MỤC LỤC
Những bước giúp thay đổi phản ứng tiêu cực sang tích cực
Ngày 1 - Tôi chú ý những gì mà tôi nói và cách tôi phản ứng người khác. Tôi kiểm tra và thay đổi chính tôi - chứ không phải những người khác.
Ngày 2 - Nếu tôi thấy chính tôi chỉ trích và phản ứng những người khác, tôi thay thế những ý nghĩ này bằng những ý nghĩ, phản ứng hữu ích và tích cực.
Ngày 3 - Bất cứ khi nào tôi có những ý nghĩ tiêu cực về chính tôi, người khác và hoàn cảnh, tôi tập trung nhìn vào những khía cạnh tốt và tích cực.
Ngày 4 - Khi tôi đối mặt với những thử thách - Tôi chấp nhận rằng tôi không thể thay đổi và tập trung tìm kiếm những giải pháp có lợi và hiệu quả.
Ngày 5 - Ngày hôm nay tôi ghi lại những điểm tích cực của mọi người xung quanh và tập sống tốt giống như vậy.
Ngày 6 - Ngày hôm nay tôi đã xác định rằng những sức mạnh, khả năng cùng với mục tiêu của cuộc đời tôi là hiện thực. Tôi không quan tâm những lúc nản lòng và cũng không bị tác động nào ảnh hưởng được trên con đường tự khẳng định hạnh phúc sẵn có của mình.
Ngày 7 - Hôm nay tôi ghi nhớ rằng dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, tôi hoàn toàn tự do lựa chọn thái độ của mình và thái độ này sẽ quyết định cách tôi xử lý tình huống như thế nào.
"Chúng ta phải là tấm gương của những điều ta mong nhìn thấy thay đổi ở thế giới này" (Gandhi)
Bài tập về nhà
Nếu bạn xem tâm trí của mình như một người bạn tốt nhất, bạn sẽ đối xử với bạn ấy như thế nào?
1. Bạn có thể giữ suy nghĩ cũng như những câu trả lời của bạn luôn ở trong khía cạnh tích cực không?
2. Đưa ra 5 phẩm chất tốt đẹp của một người mà bạn đang có những vướng mắc với họ!
3. Hãy nhớ SOS!
4. Hãy liệt kê những điểm tích cực mà bạn thường áp dụng khi diễn những vai diễn khác nhau của mình. Luôn ý thức bạn là 1 diễn viên.
5. Hãy tạo ra những luật vàng cho bạn - VD: "Tôi chỉ nhìn thấy điều tốt đẹp ở người khác" hay "Tôi luôn luôn sử dụng ngôn ngữ tích cực".
Nhớ dành cho bạn một sự lựa chọn! Nhìn điều tốt đẹp nhất của bạn và của những người khác! Chúc bạn may mắn
"Ly nước đầy một nửa hay vơi một nửa là tùy vào thái độ của người quan sát nó." Chu kỳ của tư duy
Tiến trình từ "Phán đoán - Diễn đạt - Trả lời" diễn ra nhanh chóng đến nỗi chúng ta hiếm khi dừng lại để phân biệt và đánh giá những gì thực sự chúng ta đang làm, và những trải nghiệm của chúng ta trong quá khứ đã ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta hiểu biết và trả lời lại các tình huống thực tế. Mỗi tình huống là duy nhất và yêu cầu sự trả lời chuyên biệt đó cũng là duy nhất và mỗi tình huống ấy không bị những khuôn mẫu trả lời cũ của chúng ta và những gì mà chúng ta nghĩ là chúng ta "biết" điều khiển.
Tình huống Những gì đã xảy ra? Những gì mà bạn thích xảy ra? Phán đoán Bạn đã nghĩ gì? Ký ức liên kết
Việc này đã gợi cho bạn nhớ đến điều gì? Quan điểm
Bạn đã tiếp cận tình huống như thế nào? Hành động
Bạn đã thực làm gì? Kết quả
Sự thật quan trọng nhất trong đời bạn là cách mà bạn suy nghĩ
Các ý nghĩ là rất mạnh mẽ
Sức mạnh và hiệu quả của ý nghĩ
• Bạn có trách nhiệm về những ý nghĩ của bạn
• Những ý nghĩ có sức mạnh rất lớn. Bạn tạo nên những cảm xúc và trải nghiệm bởi những ý nghĩ mà bạn chọn để suy nghĩ.
• Bạn có khả năng hướng dẫn chủ động các ý nghĩ của bạn theo cách thức tích cực.
