Giám sát (monitoring) các tác động môi trường

Một phần của tài liệu Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển (Trang 54 - 147)

Giám sát môi trường là tổ hợp các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ và tổ chức bảo đảm kiểm soát một cách có hệ thống trạng thái và sự biến đổi chất lượng môi trường do tác động của việc thực hiện các dự án gây ra. Giám sát môi trường bao gồm quan trắc, đo đạc, thu thập, phân tích và thông tin về chất lượng môi trường. Giám sát các tác động môi trường là một đề xuất quan trọng của ĐGTĐMT, nhằm mục đích:

• Đảm bảo các tác động không vượt qúa tiêu chuẩn cho phép

• Kiểm tra các biện pháp giảm thiểu đ∙ được đề nghị trong báo cáo ĐGTĐMT • Cảnh báo sớm về những thiệt hại môi trường tiềm năng có thể xảy ra

VI.1. Các kiểu giám sát

Một số dạng giám sát thường được sử dụng là:

• Giám sát nền là đo đạc, tổng hợp, phân tích các thông số môi trường trong suốt thời kỳ tiền dự án nhằm xác định bản chất và các giới hạn biến thiên tự nhiên và để xác định bản chất của sự biến đổi môi trường. • Giám sát tác động bao gồm các phép đo, xử lý, phân tích và đánh giá các thông số môi trường trong khi

xây dựng và vận hành dự án nhằm theo dõi những biến động môi trường do dự án gây ra.

• Giám sát bắt buộc phải tiến hành dưới hình thức lấy mẫu định kỳ hoặc tiến hành đo liên tục các thông số môi trường nhằm bảo đảm các yêu cầu giám sát đ∙ đề ra trong phần giảm thiểu và quản lý các tác động (xem thêm mục IV.6).

VI.2. Nguyên tắc và yêu cầu giám sát

Giám sát phải liên kết với công tác dự báo môi trường trong bước đánh giá tác động (xem thêm mục IV.4) và đảm bảo cung cấp những thông tin về các vấn đề sau:

• Bản chất của tác động; • Cường độ tác động;

• Quy mô l∙nh thổ của tác động; • Thời gian tác động;

• Tần suất tác động; • ý nghĩa của tác động;

• Độ tin cậy của các dự báo về tác động.

Các chương trình quan trắc cần phải được xem xét tổng kết một cách thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả, đồng thời giúp xác định được thời điểm cần ngừng quan trắc.

VI.3. Tổ chức và báo cáo giám sát

Một tổ chức giám sát môi trường gồm các bộ phận sau: • Tổ chức: phụ trách hành chính và nhân sự

• Mạng lưới: nghiên cứu hệ thống mạng lưới, quy trình, quy phạm đặt trạm, quan trắc, cung cấp vật tư thiết bị cho hệ thống mạng lưới.

• Hệ thống phòng thí nghiệm: có thể tổ chức phòng thí nghiệm trung tâm, phòng thí nghiệm vùng và phòng thí nghiệm trạm tùy theo nhu cầu giám sát tác động.

• Kiểm soát, lưu trữ số liệu: kiểm soát số liệu do các phòng thí nghiệm và các trạm gửi tới, lưu trữ và cung cấp số liệu thông tin, dự báo và cảnh báo về môi trường

Các bước cần thiết khi xây dựng một chương trình giám sát môi trường:

• Xác định quy mô và các chỉ tiêu giám sát (chất lượng môi trường, các thay đổi của môi trường kinh tế - x∙ hội)

• Quyết định phương thức thu thập các thông tin sẽ được sử dụng trong quá trình ra quyết định; • Xác định địa điểm quan sát, đo đạc và lấy mẫu

• Lựa chọn các chỉ tiêu chính cần đo trực tiếp • Yêu cầu về mức độ chính xác đối với số liệu

• Tận dụng các số liệu sẵn có bằng cách tổ chức quan trắc sao cho số liệu thu thập được tương ứng với số liệu đ∙ có;

46 • Tập hợp và sử dụng các số liệu do nhân dân cung cấp;

VI.4. Cơ quan có trách nhiệm giám sát môi trường

• Cục Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường; • Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường;

• Các Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của các Bộ, Ngành; • Các cơ quan chủ dự án.

47 Phần bốn: Phụ lục

Phụ lục I.1. Một số thuật ngữ môi trường

Đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT) Environmental Impact Assessment (EIA)

Công tác nhận dạng, dự báo, diễn giải và trao đổi thông tin về tác động của một hoạt động đến sức khoẻ và nguồn lợi của con người, trong đó có nguồn lợi của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến sự sống còn của con người.

