+ Phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp: sự yêu thương, cảm thông, sẻ chia,…
+ Mỗi cá nhân, dù ở địa vị nào, lứa tuổi nào thì bằng khả năng, ý thức của mình đều có thể giúp đỡ, sẻ chia cùng người khác.
0.5 điểm
3/ Kết thúc vấn đề:
- Từ việc phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng, thí sinh cần khái quát tư tưởng:ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn khao khát tổ ấm gia đình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn hướng về sự sống và tin tưởng ở tương lai.
- Khẳng định: sự cần thiết của một tấm lòng trong đời sống.
0.5 điểm
** LƯU Ý CHUNG:
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích, trân trọng những bài làm đạt cả hai (hoặc chỉ một) mặt sau:
+ Có ý tưởng riêng một cách hợp lí.
+ Hành văn mang nét riêng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh.
(Bài viết sáng tạo nhưng không trái với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật). - Không cho điểm cao với những bài viết chung chung, sáo rỗng.
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG TỈNH ĐĂK NÔNG
Thời gian làm bài: 180 phút;
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
Anh bỗng nhớ em nhưđông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Trích Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên)
a. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ?
b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ? c. Triết lý đặt ra trong câu thơ “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”?
Câu 2. (2,5 điểm)
Ngạn ngữ Latinh có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại.
Suy nghĩ của anh/chị về vấn đềđặt ra trong hai quan điểm trên.
Câu 3. (1,5 điểm)
Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ được Tô Hoài khắc họa như thế nào? Anh, chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ
về hình ảnh đó?
Câu 4. (4,0 điểm)
Trong bài trả lời phỏng vấn về tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã khẳng định: “Tôi được biết nhiều chuyện qua những năm tháng đó: Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ … Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại loé lên một tia sáng về đạo đức, danh dự”.
(Hỏi chuyện các tác giả có tác phẩm giảng dạy trong nhà trường, Nguyễn
Quang Thiều chủ biên, NXB Trẻ, 2000)
Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? ---HẾT--- ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI KHẢO SÁT LỚP 12 NĂM HỌC 2016 Môn: NGỮ VĂN
1
TỈNH ĐĂK NÔNG
Thời gian làm bài: 180 phút;
(không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm)
Nội dung cần đạt Điểm
a. Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: Anh nhớ em - như - đông về nhớ rét
Tình yêu - như - cánh kiến hoa vàng, (như) xuân đến chim rừng lông trở biếc.
0,5
b. Tác dụng của nghệ thuật so sánh:
- Tác giảđã cụ thể và nhấn mạnh một cách thi vị hóa nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa, thể hiện mối quan hệ khăng khít và sự gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu.
- Nhưng tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa của anh và em, mà còn là sự kết tinh những tình cảm đối với đất nước quê hương.
1,0
c. Triết lý: Chế Lan Viên đã nói tới phép màu của tình yêu. Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ thành thân thiết như quê hương.
0,5 Câu 2: (2,5 điểm) Câu 2: (2,5 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát. - Hạn chế các lỗi về chính tả và diễn đạt