• Sự lặp đi lặp lại thường xuyên của các ý nghĩ tích cực sẽ tạo cho bạn niềm tin và thái độ.
• Các ý nghĩ giống như những hạt giống mà bạn gieo trồng trong tâm trí. Bạn càng nắm giữ một ý tưởng đặc biệt nào đó thì bạn càng đầu tư thêm nhiều sức mạnh cho ý tưởng đó.
• Các ý nghĩ tích cực cho ta nghị lực và sức mạnh
• Các ý nghĩ tiêu cực khiến ta đánh mất sức mạnh, khiến ta mệt mỏi và kiệt quệ.
• Bạn hãy tin tưởng vào điều gì mà bạn cho là đúng đối với bạn.
• Bạn không thể kiểm soát những người khác, cũng như tình huống và hoàn cảnh. Nhưng bạn có thể kiểm soát được những gì đang xảy ra bên trong bạn.
• Bản chất thực của bạn là tích cực. Tính tiêu cực chỉ là kết quả của tư duy sai lầm. Bạn có thể thay đổi tình trạng tiêu cực nếu bạn chọn tư duy đúng.
• Phát huy những thói quen tự quan sát bản thân. Hãy lắng nghe bạn đang nói gì với chính mình.
• Cần tốn thời gian để thay đổi và chuyển đổi các khuôn mẫu tư duy cũ. Hãy kiên nhẫn với chính mình!
"Tâm trí bình an khi tôi lấp đầy tâm trí mình bằng những suy nghĩ tích cực và chấp nhận"
Thể hiện khẳng định
Một sự khẳng định là một câu nói mà bạn tin, hoặc bạn rất mong ước đó là sự thật. Chúng ở mức mạnh nhất khi bạn đang ở mức độ "Alpha" (thư giãn).
Có ba quy luật để sử dụng chúng có hiệu quả:
• Thứ nhất, luôn luôn thể hiện chúng ở hiện tại. Không phải "Tôi sẽ là...", mà "Tôi là...". Phần tâm trí dưới ý thức của bạn thực hành ngay cho những khẳng định trong thì hiện tại trở nên có thực.
• Thứ hai, hãy nói những câu này ở ngôi thứ nhất. Nói cách khác, bắt đầu tất cả các câu khẳng định của mình. Ví dụ, bằng cách "Tôi là", "Tôi có", hoặc "Tôi có thể".
• Thứ ba, hãy bảo đảm rằng những lời khẳng định này phải được thể hiện theo cách xác định, chứ không bao giờ theo cách phủ định.
Ví dụ: "Tôi tự do với stress" thay vì "Tôi không bị stress". Các lời khẳng định của bạn sẽ hiệu quả nếu bạn thường đọc to chúng trong ngày. Bạn càng sử dụng chúng nhiều, bạn sẽ tiến bộ càng nhanh. Hãy viết chúng ra trên một tấm giấy cứng và mang chúng đi theo bạn. Đặt những bản sao của chúng ở những nơi mà bạn có thể thấy chúng và nhớ tới chúng. Sử dụng có giá trị những lời khẳng định này là tạo nên những ước muốn đạt đến mục đích của bạn.
Một sự chọn lựa các lời khẳng định để củng cố hình tượng của bản thân. Hãy chọn lựa trong số này những điều bạn cảm thấy đúng với bạn, sử dụng ba điều hướng dẫn cơ bản.
Cách để tập sự khẳng định là chọn một trong các điều sau đây mỗi buổi sáng và thực hành suốt một ngày (hay vài ngày đến khi bạn cảm thấy thấm nhuần).
• Tôi thích bản thân mình.
• Tôi yêu và chấp nhận chính mình
• Tôi sẵn lòng chia tay với quá khứ và hoàn toàn sống với hiện tại.
• Tôi được an toàn nếu tôi nhận trách nhiệm về đời sống của chính mình.
• Tôi sẵn lòng đổi thay và trưởng thành.
• Giờ đây tôi dễ dàng chia tay với những niềm tin tiêu cực trước đây.
• Mỗi ngày bằng mọi cách tôi đang ngày càng trở nên tốt hơn.
• Tôi thư giãn và để cho tâm trí mình an lành.
• Tôi tập trung vào điều tích cực một cách tự động và vui thích.
• Tôi nhiệt tình với cuộc sống, tràn đầy nghị lực và mục đích.
• Tôi đang làm điều tốt nhất mà tôi có thể làm, tôi đang an lành.
• Tôi chỉ chịu ảnh hưởng bởi những ý tưởng tích cực và con người tích cực.