Đánh giá môi trường chiến lược Strategic Environmental Assessment

Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình đánh giá tác động cho các chính sách, các kế hoạch và các chương trình phát triển một cách chính thức, có hệ thống và toàn diện; chuẩn bị một báo cáo trình bày các kết quả đánh giá; sử dụng các kết quả đó phục vụ cho việc hoạch định chính sách.

Đánh giá tác động x∙ hội Social Impact Assessment

Đánh giá tác động x∙ hội là một ĐGTĐMT chuyên về đánh giá những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của trật tự x∙ hội, đặc biệt là đánh giá các tác động của dự án có thể gây ra cho quan hệ x∙ hội, cho cộng đồng, cho chất lượng và lối sống, cho ngôn ngữ, tập quán và các thông số khác của dân cư.

Đánh giá tác động sức khoẻ Health Impact Assessment

Đánh giá tác động sức khoẻ là một ĐGTĐMT chuyên về nghiên cứu các tác động sức khoẻ, tập trung vào xác định tỷ lệ người ốm và người chết do dự án phát triển gây ra.

Đánh giá báo cáo ĐGTĐMT Review of EIA report

Đánh giá báo ĐGTĐMT được tiến hành bởi một nhóm các chuyên gia và theo các nội dung sau đây: a) Báo cáo đ∙ đề cập đến tất cả các tác động có ý nghĩa được xác định trong bước xác định phạm vi hay chưa,

b) So sánh nội dung của báo ĐGTĐMT với Đề cương ĐGTĐMT đ∙ được phê duyệt có phù hợp hay không.

Đánh giá môi trường sơ bộ

Preliminary Environmental Assessment

Đánh giá tác động môi trường sơ bộ là bước tiếp theo bước lược duyệt môi trường, có nhiệm vụ nhận dạng các tác động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động đ∙ rõ ràng của một dự án. Tất cả các dự án đều phải tiến hành đánh giá môi trường sơ bộ.Tuy nhiên, kết quả của đánh giá môi trường sơ bộ đối với các loại dự án (được phân chia từ bước lược duyệt môi trường) khác nhau: đối với các dự án “không cần đánh giá tác động môi trường” là bản đăng ký đạt chất lượng môi trường; đối với các dự án “cần đánh giá tác động môi trường” là đề cương (kế hoạch) ĐGTĐMT và đối với các dự án “chưa rõ có cần ĐGTĐMT hay không” có thể là bản đăng ký đạt chất lượng môi trường hoặc kế hoạch ĐGTĐMT trong trường hợp cần tiến hành ĐGTĐMT chi tiết.

48

Đánh giá tác động môi trường chi tiết Detailed Environmental Impact Assessment

Đánh giá tác động môi trường chi tiết là bước tiếp theo của quy trình ĐGTĐMT sau bước xác định phạm vi. ĐGTĐMT chi tiết bao gồm việc đánh giá tác động (nhận dạng, dự báo và đánh giá ý nghĩa của các tác động); đề xuất các biện pháp giảm thiểu, kế hoạch quản lý tác động và lập báo cáo ĐGTĐMT.

Đánh giá tác động Impact Assessment

Đánh giá tác động (một khâu trong ĐGTĐMT chi tiết) có nhiệm vụ:

• Nhận dạng các tác động một cách chi tiết về kiểu của tác động (tác động kinh tế x∙ hội, tác động vật lý, tác động sinh học ...); tác động trực tiếp hay gián tiếp; tác động tích dồn hay tác động riêng rẽ; nguyên nhân gây tác động.

• Xác định bản chất của tác động (cường độ, quy mô,thời đoạn của tác động...) • Đánh giá ý nghĩa của tác động.

Đền bù

Compensation

Đền bù là việc bù đắp (bằng tiền, bằng vật chất, bằng chỗ ở mới...) cho sự mất mát do việc triển khai dự án.

Báo cáo ĐGTĐMT EIA Report/Statement

Báo cáo ĐGTĐMT là tài liệu trong đó trình bày các kết quả ĐGTĐMT cho các nhà hoạch định chính sách, trong một số trường hợp cho công chúng.

Biện pháp giảm thiểu Mitigation Measure

Biện pháp giảm thiểu là hoạt động phòng ngừa hoặc làm tối thiểu hóa các tác động tiêu cực và làm tăng giá trị của các tác động tích cực.

Chỉ tiêu sàng lọc môi trường Screening Criteria

Chỉ tiêu sàng lọc môi trường là các tiêu chuẩn dùng để lựa chọn các phương án theo nhu cầu ĐGTĐMT.

Chu trình dự án Project Cycle

Chu trình dự án là vòng khép kính thực hiện của một dự án, thông thường được chia ra các giai đoạn (bước) chính sau: nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thiết kế và công nghệ, triển khai xây dựng và cuối cùng là giám sát, đánh giá dự án.

