THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu Matlab và ứng dụng trong giảng dạy môn điện tử công suất (Trang 29 - 37)

Để có các số liệu điều tra này, Tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu qua Google driver.

Những câu hỏi tác giả xây dựng trong phiếu điều tra thực trạng việc giảng dạy môn điện tử công suất ( phụ lục 1) tác giả đã bám sát theo sơ đồ:

14

Hình 2.1 :Tháp học tập( Learning Pyramid) thể hiện tỉ lệ phần trăm khả năng tiếp thu kiến thức tương ứng với các hoạt động học tập của sinh viên.

Đối tượng điều tra là các giảng viên, cựu sinh viên, sinh viên ở các Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bưu Chính Viễn Thông, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Công nghiệp Nam Định, Possco E&C Việt Nam, Fuji Corp., Đại học Đà Lạt.

Sau 45 ngày, tác giả đã thu được 182 phiếu trả lời với các số liệu thu thập được cụ thể như sau:

15

Bảng 2.1: Đánh giá thái độ của người học

Thái độ của người học Số lượng Phần trăm

Rất thích 2 1%

Thích 41 23%

Bình thường 94 53%

Không thích 45 23%

Khác 0 0%

Hình 2.2: Đánh giá thái độ người học đối với môn điện tử công suất

Từ thực tế thu được khi đặt câu hỏi “Thái độ của anh chị đối với môn điện tử công suât?” có 53% số người học tỏ thái độ bình thường, 23% người học tỏ thái độ không thích, 23% người học thích, và chỉ có 1% người học rất thích môn điện tử công suất.

Và khi người học trả lời câu hỏi “cảm xúc của anh chị về môn điện tử công suất?”Điều thú vị ở đây là sự ra đời môn điện tử công suất vào thế kỷ 20 được cả thế giới đánh giá là một bước ngoặt trong công nghệ, cũng như đánh dấu thú vị những ứng dụng quan trọng của môn học vào thực tế.

Thái độ của anh chị đối với môn điện tử công suất

Rất thích thích

Bình thường

Không thich Khác

16

Bảng 2.2: Đánh giá cảm xúc của người học đối với môn điện tử công suất.

Cảm xúc người học về môn điện tử công suất Số lượng Tỷ lệ phần trăm Rất khó 38 20.5% Khó 128 70% Bình thường 15 8% Dễ 1 0.5% Cảm xúc của người học … Rất khó Khó

Hình 2.3: Cảm xúc của người học đối với môn điện tử công suất

Chiếm đến 73% số người trả lời đánh giá khó, 23% đánh giá rất khó, 5% đánh giá bình thường và chỉ 1% đánh giá dễ.

Qua đây, chúng ta thấy tránh nhiệm của giáo viên đối với môn điện tử công suất là rất lớn. Giáo viên cần thiết kế việc giảng dạy làm sao để thúc đẩy việc học, khuyến khích khả năng tự quyết và tư duy độc lập ở sinh viên.

Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình

17

này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan.

Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống.

Bảng 2.3: Đánh giá hoạt động của người học trong môn điện tử công suất.

Hoạt động của người học Thường xuyên

Đôi khi Ít khi

Nghe giảng và ghi chép 109 49 16

Trao đổi, thảo luận để giải quyết bài tập thầy cho trên lớp

50 111 13

Làm thực hành 26 56 100

Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề môn học

30 86 66

Hình 2.4: Hoạt động của người học trong môn điện tử công suất

0 20 40 60 80 100 120 Nghe giảng và ghi chép

Trao đổi thảo luận với bạn giải quyết bài

tập thầy cho trên lớp Làm thực hành Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề môn học Thường xuyên Đôi khi Ít khi

18

Trong những hoạt động thường xuyên của sinh viên chỉ là ghi chép bài đầy đủ (chăm chỉ chép bài) 109/182 sinh viên thường xuyên nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ nhưng thật đáng buồn khi hoạt động thường xuyên có tỷ lệ rất ít thực hành có 26 ý kiến, đề xuất giải quyết các vấn đề môn học có 30 ý kiến, trao đổi thảo luận chỉ chiếm 50 ý kiến.

Kết quả ở trên cho chúng ta thấy một thực trạng việc học môn điện tử công suất có nhiều điều cần được lưu tâm. Đó là cách học thụ động ở sinh viên hay chương trình đào tạo tại các trường chú trọng vào lý thuyết mà coi nhẹ việc thực hành?

Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay nói chung và thực trạng việc dạy học môn điện tử công suất nói riêng bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn khá nhiều điều bất cập, trong đó tồn tại lớn nhất tập trung vào chất lượng đào tạo chưa cao. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, những người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã bày tỏ quan điểm của mình về thực trạng này, đồng thời chỉ ra khá nhiều nguyên nhân dẫn tới sự bất cập giữa quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo. Trong đó các nguyên nhân chính tập trung vào sự yếu kém, bất hợp lý trong phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên giảng dạy, chương trình đào tạo, tài liệu học tập, giáo trình...

Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.

Bức tranh chung về phương pháp giảng dạy tại các cấp học của chúng ta hiện nay là tập trung vào kỹ năng tư duy phân tích, nghĩa là dạy cho người học cách hiểu các khái niệm, thảo luận theo phương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng đi không đúng, tìm ra câu trả lời đúng nhất. Thậm chí, nhiều nơi phương pháp thuyết trình (thầy giảng, trò ghi) vẫn chiếm ưu thế. Phương pháp giảng dạy này đã làm mất đi một hình thái khác của tư duy đó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo tập trung vào

19

khám phá các ý tưởng, phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì chỉ có một.

Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của người học trong việc tiếp cận tri thức. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho người học sự trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo trong tư duy khoa học. Người học còn quan niệm rằng chỉ cần học những gì giảng viên giảng trên lớp là đủ. Ngoài ra, sự thụ động của họ còn thể hiện qua phản ứng của họ đối với bài giảng của giảng viên trên lớp. Họ chấp nhận tất cả những gì giảng viên trình bày. Sự giao tiếp trao đổi thông tin trong lớp học hầu như chỉ mang tính một chiều [14].

Bảng 2.4:Thực trạng ứng dụng phần mềm Matlab vào giảng dạy.

Hình 2.5: Thực trạng ứng dụng phần mềm Matlab vào giảng dạy.

Thực trạng ứng dụng Matlab vào giờ học Có sử dụng Không sử dụng Giờ học lý thuyết 60 122 Giờ học thực hành 67 115 0 20 40 60 80 100 120 140

Giờ học lý thuyết Giờ học thực hành

Có sử dụng không sử dụng

20

Bảng 2.5: Đánh giá của người học khi phần mềm Matlab được ứng dụng vào giờ học

Đánh giá ứng dụng phần mềm Matlab Số lượng Tỷ lệ phần trăm

Trực quan hơn 32 51%

Dễ hiểu hơn 18 29%

Hứng thú lôi cuốn hơn 6 9%

Không hứng thú với việc giáo viên ứng dụng phần mềm Matlab

5 8%

Khó hiểu hơn 1 2%

Đánh giá ứng dụng phần mềm Matlab

Hình 2.6: Đánh giá của người học khi phần mềm Matlab được ứng dụng vào giờ học

Việc thay đổi phương pháp dạy học cũ và ứng dụng một số phần mềm vào trong tiết học, trong giờ thực hành. Việc ứng dụng phần mềm Matlab vào trong các giờ học

21

51% đánh giá trực quan hơn, 29% đánh giá dễ hiểu hơn, 9% đánh giá hứng thú lôi cuốn hơn, 2% đánh giá khó hiểu hơn, 8% đánh giá không quan tâm tới việc giáo viên ứng dụng phần mềm Matlab vào giờ học.

Từ những số liệu trên, khi ứng dụng phần mềm Matlab vào giảng dạy giáo viên và học sinh cần có một số kiến thức về Matlab nhất định, kỹ năng sử dụng máy tính. Tuy việc áp dụng phần mềm Matlab/Simulink mô phỏng mạch điện tử công suất làm tăng chất lượng bài giảng giáo viên cũng có thể thấy tính trực quan và hứng thú mà phần mềm đem lại làm cho hoạt động học tập trở nên tích cực hơn. Nhưng sử dụng phần mềm Matlab nói riêng và phần mềm mô phỏng nói chung không phải là phương pháp vạn năng trong dạy học. Mà cần kết hợp với phương tiện, nghiệp vụ sư phạm cũng như ý thức học tập của người học mới có được hiệu quả thực sự như mong muốn.

Một phần của tài liệu Matlab và ứng dụng trong giảng dạy môn điện tử công suất (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)