Giải pháp cho Việt Nam thời gian tớ

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MALAYSIA VÀ GIẢI PHÁP đối với VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

Xuất khẩu:

Đối với Chính phủ:

Thứ nhất là các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu: cấp tín dụng cho xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp về tìm kiêm thị trường, quảng bá sản phẩm,.. thông qua hoạt động xúc tiên thương mại; tăng cường tổ chức có hiệu quả các cuộc hội thảo về đề tài xuất khẩu có sự tham gia của Chính phủ, các doanh nghiệp, các học giả, chuyên gia,...

Thứ hai làđầu tư nghiên cứu cụ thể và có kê hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt chú ý phát triển ngành logistic – ngành có mối quan hệ chặt chẽ và vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất – nhập khẩu của mỗi quốc gia. Đây là ngành mà Việt Nam có thể tận dụng lợi thê về vị trí địa lý của mình để phát triển.

Thứ balà việc tham gia tích cực hơn vào các tổ chức kinh tê, từ đó ký kêt các Hiệp định kinh tê – thương mại,...

Thứ tư là việc cải thiện môi trường đầu tư trong nước, đồng thời khuyên khích đầu tư ra một số nước kém phát triển hơn như các nước châu Phi, Trung Đông để khai thác

các lợi thê có lợi cho quan hệ thương mại với các thị trường này. Đây là những thị trường được đánh giá là có sức hấp dẫn nhất hiện nay đối với các nhà đầu tư Việt Nam.

Thứ năm là cần phải có quy định rõ ràng hơn trong việc quy định các tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng xuất khẩu.

Thứ sáu là sự hỗ trợ trong việc đào tạo phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ bảy, ở một mức độ nào đó, cần có chê độ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để giảm các rủi ro trong xuất khẩu cho các doanh nghiệp đồng thời nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu.

Đối với các doanh nghiệp

Xuất khẩu

Thứ nhất, điều cần thiêt cơ bản là doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu của mình.

Thứ hai, cần có các chiên lược xuất khẩu rõ ràng như thị trường xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu, chiên lược marketing,... để có hướng đi đúng.

Thứ ba, doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường rõ ràng hơn để tránh trường hợp có những doanh nghiệp khi trực tiêp làm ăn rồi mới biêt rõ đối tác nên gặp nhiều khó khăn không dễ dàng giải quyêt.

Thứ tư, cần có đội ngũ chuyên trách mảng xuất khẩu với chất lượng đảm bảo, đặc biệt nhân viên chuyên về hoạch định chiên lược và kỹ kêt, soạn thảo hợp đồng.

Nhập khẩu:

Thứ nhất, để cải thiện hiện tượng hàng nhập khẩu ồ ạt, tràn lan mà chất lượng kém như hiện nay, đặc biệt là sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhà nước cần có quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về chủng loại và tiêu chuẩn hàng nhập khẩu, các cơ quan tổ chức có trách nhiệm trong kiểm tra, kiểm soát hàng nhập khẩu cần hoạt động nghiêm túc hơn.

Thứ hai, trong khi còn cần thiêt sử dụng công cụ hạn ngạch nhập khẩu, Chính phủ cần có biện pháp hạn chê hiện tượng tiêu cực trong cấp giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu cho các đơn vị.

Thứ ba, Việt Nam cũng có thể thực hiện có hiệu quả hơn luật chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu vi phạm; cần mạnh tay hơn nữa trong quá trình thi hành luật.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MALAYSIA VÀ GIẢI PHÁP đối với VIỆT NAM (Trang 31 - 33)