Danh mục kiểm tra dùng để đánh giá Review Checklist

Danh mục kiểm tra dùng để đánh giá là danh mục kiểm tra được sử dụng cho mục đích đánh giá ĐGTĐMT (báo cáo, quy trình...).

Danh mục kiểm tra Checklist

Danh mục kiểm tra là một biểu bảng, trong đó các yếu tố, các đặc trưng và các quá trình môi trường được liệt kê, người sử dụng cho công tác ĐGTĐMT đánh dấu ghi nhận và đánh giá sự hiện diện của

49 các tác động hoặc dưới dạng trả lời các câu hỏi ghi sẵn dưới dạng có / không / nghi ngờ. Danh mục kiểm tra có thể rất đơn giản và cũng có thể rất phức tạp.

Đánh giá rủi ro Risk Assessment

Đánh giá rủi ro là đánh giá “khả năng”, xác suất của các sự cố môi trường nguy hiểm có thể xảy ra (rò rỉ phóng xạ của những nhà máy điện hạt nhân, rò rỉ các độc tố của những nhà máy hóa chất...) cũng như các hậu quả môi trường của chúng. Việc phát triển một số ngành công nghiệp như năng lượng nguyên tử, hóa chất có một khả năng nhất định, mặc dầu xác suất rất nhỏ, xảy ra các sự kiện môi trường có hậu quả rất nguy hiểm, đòi hỏi phải tiến hành đánh giá xác suất xảy ra các rủi ro (sự cố) môi trường nguy hiểm.

Giám sát các tác động môi trường Monitoring of Environmental Impacts

Giám sát các tác động môi trường là tổ hợp các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ và tổ chức nhằm kiểm soát các thông số về môi trường, x∙ hội và sức khoẻ chịu ảnh hưởng của việc xây dựng và vận hành của một dự án. Giám sát môi trường bao gồm các nội dung quan trắc, đo đạc, thu thập, phân tích và thông tin về chất lượng môi trường (tự nhiên, x∙ hội, sức khoẻ...).

Hành động phát triển Development action

Mọi chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án (xây dựng và vận hành) và có ảnh hưởng đến môi trường được gọi là hành động phát triển.

Kiểm toán tác động môi trường Auditing of Environmental Impact

Sự so sánh các tác động được dự báo trong báo cáo ĐGTĐMT đ∙ được phê duyệt với các tác động thực tế do việc xây dựng và vận hành của dự án phát triển (số liệu do chương trình giám sát tác động cung cấp). Việc so sánh này cho phép kiểm tra tính hữu ích, tính chính xác của các phương pháp dự báo, qua đó góp phần hoàn thiện công tác ĐGTĐMT.

Kiểm tra môi trường sơ bộ

Initial Environmental Examination (IEE)

Xem đánh giá môi trường sơ bộ

Kế hoạch (nội dung hay đề cương) ĐGTĐMT Term of References

Kế hoạch (nội dung hay đề cương) ĐGTĐMT là những yêu cầu chỉ đạo việc thực hiện ĐGTĐM, các tham khảo cần tiến hành, các số liệu cần phải đo đạc và nội dung của báo cáo ĐGTĐMT phải trình hội đồng thẩm định. Thông thường kế hoạch ĐGTĐMT bằng văn bản và được các cơ quan quản lý (Cục Môi trường, các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường) thông qua . Nội dung của một ĐGTĐMT là kết quả của bước xác định phạm vi.

Sàng lọc môi trường Environmental Screening

Sàng lọc môi trường là cơ chế dùng để xác định mức độ cần thiết ĐGTĐMT của các dự án. Hiện tại có hai cách được dùng để sàng lọc các dự án. Cách thứ nhất, các nhà quản lý đưa ra danh sách các dự án theo mức độ cần thiết ĐGTĐMT. Cách thứ hai, các nhà quản lý môi trường tiến hành sàng lọc các dự án theo một bộ chỉ tiêu và quyết định mức độ cần thiết ĐGTĐMT cho các dự án.

Môi trường Environment

50 • Đất, nước và không khí, tất cả các lớp của khí quyển;

• Tất cả vật chất vô cơ và hữu cơ, các loài và sinh vật sống, bao gồm cả loài người; • Các hệ thống tự nhiên do sự tương tác của các thành phần trên tạo thành;

• Các điều kiện x∙ hội, kinh tế và văn hóa ảnh hưởng đến con người và cộng đồng; • Mọi cấu trúc và sự vật do con người tạo ra.

Môi trường nền

Environmental Baseline Condition

Hiện trạng và xu thế của môi trường hoặc các thành phần môi trường chịu tác động của một hành động phát triển.

