Thẩm định báo cáo Đánh GiáTác Động Môi Trường

Một phần của tài liệu Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển (Trang 51 - 54)

Các báo cáo ĐGTĐMT cần được thẩm định một cách khách quan, khoa học và độc lập nhằm

tránh thiên vị, tránh hạ thấp các tác động tiêu cực hay quá đề cao các tác động tích cực. Đảm bảo rằng báo cáo ĐGTĐMT tương xứng với tầm cỡ dự án . Thẩm định các báo cáo ĐGTĐMT là một bước bắt buộc trong thủ tục ĐGTĐMT của nhiều nước. Kết quả thẩm định là một trong những cơ sở để nhà Nước cấp giấy phép xây dựng.

V.1. Quy trình thẩm định đánh giá tác động môi trường

Các báo cáo ĐGTĐMT được thẩm định dựa trên quy mô, mức độ tác động đến môi trường của dự án và sự phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Cơ quan quản lý nhà nước. Tại điều 14 chương III Nghị định 175/CP đ∙ quy định 2 cấp thẩm định như sau:

• Cấp trung ương: Bộ KHCN&MT

• Cấp địa phương: UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương

Ngoài ra, Quốc hội, trên cơ sở đề nghị của Bộ KHCN&MT, xem xét đối với các dự án đặc biệt quan trọng và quyết định chủ trương đầu tư.

Thông tư số 490/1998/TT-Bộ KHCN&MT “ Hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐGTĐMT đối với các dự án đầu tư”quy định chỉ tiến hành thẩm định các báo cáo ĐGTĐMT cho các dự án loại III (xem phần II.1).

Thành phần Hôi đồng thẩm định gồm các nhà khoa học và các nhà quản lý, có thể có đại diện cho các tổ chức x∙ hội và nhân dân vùng dự án.

Thời hạn thẩm định báo cáo ĐGTĐMT không quá 60 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trình tự thẩm định như sau: trình báo cáo, thành lập Hội đồng Thẩm định, các thành viên Hội đồng đánh giá viết nhận xét và nộp cho thư ký trước khi họp Hội đồng 5 ngày, Hội đồng họp đánh giá. Các báo cáo ĐGTĐMT được Hội đồng thẩm định đánh giá và kết luận ở ba mức: thông qua, thông qua với điều kiện có sửa chữa, hoặc không thông qua.

Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT chung này đề xuất chi tiết hoá một số điểm sau:

• Thẩm định báo cáo ĐGTĐMT có mục đích đánh giá chất lượng của báo cáo, cơ sở số liệu và khả năng chấp nhận của dự án về mặt môi trường.

Để kết quả đánh giá báo cáo ĐGTĐMT khách quan, cần thiết thẩm định báo cáo thông qua các chỉ tiêu cụ thể. Những chỉ tiêu chung hiện đang được sử dụng rộng r∙i trên thế giới để thẩm định bao gồm:

1. Các yêu cầu về mặt pháp lý đối với ĐGTĐMT ;

2. Sự phù hợp của báo cáo với kế hoạch ĐGTĐMT (TOR);

3. Những hướng dẫn, tiêu chuẩn môi trường, chỉ tiêu quốc gia và khu vực được sử dụng trong báo cáo ĐGTĐMT;

4. Luận cứ khoa học và công nghệ môi trường trong báo cáo ĐGTĐMT; 5. Tính hợp lý của sự xác định và lựa chọn phạm vi nghiên cứu;

43 6. Mức độ chính xác của sự đánh giá ý nghĩa tác động;

7. Đánh giá sự lựa chọn các phương án ;

8. Cơ khoa học của các biện pháp giảm thiểu và kế hoạch giám sát môi trường; 9. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ĐGTĐMT;

10. ý nghĩa của các tác động theo quan điểm của người ra quyết định;

11. Cấu trúc và hình thức trình bày của báo cáo, tóm tắt báo cáo và các văn bản kèm theo.

Kết quả thẩm định, không những phụ thuộc vào các chỉ tiêu thẩm định, mà còn phụ thuộc nhiều vào thời gian và trình độ chuyên môn của các cán bộ thẩm định. Việc chọn đúng chuyên môn của các thành viên Hội đồng thẩm định góp phần làm tăng tính khách quan của kết quả thẩm định.