• Suy nghĩ của tôi an lành, trầm tĩnh và tập trung.
"Hạnh phúc đến từ việc tạo ra những suy nghĩ tích cực và mang tính xây dựng về bản thân và về người khác".
Khẳng định phẩm chất của bạn
a) Ngồi yên lặng, không bị quấy nhiễu. Cầm một miếng giấy và một cây viết trên tay. Viết ra mười điều tốt về bản thân bạn. Đừng sợ khi bày tỏ chân thật. Mọi người đều có nhiều phẩm chất tích cực, vì thế chọn đến mười cũng sẽ không quá khó đâu.
Kế đó, viết ra mười điều tiêu cực về bản thân. Hãy thành thật chừng nào càng tốt chừng nấy. Khi bạn làm xong danh sách, hãy lượt qua từng điều và tự hỏi: "Điều này có đúng không? Hay là mình chỉ tin là vậy thôi chứ thực tế thì không phải?".
Danh sách nào dễ liệt kê ra hơn? Mười điều tốt hay mười điều xấu? Bạn nghĩ tại sao lại như vậy?
b) Lượt qua danh sách các điều tiêu cực. Gạch chéo trên một từ hoặc nhóm từ, và viết chính xác những từ trái nghĩa với chúng ở tại chỗ đó, ví dụ: Nếu bạn đã viết "giận dữ", thì thay thế nó bằng chữ "trầm tĩnh" hoặc "an lành". Thay thế chữ "lười biếng" bằng chữ "siêng năng". Chú ý xem bạn cảm thấy thế nào khi viết.
c) Lấy ra từng chữ tích cực và dùng chúng để hoàn tất câu sau đây: Tôi là...
Giờ thì viết mỗi câu ra một mảnh giấy, mang nó đi theo với bạn và đọc lớn tiếng hoặc tự đọc cho chính bạn vào những thời gian định kỳ. Các câu này là những câu "khẳng định", chúng là những công cụ mạnh mẽ để thay đổi nhận thức của bạn về chính bạn.
Đôi khi chúng ta cứ lưu giữ trong ký ức nỗi bất hạnh hay những việc không giải quyết được trong quá khứ, làm cho cách sống tích cực và hạnh phúc của chúng ta bị chặn lại.
Ẩn dụ sau đâu là cách chúng ta có thể sử dụng để ra khỏi quá khứ một cách nhẹ nhàng.
Hãy ngồi, ngồi xuống, yên lặng, chậm rãi đọc:
Tính cách là số phận
"Bạn đều đúng với bất cứ điều gì bạn nghĩ là mình có thể - Bất cứ điều gì bạn nghĩ là mình không thể" (Henry Ford)
Nội dung nhận thức của chúng ta tác động đến tầm nhìn và ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta; nó quyết định động cơ của chúng ta và cuối cùng hình thành nên hành động của chúng ta. Các hành động được lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen. Tổng hợp các thói quen sẽ hình thành nên tính cách của chúng ta - và nơi nào tính cách gặp gỡ "thế giới", thì số phận hình thành.
Đôi khi chúng ta quên rằng những tình huống trong cuộc đời chúng ta là những thành quả từ những hành động của chúng ta và chúng ta có xu hướng ca ngợi hay đổ lỗi cho những nhân tố bên ngoài. Chúng ta cũng có xu hướng phớt lờ đi sự thật, những hành động đó được hình thành bởi những đức tin và những giả định tạo nên nhân dạng của chúng ta.
Ví dụ như, nếu chúng ta tin rằng công việc độc quyền sẽ tích lũy được của cải và đến một ngày nọ sẽ cho chúng ta sự tiện nghi và sự tự do mà chúng ta đang khao khát từ công việc này, rồi sau đó, những viễn cảnh về cuộc sống - hình ảnh chúng ta sẽ liên tục tìm kiếm bất cứ thứ gì mà ta có thể "bắt lấy" để đạt được mục đích, bất chấp lợi ích của người khác và cộng đồng. Quan điểm của chúng ta ta là bề ngoài chúng ta tuân theo luật lệ và những nghĩ vụ nhưng chỉ vì những lợi ích của cá nhân - và chúng ta cũng chỉ quan tâm đến thế mà thôi. Điều này còn dẫn chúng ta đi xa hơn nữa đến mức độ tinh thần thấp, tính bất cẩn, các động cơ cá nhân, sự cạnh tranh không công bằng và thiếu tính sáng tạo và chán chường; một quan điểm tổng thể về sự bất mãn, sự thất vọng, sự chỉ trích, sự tiêu cực hay câu hỏi bất tận về "cái gì khác nữa đây". Bởi vì, chúng ta không quan tâm đến chất lượng của các hành động của chúng ta, nên chất lượng công việc của chúng ta cũng thấp; chúng ta đánh mất sự kính trọng của người khác dành cho mình; niềm tin và cuối cùng là sự mụ mẫm.
