa sĩ Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và phát huy tính sáng tạo mang tính thời đại.
Thứ ba, để thiết thực hơn, cần hỗ trợ thêm kinh phí cho các triễn lãm mỹ thuật dân gian, mở các khoa mỹ thuật truyền thống, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các sinh viên đăng ký vào các ngành này.
Thứ tư, Trong Việc giáo dục mỹ thuật ở bậc phổ thông cần linh hoạt chứ không nên cứng nhắc như chương trình hiện tại. Tổ chức được cho học sinh tham quan, tìm hiểu thực tế các làng nghề truyền thống (như làng nghề dệt, làng nghề gốm - sứ, làng nghề tranh dân gian...) sẽ giúp các em hiểu sâu hơn, thực chất hơn là chỉ có lý thuyết.
Bên cạnh đó, cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho mỹ thuật là việc làm cấp thiết hiện nay, bởi mãi đến giờ ta vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp, thiếu quy hoạch tổng thể mỹ thuật trong không gian đô thị, nhiều nơi còn chắp vá, tùy tiện. Hà Nội và TPHCM cần được đầu tư xứng tầm, xây dựng Bảo tàng mỹ thuật đương đại, khu triển lãm nghệ thuật quy mô lớn, có thể tổ chức các sự kiện tầm cỡ quốc tế. Hai ngành có mối quan hệ mật thiết ví như “anh em ruột” là kiến trúc và mỹ thuật lẽ ra phải song hành, trong khi thực tế ở Việt Nam đa phần việc quy hoạch xây dựng đô thị chỉ chú trọng kiến trúc mà xem nhẹ, thiếu quan tâm đến mỹ thuật.
Ngoài ra, nên tạo thêm nhiều sân chơi, tổ chức nhiều cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật truyền thống nhằm phát huy nền mỹ thuật dân gian Việt Nam.
Kết luận.
Trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, hầu như đất nước nào cũng đứng trước thử thách của phát triển. Chúng ta chủ trương tìm kiếm con đường phát triển riêng phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hóa truyền thống của riêng mình. Việc kế thừa và phát huy mỹ thuật truyền thống Việt Nam trong giai đoạn hiện đại là một vấn đề không còn mới ở nước ta. Để nhiệm vụ đó được tiến triển nhanh chóng, chúng ta cần phải ra sức kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc đã được hình thành và hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Sự nghiệp đổi mới của chúng ta diễn ra trong thời đại mở cửa và hội nhập
sâu rộng vào đời sống quốc tế, trong đó có đời sống văn hóa. Mở cửa và hội nhập về văn hóa là quá trình giao lưu, học hỏi, là quá trình “cho” và “nhận” các giá trị văn hóa, tinh thần giữa các dân tộc. Chỉ có đứng vững trên những quan điểm phương pháp luận khoa học, chúng ta mới kế thừa và phát huy mạnh mẽ những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của dân tộc, góp phần quan trọng trong việc kế thừa và phát huy mỹ thuật truyền thống Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Đến đây, qua nhiều kiểm chứng từ các phân tích và dẫn chứng, có thể đã sáng tỏ hơn về ảnh hưởng của mỹ thuật truyền thống đối với mỹ thuật đương đại. Theo họa sĩ, nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân, chúng ta chắc tin rằng truyền thống không thể mất đi mà chỉ có kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống ngày càng tốt hơn. Mọi giá trị của hiện đại cho dù có đi xa đến đâu thì cũng bắt nguồn từ truyền thống.
Tài liệu tham khảo
1. Thái Bá Vân, trong Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa, Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật và Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1993, tr.194, 205. 2. . Nhiều tác giả, Trước hết là giá trị con người, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật và Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2008, tr.148, 133.
3. Phạm Thị Chỉnh Lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
Phụ lục hình ảnh
(H.1.2) Trống đồng Ngọc Lũ
(H.1.4) Tượng người quỳ làm chân đèn (Lạch Trường, Thanh Hóa) cao 32 cm
Tượng người ngồi thổi kèn trên cán gáo dài 17,8 cm (Việt Khê – Hải Phòng) (H1.5)