Quá trình thẩm định thực hiện theo 3 bước sau đây:

 Bước 1: Tìm những thiếu sót trong báo cáo ĐGTĐMT bằng việc sử dụng các hướng dẫn về xác định phạm vi nghiên cứu, các chỉ tiêu thẩm định, kết quả của các thẩm định của các dự án cùng loại.

 Bước 2: Tập trung vào các thiếu sót quan trọng của báo cáo ĐGTĐMT, đặc biệt các thiếu sót có ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định. Nếu báo cáo không có các thiếu sót quan trọng, thi báo cáo được coi là rõ ràng. Trong bản tổng kết thẩm định ghi nhận những thiếu sót quan trọng, bỏ qua các thiếu sót không quan trọng hoặc đưa vào phụ lục của bản tổng kết.

 Bước 3: Khuyến nghị cách thức và thời hạn sửa chữa các thiếu sót quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định và hoàn thiện công tác thẩm định.

• Các phương pháp thường được sử dụng để thẩm định, bao gồm danh mục kiểm tra khái quát, danh mục kiểm tra và các chỉ dẫn chuyên sâu, ý kiến của chuyên gia và của cán bộ thẩm định, đánh giá của cộng đồng, kiểm tra độc lập và các cách tiếp cận hợp pháp.

Đối với nước ta các danh mục kiểm tra và chỉ dẫn kiểu này chưa được xây dựng, vì vậy có thể tham khảo các danh mục kiểm tra và chỉ dẫn được các tổ chức quốc tế xây dựng để tiến hành thẩm định báo cáo ĐGTĐMT (Phụ lục V).

V.2. Cơ quan có trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Cơ quan thẩm định thường là cơ quan chức năng hoặc Hội đồng được phép xét duyệt. Để đảm bảo tính khách quan của công tác thẩm định, cơ quan xét duyệt phải độc lập với cơ quan ra quyết định. Các chức năng của cơ quan hoặc Hội đồng thẩm định gồm có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tổ chức và tổng hợp ý kiến đóng góp và khuyến nghị của nhân dân, của các cơ quan • Thẩm định báo cáo ĐGTĐMT

• Trình kết quả thẩm định lên các cơ quan có trách nhiệm ra quyết định

ở nước ta Hội đồng thẩm định cấp trung ương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quyết định, cấp địa phương do Uỷ ban Nhân dân tỉnh và các thành phố trực thược Trung ương ra quyết định. Đối với các dự án đặc biệt Quốc hội thực hiện việc xem xét và quyết định chủ trương đầu tư.

44 Sàng lọc dự án

Lập bản đăng ký đạt TCMT

Xác định phạm vi ĐGTĐMT*

ĐGTĐMT chi tiết*

Trách nhiệm của chủ đầu Trách nhiệm của các cơ quan

quản lý môi trường

Đăng ký đạt tiêu chuẩn MT

Xem xét bản đăng ký đạt tiêu chuẩn MT

Lập đề cương ĐGTĐMT chi tiết Xét duyệt đề cương

Quá trình đánh giá: Nhận dạng tác động: Phân tích và đánh giá tác động, dự báo và xác định ý nghĩa các tác động chính

Lựa chọn phương án và biện pháp giảm thiểu, kế hoạch quản lý tác động MT

Lập báo cáo ĐGTĐMT Giám sát ĐGTĐMT Nghiên Cứu Tiền Khả Thi Và Nghiên Cứu Khả thi xây dựng và vận hành Phải tiến hành ĐGTĐMT (1) Chưa rõ (2) Quyết định phê chuẩn báo cáo ĐGTĐMT có Không Dự án không được chấp nhận ĐGTĐMT sơ bộ Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt TCMT

Các bước ĐGTĐTM hiện đang giới thiệu * Với sự tham gia của cộng đồng

Chú giải Thẩm định báo cáo ĐGTĐMT* Thông qua với điều kiện sửa chữa

45

Một phần của tài liệu Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển (Trang 51 - 54)