Một cách khác, nếu chúng ta có niềm tin - hay có hiểu biết - rằng cuộc sống và công việc sẽ làm phong phú thêm cho chính bản thân chúng ta hơn là những người khác, thì tầm nhìn của chúng ta về mọi vật trở thành sự hợp nhất của sự thích thú và tính ham hiểu biết. Quan điểm của chúng ta đặt trên nền tảng là niềm tin cơ bản vào khả năng phát triển, sáng tạo, làm tăng thêm giá trị vào bất cứ việc gì chúng ta làm tăng thêm sự thỏa mãn. Hành động của chúng ta được tập trung, tích cực và tạo ra được sự khác biệt với những hành động khác xung quanh chúng ta. Chúng ta cũng sẽ mạnh mẽ thêm khi chúng ta nói "không" với những gì chúng ta cho là có hại hay không liên quan đến chúng ta bởi vì chúng ta có sự tự trọng thông qua việc thực hiện thường xuyên các giá trị của bản thân và sự tự tin vào chính bản thân; sự xét đoán của bản thân; các phẩm chất cá nhân, các mục đích tích cực và các tài năng đặc biệt. Điều này tạo nên sự nhiệt tình trong chúng ta và từ đó gợi lên sự nhiệt tình trong những người khác. Người ta đo giá trị phần đóng góp của chúng ta, đánh giá biểu hiện của
chúng ta và cuối cùng là kết hợp tất cả để thực hiện được mục tiêu cao nhất trong cuộc đời chúng ta.
Nhưng những gì tạo nên ý thức về nhân dạng của chúng ta? Đôi khi chúng ta cảm thấy có những "tính cách" khác nhau bên trong chúng ta, một số mâu thuẫn với nhau cả về ước vọng, lợi ích và quan điểm.
Tinh thần của chúng ta - Nhận thức và Tâm thức
Ngày nay chúng ta biết rằng nhận thức là phần cuộc sống bên trong chúng ta được cấu tạo bởi các trải nghiệm tinh thần, tư duy, cảm xúc, sự tưởng tượng và các khát vọng - nó thâm thúy hơn rất nhiều so với những gì chúng ta biết được về nhận thức. Nhận thức của chúng ta vận hành ở hai mức độ khác nhau mà chúng ta phân biệt được căn cứ vào lợi ích của việc hiểu biết, nhưng trong thực tế chúng ta phân biệt căn cứ vào sự tương tác ổn định và mật thiết: tâm trí nhận thức và tâm trí tiềm thức.
Một cách đơn giản chúng ta có thể nói chức năng của tâm trí nhận thức bao gồm những gì chúng ta hiểu biết "một cách có nhận thức", nhưng cũng bao gồm những gì chúng ta sẵn lòng và hiểu được là chúng ta nên làm "một cách có nhận thức", căn cứ trên tri thức lý trí, kiến thức, giá trị, tính logic và các giác quan chung. Nhận thức cho phép chúng ta lựa chọn những gì chúng ta dự đoán trước được, tập trung và kiểm soát những gì chúng ta suy nghĩ. Nhận thức giúp chúng ta ghi nhớ và cho phép chúng ta chỉ quan tâm đến những gì liên quan đến chúng ta, loại trừ những thông tin không cần thiết. Nhận thức cũng giúp chúng ta biết dừng lại, phản ánh và suy ngẫm về bản thân và sử dụng những bài học trong quá khứ để cân nhắc những giải pháp chọn lựa, đánh giá và mường tượng được kết quả trong tương lai.
Dưới bề mặt của tâm trí nhận thức, tâm thức không ngừng ảnh hưởng đến sự lựa chọn và hành động của chúng ta, cũng như trong các mối quan hệ với người khác. Mặt khác, tâm thức có tính "tiềm thức" - không có tính nhận thức - lưu trữ tất cả những trải nghiệm của cuộc đời chúng ta: mọi vật chúng ta đã từng nhìn thấy, cảm nhận và hiểu được hay đã từng làm - những điều tốt và xấu, những niềm vui và sự đau
khổ đều được lưu trữ trong tâm thức. Chúng ta cũng có thể tìm được trong ngân hàng ký ức khổng lồ này những đức tin, quan điểm và của thừa kế của nền văn hóa.