Nghiên cứu nền Baseline Study

Thu thập và diễn giải các thông tin về hiện trạng và xu thế của môi trường chịu ảnh hưởng của một hoạt động phát triển. Nghiên cứu nền bao gồm các nghiên cứu trong phòng, trên các văn liệu và ngoài thực địa.

Giá trị gưỡng

Threshold Limit Value

Nồng độ của một chất trong không khí mà phần lớn công nhân làm việc trong đó đảm bảo không bị các tác động bất lợi (ngưỡng giữa nồng độ an toàn và nguy hiểm). Các giá trị này được Hội nghị của các nhà Vệ sinh Công nghiệp của Chính phủ Hoa kỳ đưa ra (và xem xét lại hàng năm) và được tính cho nồng độ của 7 hoặc 8 ngày làm việc và cho 40 giờ làm việc một tuần. Đối với phần lớn các chất nộng độ trong một thời điểm nhất định của ngày (trong một số trường hợp của tuần) có thể vượt quá giá trị ngưỡng, nhưng trong phần lớn thời gian còn lại nồng độ không vượt quá giá trị ngưỡng. Đối với một số chất (chủ yếu là các chất gây tác động tức thì) thì giá trị ngưỡng là giá trị của nồng độ cho phép tối đa (nồng độ cho phép tối đa được chỉ định bằng “C”) và không bao giờ được vượt quá.

Nhận dạng tác động Impact Identification

Nhận dạng các tác động là sự phân biệt các tác động về kiểu loại (trực tiếp hay gián tiếp, có lợi hay có hại) góp phần đánh giá ý nghĩa của tác động.

Phát triển bền vững Sustainable Development

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng đủ các nhu cầu hiện tại và không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu cho cuộc sống của các thế hệ mai sau. Đánh giá tác động môi trường là một trong những công cụ quan trọng phục vụ cho phát triển bền vững.

Phân bậc Tiering

Phân bậc là khái niệm về một tiếp cận “phân bậc nhiều lần” trong việc chuẩn bị báo cáo ĐGTĐMT. Báo cáo ĐGTĐMT “bậc thứ nhất” khái quát các vấn đề môi trường khái quát trong việc phân tích các chương trình định hướng. Các cấp tiếp theo là những cân nhắc môi trường trong những báo cáo ĐGTĐMT chung tập trung vào các vấn đề môi trường có liên quan đặc biệt các hành động được đánh giá.

Phân tích chi phí lợi ích Benefit-cost analysis

Phân tích chi phí lợi ích là phương pháp dùng để "đo" tính khả thi về kinh tế của dự án và các hoạt động của dự án. Cũng như phân tích lợi ích chi phí của một dự án, phân tích lợi ích chi phí của các vấn đề môi trường "tiền" được sử dụng làm đơn vị đo. Cho đến nay phân tích lợi ích chi phí sử dụng

51 cho ĐGTĐMT còn có nhiều hạn chế vì có rất ít các tác động môi trường có thể quy được thành "tiền".

(Các)Phương án thay thế Alternatives

Các phương án thay thế là những công cụ khác nhau dùng để thỏa mản các nhu cầu và mục tiêu chung của một hành động phát triển (một dự án hoặc một chương trình).

Quá trình (quy trình) ĐGTĐMT EIA process

Quá trình ĐGTĐMT là hệ thống quản lý chính sách ĐGTĐMT bao gồm các thủ tục quy định thực hiện ĐGTĐMT như thế nào,vào lúc nào và trách nhiệm chung của mỗi bên, cũng như các phương pháp thực hiện và báo cáo các kết quả phân tích môi trường.

Quản lý môi trường

Environmental Management

Quản lý môi trường là chiến lược mà theo đó các hoạt động của con người được tổ chức sao cho đem lại các lợi ích-x∙ hội cao nhất, ngăn ngừa và giảm thiểu được các tác động có thể xảy ra bởi các hoạt động của mình.

Quy hoạch môi trường Environmental Planning

Quy hoạch môi trường là toàn bộ các biện pháp được sử dụng để chỉ đạo việc hoạch định chính sách chung liên quan đến các biện pháp bảo vệ môi trường do các cơ quan môi trường quy định trong một hay nhiều tài liệu.

Quy trình ĐGTĐMT EIA procedure

Quy trình ĐGTĐMT là các bước và trách nhiệm (bắt buộc hoặc kiến nghị) của các cơ quan trong việc thực hiện ĐGTĐMT, quy định thời điểm thực hiện ĐGTĐMT, người thành lập đề cương (kế hoạch), tiến hành thực hiện và đánh giá ĐGTĐMT, cũng như ảnh hưởng của các kết quả ĐGTĐMT

Một phần của tài liệu Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển (Trang 54 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)